ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 17-5-24 00:36:58
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Quản lý sau cai nghiện - Vẫn là bài toán khó

Báo Cà Mau Tệ nạn ma tuý luôn là một trong những vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Mặc dù thời gian qua các ngành, các cấp, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã triển khai nhiều biện pháp quyết liệt từng bước đưa người nghiện tái hoà nhập cộng đồng, thế nhưng, công tác quản lý đối tượng sau cai vẫn là bài toán nan giải. Trong đó, công tác quản lý người nghiện trở về địa phương vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế, điều này đã và đang gia tăng tỷ lệ tái nghiện.

Huyện Trần Văn Thời là một trong những địa phương có số lượng người cai nghiện ma tuý cao trong toàn tỉnh. Theo đánh giá chung của ngành chức năng, huyện Trần Văn Thời là một trong những địa bàn còn diễn biến khá phức tạp về tệ nạn ma tuý. trong đó thị trấn Sông Đốc là ví dụ điển hình, với tỷ lệ người sử dụng trái phép chất ma tuý (có hồ sơ quản lý) cao nhất trong toàn huyện (35/149 người). Tính từ ngày 15/6/2023-15/3/2024, thị trấn Sông Đốc có 30 người nghiện ma tuý thuộc diện có quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện, đây chủ yếu là đối tượng có nghề nghiệp không ổn định, làm thuê nghề biển và ngư phủ, thường ít có mặt thường xuyên tại địa phương, do đó, việc quản lý các đối tượng sau cai này rất khó khăn.

Một góc khu học viên Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Cà Mau 

Ông Lê Hoàng Quân, Phó chủ tịch UBND thị trấn Sông Đốc, cho biết: “Hiện trên địa bàn thị trấn có 18 người cai nghiện tái hoà nhập cộng đồng. Tuy nhiên, qua rà soát nắm tình hình, có 2 trường hợp đi biển, 3 trường hợp phạm tội liên quan đến ma tuý bị bắt lại và các trường hợp còn lại là không có mặt tại địa phương. Hầu hết các trường hợp này khi chấp hành xong quyết định cai nghiện bắt buộc tại Trung tâm Cai nghiện tỉnh thì khi về địa phương không trình báo. Theo đó, trong 18 trường hợp này chỉ 6 trường hợp mang giấy đến cơ quan chức năng địa phương trình báo, đây cũng là một trong những khó khăn trong việc quản lý sau cai nghiện”.

Thời gian qua, đối với UBND thị trấn rất quan tâm chỉ đạo, phân công các tổ chức chính trị xã hội, các ngành, đoàn thể kèm cặp, giáo dục, hỗ trợ các đối tượng chấp hành xong quyết định cai nghiện hoà nhập cộng đồng. Các đối tượng trình diện này sẽ được lập hồ sơ quản lý, đồng thời tạo mọi điều kiện để đào tạo nghề, hỗ trợ việc làm cho họ. Tuy nhiên, có những trường hợp không chấp hành tốt, lười lao động, không quan tâm đến việc làm của mình, dễ sa ngã, tụ tập và tái nghiện.

Người nghiện trong thời gian cai nghiện được quản lý chặt chẽ, lao động nghiêm túc.

Theo số liệu thống kê, hiện toàn huyện Trần Văn Thời quản lý 23 người sau cai gồm các xã: Khánh Bình, Khánh Bình Đông, Lợi An, Phong Điền và thị trấn Trần Văn Thời (mỗi địa phương 1 người), riêng thị trấn Sông Đốc là 18 người. Trong đó, kết quả hỗ trợ hoà nhập cộng đồng được 4/23 người, thông qua các hình thức tuyên truyền tư vấn giới thiệu việc làm và rà soát nhu cầu vay vốn (nếu có nhu cầu).

Theo Nghị quyết số 21/2023/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Cà Mau về Quy định một số nội dung và mức chi hỗ trợ thực hiện cai nghiện ma tuý và quản lý sau cai nghiện ma tuý trên địa bàn tỉnh Cà Mau, nếu như cấp xã có từ 1-3 người cai nghiện ma tuý, người bị quản lý sau cai nghiện thì phân công 1 người tư vấn tâm lý, xã hội, quản lý, hỗ trợ; có từ 4-8 người cai nghiện ma tuý, người bị quản lý sau cai nghiện thì phân công 2 người tư vấn tâm lý, xã hội quản lý, hỗ trợ và có trên 8 người cai nghiện ma tuý, người bị quản lý sau cai nghiện thì phân công 3 người tư vấn tâm lý, xã hội quản lý, hỗ trợ. Chiếu theo quy định này thì địa bàn thị trấn Sông Đốc có tới 18 người bị quản lý sau cai nghiện mà cũng chỉ có 3 cán bộ kèm cặp, do đó, việc quản lý không chặt, không sát sao là lẽ đương nhiên. Đây cũng là một trong những vấn đề nan giải mà hầu hết các địa phương đều vướng phải.

Hỗ trợ, đào tạo nghề cho học viên cai nghiện là tạo điều kiện để người nghiện tái hoà nhập cộng đồng, hạn chế tái nghiện.

Ông Nguyễn Xuân Tình, Phó giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, cho rằng: “Việc quản lý người sau cai nghiện vẫn còn nhiều bất cập, có những lúc, nhưng nơi, cấp uỷ, chính quyền vẫn chưa thực sự quan tâm đến vấn đề này, quản lý còn thiếu chặt chẽ, gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc người nghiện tái hoà nhập công đồng cũng như dễ dàng tái nghiện”.

Công tác quản lý người sau cai là công việc không hề dễ, cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, trong đó, việc quản lý chặt tại cơ sở cũng như thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ, tư vấn việc làm cho người nghiện ma tuý sau khi hoàn thành xong chương trình cai nghiện là một trong việc làm mang tính hiệu quả lâu dài, góp phần hạn chế tình trạng tái nghiện, giúp người sau cai tái hoà nhập cộng đồng một cách tốt nhất./.

 

 Lê Chí

Bắt đối tượng tàng trữ trái phép chất ma tuý tại Năm Căn

Chiều 23/4, Thiếu tá Huỳnh Chí Phong, Phó Đồn trưởng Đồn Biên phòng (BP) Cửa khẩu Cảng Năm Căn, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Cà Mau cho biết, đơn vị đang hoàn chỉnh thủ tục, hồ sơ khởi tố đối tượng tàng trữ trái phép chất ma tuý theo quy định của pháp luật.

Tình thân cứu người lầm lỡ

Tình thân vốn dĩ là sức mạnh vô hình giúp nhiều người vượt qua rào cản trong cuộc sống. Giá trị của tình thân lại càng thể hiện rõ hơn đối với những cuộc đời đã từng lầm đường lỡ bước dính vào “cái chết trắng” mang tên ma tuý nhưng có quyết tâm từ bỏ nó, chiến thắng bản thân, mở ra trang mới của cuộc đời.

Quản lý sau cai nghiện - Vẫn là bài toán khó

Tệ nạn ma tuý luôn là một trong những vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Mặc dù thời gian qua các ngành, các cấp, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã triển khai nhiều biện pháp quyết liệt từng bước đưa người nghiện tái hoà nhập cộng đồng, thế nhưng, công tác quản lý đối tượng sau cai vẫn là bài toán nan giải. Trong đó, công tác quản lý người nghiện trở về địa phương vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế, điều này đã và đang gia tăng tỷ lệ tái nghiện.

Chung tay bảo vệ trẻ

Thời gian qua, các vụ bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em xảy ra ngày càng nhiều, gây phẫn nộ trong dư luận và được xã hội đặc biệt quan tâm.

Tệ nạn xã hội nhiều biến tướng

Thông tin từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, trong năm 2023, đội kiểm tra liên ngành phòng, chống tệ nạn xã hội các cấp đã tổ chức kiểm tra 406 cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng hoạt động mại dâm. Qua kiểm tra, phát hiện 152 lượt cơ sở vi phạm (chiếm 37%), so với cùng kỳ năm 2022, số lượt kiểm tra tăng (406/252); số lượt vi phạm tăng (152/72), trong đó giáo dục, nhắc nhở 72 lượt cơ sở; phạt hành chính 80 lượt cơ sở.

Tăng cường tuyên truyền phòng, chống ma tuý trên biển

(CMO) Từ ngày 7-16/8, Bộ Tư lệnh (BTL) Vùng Cảnh sát biển 4 đã tổ chức các hoạt động tuần tra, kiểm soát, duy trì thực thi pháp luật kết hợp tuyên truyền phòng, chống ma tuý trên địa bàn các vùng biển, đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang).

Dùng công nghệ để quản lý địa bàn

(CMO) Sau gần 2 tháng vận hành thử nghiệm hệ thống camera giám sát các tuyến đường trọng điểm, ngày 17/10, Công an xã An Xuyên, TP Cà Mau, chính thức ra mắt mô hình “Camera an ninh” trên địa bàn xã.

Trần Phán: Chuyển hoá địa bàn

(CMO) Hai năm liên tiếp (2020, 2021) được Bộ Công an tặng bằng khen đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, Giám đốc Công an tỉnh Cà Mau tặng danh hiệu Ðơn vị quyết thắng. Ðó là động lực để Công an xã Trần Phán (huyện Ðầm Dơi) phấn đấu chuyển hoá địa bàn phức tạp về trật tự an toàn xã hội (TTATXH) trong năm nay.

Phá “chiêu thức mới” của tội phạm ma tuý

(CMO) Sau khi các đối tượng hoàn tất thoả thuận bằng điện thoại, các loại heroin, ma tuý tổng hợp được giao nhận bằng cách ký gửi trên các phương tiện vận tải hàng hoá. Ðây là hình thức phạm tội khá phổ biến trong thời gian dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Biến tướng tín dụng đen

(CMO) Thời gian qua, lực lượng chức năng tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng đen. Qua đó, đã phá nhiều vụ án và bắt được nhiều đối tượng liên quan đến tín dụng đen trên địa bàn tỉnh. Song, đây chỉ là bề nổi, vì đường dây tín dụng đen vẫn âm thầm hoạt động, biến tướng với nhiều hình thức tinh vi hơn.