ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-9-24 11:33:09
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tầm soát để phát hiện sớm ung thư dạ dày

Báo Cà Mau (CMO) Ung thư dạ dày là căn bệnh phổ biến trong các loại bệnh ung thư hiện nay, chỉ sau ung thư phổi, đại trực tràng... Đây cũng chính là căn bệnh được nhiều người quan tâm tầm soát nhất.

Theo số liệu thống kê của ngành y tế Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày ở nước ta hiện nay tăng lên rõ rệt, tập trung nhiều ở những người trên 50 tuổi. Hầu hết bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh ung thư dạ dày đều ở độ tuổi từ 60-80. Tuy nhiên, bệnh lại có xu hướng được phát hiện ở người trẻ tuổi ngày càng tăng và thường có tiên lượng xấu. Đồng thời, nam giới là đối tượng dễ mắc căn bệnh ung thư dạ dày nhiều hơn nữ giới.

Bác sĩ Châu Tấn Đạt, Trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Cà Mau, cho biết: “Giống như tất cả các dạng của bệnh, ung thư dạ dày rất phức tạp. Nó có thể được hình thành do nhiều yếu tố tác động lẫn nhau làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Mặc dù vậy, hầu hết những người mang mầm bệnh này trong dạ dày, không phải tất cả đều phát triển thành ung thư”.

Đây là một bệnh lý hết sức nguy hiểm ở đường tiêu hóa, nó là nguyên nhân thứ hai gây tử vong trong các loại bệnh ung thư. Do đó, việc nhận biết nguyên nhân, các yếu tố nguy cơ và phát hiện sớm những triệu chứng của ung thư dạ dày là vô cùng quan trọng và cần thiết trong việc phòng tránh và điều trị căn bệnh nguy hiểm này.

Theo các bác sĩ chuyên khoa Ung bướu, ung thư dạ dày có những biểu hiện tương đồng với các bệnh lý dạ dày thường gặp khác, khiến cho người bệnh dễ nhầm lẫn và chỉ được phát hiện khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn cuối. Ung thư dạ dày thường có 5 giai đoạn, nếu kịp thời tầm soát để phát hiện từ giai đoạn đầu (còn gọi là giai đoạn 0) thì tỷ lệ thành công sẽ cao hơn. Tuy nhiên, một khi bệnh đã ở vào giai đoạn thứ 4 (giai đoạn cuối), lúc này tế bào ung thư đã di căn khắp cơ thể và hầu như không còn cơ hội để chữa trị.

TS. Bác sĩ Tô Minh Nghị, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Cà Mau, kiểm tra khả năng bình phục của một trường hợp bị ung thư dạ dày sau khi đã được phẫu thuật, tại huyện Trần Văn Thời.

Theo bác sĩ Châu Tấn Đạt: “Ở giai đoạn đầu của bệnh ung thư dạ dày, các triệu chứng chưa xuất hiện rõ rệt và hầu hết được phát hiện khi các tế bào ung thư đã lan ra các bộ phận khác trong cơ thể. Trong trường hợp bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh liên quan đến dạ dày, cần thận trọng kiểm tra bệnh lý định kỳ, tránh tình huống xấu chuyển hóa thành ung thư”.

Bệnh ung thư dạ dày, các triệu chứng ở giai đoạn đầu thường có các biểu hiện như: Sụt cân, đau bụng, chán ăn, đầy bụng sau khi ăn (đầy hơi), nôn ra máu... Ông D.V.Đ, 72 tuổi, ngụ xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời có tiền sử đau quặn ở vùng bụng trong nhiều năm, cho rằng đây chỉ là các đơn đau dạ dày thông thường nên ông chỉ uống thuốc giảm đau triệu chứng và chủ yếu là sử dụng thuốc nam. Các bác sĩ địa phương cũng chẩn đoán như vậy. Đến khi cơn đau ngày càng nghiêm trọng hơn, ông đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau để tầm soát, được các bác sĩ chuyên khoa Ung bướu ở đây cho biết ông đã bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối. Người nhà của ông Đ cho biết: “Trước đây chồng tôi cũng hay sử dụng rượu, bia, thuốc lá… nên khi ông ấy bị đau ở vùng bụng thì ai cũng nghĩ chắc là do uống nhiều rượu bia mà bị đau bao tử thông thường. Không ngờ là bị ung thư”.

Vì vậy, để phát hiện sớm ung thư dạ dày, cách tốt nhất là nên sàng lọc ung thư thực quản - dạ dày. Việc khám sàng lọc được thực hiện cho cả đối với những bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng. Sau khi phát hiện ung thư dạ dày giai đoạn đầu, kết quả điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố chẩn đoán sớm là quan trọng nhất. Nếu được chẩn đoán sớm khi tổn thương chưa xâm lấn qua lớp cơ của thành dạ dày thì thời gian sống thêm sau phẫu thuật trên 5 năm là từ 80 - 90%, nếu chẩn đoán muộn khi tổn thương đã vượt qua lớp cơ và lan ra thanh mạc thì thời gian sống thêm sau phẫu thuật trên 5 năm chỉ vào khoảng 10-15%.

Ngoài việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, thì mỗi người cũng cần nên xây dựng lối sống, sinh hoạt lành mạnh, chế độ dinh dưỡng khoa học nhằm hạn chế diễn tiến của bệnh ung thư dạ dày một cách hiệu quả nhất./.

 

Phương Vũ

 

Cập nhật các vấn đề thiết yếu trong bệnh lý tim mạch và siêu âm

Chiều 14/9, Phòng khám Đa khoa Thành Lợi phối hợp với Viện Tim mạch TP Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo cập nhật các vấn đề thiết yếu trong bệnh lý tim mạch và siêu âm.

Dinh dưỡng hợp lý để phát triển bền vững

Dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển thể lực, tầm vóc, trí tuệ của mỗi con người, đặc biệt là trẻ em.

Ðiểm sáng công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình

Với sự quan tâm của các cấp uỷ, chính quyền, thời gian qua, Phòng khám Ða khoa khu vực xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình (DS-KHHGÐ), tạo chuyển biến tích cực, nâng cao chất lượng dân số ở địa phương.

Kiểm tra các cơ sở kinh doanh, sản xuất bánh trung thu tại TP Cà Mau

Sáng nay (5/9), theo kế hoạch đã đề ra, Đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2024 có buổi kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh trung thu trên toàn địa bàn TP Cà Mau.

Nhóm đối tượng dễ mắc bệnh tim mạch

Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, số người tử vong do tim mạch hơn cả tử vong do ung thư, COPD và đái tháo đường cộng lại. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người tử vong vì bệnh tim mạch, chiếm 33% ca tử vong và xu hướng ngày càng trẻ hoá.

Chọn lựa và bảo quản thực phẩm đúng cách

Thực phẩm luôn được xem là một trong những thứ thiết yếu đối với đời sống hằng ngày của mọi gia đình. Khi mức sống người dân ngày càng được nâng cao thì nhu cầu về thực phẩm sạch, nhất là đối với những loại thực phẩm tươi sống càng cấp thiết hơn. Tuy nhiên, cách chọn lựa và bảo quản thực phẩm như thế nào vừa để đảm bảo chất lượng dinh dưỡng, vừa an toàn vệ sinh trong quá trình chế biến và sử dụng, đòi hỏi người tiêu dùng cần có những kỹ năng cơ bản.   

Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm dịp Tết trung thu 2024

Để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bảo vệ sức khoẻ cho mọi người, Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Cà Mau đã xây dựng kế hoạch triển khai công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết trung thu 2024. Nội dung chính của kế hoạch gồm công tác tuyên truyền và công tác kiểm tra.

Bệnh ung thư và gánh nặng tài chính

Ung thư không những là nỗi ám ảnh từ sự đau đớn về thể xác, tinh thần, tuổi thọ của người bệnh mà còn là gánh nặng chi phí điều trị cho gia đình bệnh nhân. Bởi thực tế cho thấy, có rất nhiều loại thuốc đặc trị ung thư không nằm trong danh mục được thanh toán theo chế độ của bảo hiểm y tế hiện nay.

Không để lây lan dịch bệnh trong trường học

Hiện nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm đang diễn biến phức tạp, đặc biệt là các bệnh lây qua đường hô hấp, đường tiêu hoá và các bệnh dù có vắc xin phòng bệnh ở trẻ nhưng có thể quay trở lại. Ðể chủ động kiểm soát các loại dịch bệnh truyền nhiễm có thể lây lan trong trường học và bảo vệ sức khoẻ học sinh, trước khi bước vào năm học mới, Sở Y tế phối hợp với Sở Giáo dục và Ðào tạo tỉnh Cà Mau triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch.

Nơi ánh đèn không bao giờ tắt

Đó là Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Ða khoa tỉnh, nơi các y, bác sĩ, thiết bị y tế luôn trong trạng thái sẵn sàng, tất cả vì cuộc đua giành lấy sự sống cho bệnh nhân từ tay tử thần.