ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 27-7-24 13:36:41
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tiện lợi đồng hồ nước điện tử

Báo Cà Mau Bắt nhịp với xu hướng chuyển đổi số, Công ty Cổ phần Cấp nước Cà Mau đã triển khai lắp đặt thí điểm đồng hồ nước điện tử tại một số tuyến đường nội ô TP Cà Mau. Qua thời gian sử dụng và đánh giá hiệu năng, đồng hồ nước điện tử đã phát huy được nhiều lợi ích bởi độ chính xác cao, tăng năng suất làm việc cho nhân viên, đồng thời giảm phiền hà cho khách hàng.

Nếu như trước đây, chị Vũ Thị An (nhân viên ghi và thu, Phòng Kế hoạch kinh doanh, Công ty Cổ phần Cấp nước Cà Mau) mất nhiều thời gian để đi từng nhà khách hàng, mở đồng hồ cơ ghi chỉ số nước thủ công, thì giờ đây mọi việc đã đơn giản, gọn lẹ hơn nhiều. Chỉ với chiếc máy quét cảm biến và chiếc smartphone trên tay, thiết bị sẽ đọc chỉ số từ xa, chị An chỉ cần chạy dọc trên tuyến đường đến gần nhà khách hàng trong bán kính 150 m, máy phát tín hiệu sẽ theo mã số khách hàng hiện chỉ số nước tiêu dùng trong tháng. Dữ liệu sẽ truyền về máy chủ công ty và tính toán ra lượng nước tiêu thụ để xuất hoá đơn thanh toán.

“Trước kia nhìn bằng mắt thường, nếu như không tập trung, có thể ghi sai số, sau khi ghi chỉ số nước, tôi phải về tính ra số tiền. Quy trình này mất nhiều thời gian. Từ khi có đồng hồ điện tử giúp tôi rút ngắn thời gian thu tiền nước rất nhiều”, chị An chia sẻ.

Chỉ cần vài thao tác đơn giản, chị Vũ Thị An có thể xuất hoá đơn nước cho khách nhanh chóng.

Ðược triển khai lắp đặt thí điểm cho 700 hộ dân từ năm 2019, sau quá trình sử dụng, đánh giá ưu, nhược điểm, đến nay công tác lắp đặt đồng hồ nước điện tử đã phủ sóng cho trên 5 ngàn hộ, tập trung ở các tuyến đường khu vực Phường 5, TP Cà Mau.

“Trước đây, với khoảng 5 ngàn đồng hồ cơ, phải mất đến 5 người ghi chỉ số nước thủ công. Khi đọc bằng mắt, đôi khi xảy ra tình trạng sai số. Với thiết bị quét này, độ chính xác gần như tuyệt đối. Hiện tại, việc ghi, thu tiền nước nhanh chóng hơn nhiều, vì cứ 5 phút sẽ quét được 100 đồng hồ”, ông Phạm Phước Tài, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Cấp nước Cà Mau, cho biết.

Thiết bị trên được nhập khẩu và sử dụng theo tiêu chuẩn châu Âu nên giá thành khá cao (trung bình mỗi chiếc có giá trên 2 triệu đồng). Các thiết bị này hoàn toàn lắp đặt miễn phí cho người dân. Ðể đảm bảo tính đồng bộ, với những tuyến đường đô thị có hạ tầng ổn định, công ty sẽ khảo sát, triển khai thay mới đồng loạt thiết bị đồng hồ điện tử. Ðối với những tuyến đường đã và đang chỉnh trang đô thị, sẽ kết hợp lắp đồng hồ điện tử cho khách hàng.

Trong phạm vi 150 m, chiếc máy quét kết hợp cùng điện thoại thông minh sẽ hiển thị đủ thông tin khách hàng và chỉ số nước tiêu dùng hằng tháng.

Ðơn vị cũng đặt mục tiêu sẽ phủ sóng đồng hồ điện tử đến các huyện. Tuy nhiên, công tác bảo quản cũng là điều đáng lo ngại. Mặc dù thiết bị có khả năng chống nước, nhưng khi lắp đặt ở các vùng mặn, ngập nước lâu ngày sẽ dễ hư hỏng, giảm tuổi thọ. Theo đó, trung bình thiết bị có tuổi thọ pin 5 năm, sau 5 năm, phải thay đồng hồ mới.

“Công ty đã triển khai tập huấn, đến thời điểm này, nhân viên đã sử dụng thành thạo các thao tác và thích nghi tốt với việc thu tiền điện trên đồng hồ điện tử. Khi thay mới đồng hồ, sẽ tích hợp cả ứng dụng thu tiền nước không dùng tiền mặt, khách hàng có thể đóng tiền hằng tháng qua app liên kết với các ngân hàng. Từ đó, giảm phiền hà cho khách hàng, nhân viên cũng không cần đến gõ cửa từng nhà để thu tiền nước. Hiện tại, đã có 30% trong tổng số 83 ngàn khách hàng sử dụng hình thức thu tiền nước không dùng tiền mặt”, ông Tài thông tin./.

 

Hữu Nghĩa

 

Nền tảng số - Rộng mở đầu ra cho sản phẩm OCOP

Huyện Ngọc Hiển có 21 sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao, cung ứng mỗi năm hàng trăm tấn thành phẩm cho người tiêu dùng. Bên cạnh mua bán truyền thống, các chủ thể từng bước ứng dụng hiệu quả nền tảng số để mở rộng kênh phân phối. Trên các sàn thương mại điện tử, trang web mua sắm trực tuyến, mạng xã hội... sản phẩm OCOP của địa phương được quảng bá, giới thiệu rộng rãi, lượng khách hàng tương tác ngày càng tăng, sức tiêu thụ ổn định, giúp các chủ thể yên tâm, đẩy mạnh sản xuất.

Giúp nông dân tiếp cận sàn thương mại điện tử

Thời gian qua, Bưu điện TP Cà Mau đã phối hợp với Hội Nông dân thành phố hỗ trợ nông dân chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ nông sản. Hoạt động này góp phần vào việc xây dựng mạng lưới kết nối giữa nông dân và doanh nghiệp, nhà bán lẻ, tạo ra chuỗi giá trị bền vững cho cả nông dân và doanh nghiệp.

Xây dựng hội viên phụ nữ thành công dân số

Năm 2024 là năm quan trọng thực hiện khâu đột phá và chủ đề năm “Tăng cường ứng dụng CNTT - Chuyển đổi số trong tổ chức sinh hoạt Hội” của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) TP Cà Mau.

Hoàn thành 21/37 nhiệm vụ CCHC

Qua 6 tháng đầu năm, tỉnh Cà Mau đã hoàn thành đúng và sớm hạn 21/37 nhiệm vụ theo kế hoạch cải cách hành chính (CCHC) đề ra, đạt 56,76%; các nhiệm vụ còn lại đang thực hiện trong thời gian quy định. Ðáng chú ý, tỉnh triển khai thực hiện nhiều giải pháp, sáng kiến để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước, nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp (DN).

Tắt sóng 2G vẫn đảm bảo quyền lợi người dùng

Theo lộ trình, cả nước sẽ tắt sóng 2G từ tháng 9/2024, các điện thoại chỉ hỗ trợ công nghệ 2G (2G only) sẽ không được sử dụng trên mạng lưới. Trước đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị đầu cuối thông tin di động mặt đất buộc các thiết bị di động sản xuất, nhập khẩu vào Việt Nam phải hỗ trợ công nghệ từ 4G trở lên. Theo đó, từ ngày 1/7/2021, cả nước dừng nhập khẩu đối với điện thoại 2G only.

“Em an toàn hơn cùng Google”

Xã hội hiện đại, trẻ em dễ dàng tiếp cận và sử dụng thông thạo điện thoại thông minh, các ứng dụng Internet vào nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên, môi trường mạng phức tạp, trẻ dễ dàng bị dẫn dụ, thu hút bởi nhiều thông tin chưa phù hợp độ tuổi, gây nên những sai lầm không đáng có. Do đó, trẻ cần được trang bị kiến thức và kỹ năng an toàn trên không gian này.

Thúc đẩy giải quyết thủ tục phi địa giới

Hướng đến nền hành chính phục vụ, tỉnh Cà Mau đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tạo bước phát triển đột phá trong công tác cải cách hành chính (CCHC). Ðáng nói là, tỉnh đã vận hành hiệu quả việc giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) không phụ thuộc địa giới hành chính. Ðây là tiền đề quan trọng góp phần hiện đại hoá nền hành chính, nâng cao sự hài lòng, tin tưởng của Nhân dân.

Ðịnh hình sự đổi mới trong ngành bán lẻ

Kinh tế số đã tạo ra những thay đổi trong ngành bán lẻ. Người tiêu dùng ngày nay có thể mua sắm bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu chỉ với một chiếc điện thoại thông minh có kết nối Internet. Ðiều này đã thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử (TMÐT) và các nền tảng mua sắm trực tuyến, từ đó thay đổi cách thức kinh doanh của các nhà bán lẻ.

Chuyển đổi số báo chí - Khởi đầu ấn tượng

Tỉnh Cà Mau hiện nay có 3 cơ quan báo chí, là Báo Cà Mau, Ðài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau và Tạp chí Văn nghệ Cà Mau. Các cơ quan báo chí và lực lượng người làm báo Cà Mau luôn thể hiện tinh thần dấn thân, nhiệt huyết, trách nhiệm gắn với tôn chỉ, mục đích hoạt động để hoàn thành sứ mệnh làm cầu nối chuyển tải; cụ thể hoá chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thông tin toàn diện về đời sống xã hội nhanh, kịp thời, chính xác và chính thống. Kế thừa truyền thống báo chí đầy tự hào, trên nền tảng của những thành tựu đạt được, báo chí Cà Mau đang hoà dòng mạnh mẽ vào xu thế chuyển đổi số (CÐS).

Kiến tạo một Cà Mau Online bằng công nghệ 3D

Website camau360.com đã đi vào hoạt động được 6 tháng với những kết quả khả quan cùng tiềm năng đầy hứa hẹn trong tương lai để tạo ra một Cà Mau Online.