ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 1-7-25 22:58:11
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tôn giáo đồng hành cùng an sinh xã hội

Báo Cà Mau Cà Mau hiện có 6 tôn giáo được công nhận, trong đó, Phật giáo là một trong những tôn giáo có số lượng tín đồ lớn nhất, chiếm đa số trong tổng số 373.326 tín đồ toàn tỉnh (khoảng 30,7% dân số). Phật giáo tại Cà Mau có 5 hệ phái với 53 cơ sở thờ tự và 259 chức sắc tăng ni cùng hơn 304.575 tín đồ.

Quản lý chặt chẽ hoạt động thờ tự Phật giáo

Thời gian qua, các tổ chức tôn giáo, bao gồm Phật giáo, đã tuân thủ đúng quy định pháp luật và hiến chương của giáo hội. Chức sắc và Phật tử luôn chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đồng thời tích cực tham gia vào các phong trào thi đua yêu nước và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Công tác quản lý Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo luôn được cấp uỷ, chính quyền và các đoàn thể quan tâm. Chức sắc, chức việc và tín đồ tôn giáo tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Công tác vận động người có uy tín trong tôn giáo được chú trọng, đời sống Nhân dân và tín đồ từng bước được nâng lên, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Đóng góp vào chương trình an sinh xã hội

Các tổ chức tôn giáo tại Cà Mau, trong đó có Phật giáo, đã tích cực hưởng ứng các chương trình, phong trào thi đua yêu nước và an sinh xã hội của tỉnh. Nhiều hoạt động thiết thực đã được triển khai như xây dựng nhà tình thương, cầu giao thông nông thôn, hỗ trợ học sinh, ủng hộ đồng bào bị thiên tai, khám chữa bệnh miễn phí, với tổng kinh phí hàng năm trên 100 tỷ đồng.

Chùa Phật Cổ Thiền Lâm, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh cùng chính quyền địa phương tặng quà cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương.               Ảnh: QUỲNH ANH

Riêng Phật giáo tỉnh Cà Mau, năm 2024 đã đóng góp gần 50 tỷ đồng vào các hoạt động an sinh xã hội, nổi bật là xây dựng và sửa chữa 68 cầu giao thông nông thôn, xây 16 nhà cho hộ nghèo, khoan 7 giếng nước ngọt, tặng 60.000 quyển tập và 700 ba lô cho học sinh nghèo. Trong những tháng đầu năm 2025, các cơ sở, tự viện Phật giáo tiếp tục triển khai nhiều hoạt động như xây cầu, xây nhà, hỗ trợ bếp ăn tình thương tại bệnh viện và tặng quà tết cho người nghèo, với kinh phí trên 10 tỷ đồng.

Các tổ chức tôn giáo nhận thức rõ ý nghĩa của việc tham gia vào các hoạt động an sinh xã hội, góp phần củng cố đoàn kết tôn giáo với Đảng, cính quyền và Mặt trận Tổ quốc, đồng thời phát huy truyền thống yêu nước trong cộng đồng.

Trang nghiêm, an toàn Đại lễ Phật Đản

Để tạo điều kiện thuận lợi cho tăng ni và Phật tử đón Đại lễ Phật Đản Phật lịch 2569 – dương lịch 2025 an vui, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh đã ban hành công văn hướng dẫn các địa phương tạo điều kiện cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam các cấp tổ chức đại lễ theo đúng quy định pháp luật và hướng dẫn của Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Sở Dân tộc và Tôn giáo đã phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh cho phép Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh tổ chức Đại lễ Phật Đản tại chùa Monivongsa, thành phố Cà Mau với sự tham dự của trên 300 đại biểu. UBND tỉnh cũng chỉ đạo các sở, ban, ngành hỗ trợ các hoạt động trong chuỗi sự kiện ssại lễ, bao gồm hỗ trợ dâng hương, treo cờ, đảm bảo an ninh trật tự và an toàn giao thông. Tỉnh Cà Mau cũng hỗ trợ 150 triệu đồng cho Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh tổ chức Đại lễ và cho đoàn đại biểu Phật giáo tỉnh tham dự Đại lễ Vesak 2025 tại TP Hồ Chí Minh.

Sở Dân tộc và Tôn giáo tặng quà chúc mừng Phật đản tại Thiền viện Trúc Lâm Cà Mau (phường Tân Xuyên, TP Cà Mau).   Ảnh: QUỲNH ANH

Sở Dân tộc và Tôn giáo đã tổ chức các đoàn thăm và tặng quà 15 cơ sở tự viện Phật giáo trong tỉnh, đồng thời tham mưu lãnh đạo tỉnh thăm và tặng quà 6 tổ chức tôn giáo trực thuộc và cơ sở thờ tự tiêu biểu. Các huyện, thành phố cũng tổ chức các đoàn thăm hỏi, chúc mừng các cơ sở tự viện và chức sắc Phật giáo nhân dịp Đại lễ Phật Đản. Qua các hoạt động này, lãnh đạo các cấp đã động viên Tăng ni, Phật tử tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp của Phật giáo, tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội và thực hiện nếp sống "tốt đời, đẹp đạo".

Quách Kiều Mai

Hoàn thiện hạ tầng tạo sức bật toàn diện

Ðầu tư phát triển hạ tầng là 1 trong 3 khâu đột phá chiến lược được xác định trong Nghị quyết Ðại hội Ðại biểu Ðảng bộ tỉnh Cà Mau lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025. Triển khai thực hiện, đến nay nhiều công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng, nhiều dự án đang được đẩy nhanh tiến độ thi công, cũng như chuẩn bị khởi công..., thực sự tạo đột phá không chỉ cho hạ tầng giao thông mà còn giúp kinh tế - xã hội (KT-XH) bứt tốc.

Mai mốt Cà Mau em lớn…

Khi có dịp nhắc về tên gọi Minh Hải, tỉnh chung của Cà Mau - Bạc Liêu hồi trước, trong tâm khảm nhiều người vẫn nghe man mác những giai điệu ngọt ngào: “Rừng xanh Ðất Mũi Cà Mau/Ðồng xanh muối trắng Bạc Liêu/Chung sức dựng xây Minh Hải đẹp giàu” (ca khúc “Trên quê hương Minh Hải”, Nhạc sĩ Phan Nhân).

Tập huấn sử dụng phần mềm “Bác sĩ cho mọi nhà”

Sáng nay (30/6), Sở Y tế Cà Mau phối hợp Cục Quản lý Khám Chữa Bệnh, Trung tâm thông tin Y tế Quốc gia và Chương trình phát triển Liên hiệp quốc tại Việt Nam (UNDP) tổ chức tập huấn khám chữa bệnh từ xa, sử dụng phần mềm “Bác sĩ cho mọi nhà” dành cho cán bộ nòng cốt ngành y tế tỉnh Cà Mau. 

Chung sức, đồng lòng xây dựng Cà Mau phồn vinh

Tỉnh Cà Mau hợp nhất là kết quả từ chủ trương lớn của Ðảng, của đất nước, đòi hỏi mang tính lịch sử và ý nguyện lòng dân như đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm, người đứng đầu Ðảng ta khẳng định: “Chủ trương sáp nhập tỉnh, thành phố, không tổ chức cấp huyện là định hướng lớn, mang tầm chiến lược, bước đột phá về thể chế chuẩn bị cho “tầm nhìn trăm năm” phát triển”.

Diện mạo mới trên những vùng quê mới

Sau khi hợp nhất tỉnh, Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) của tỉnh Cà Mau (mới) sẽ chính thức bước sang giai đoạn phát triển cao hơn, với quy mô lớn hơn. Không chỉ mở ra không gian phát triển liên kết vùng mạnh mẽ, việc hợp nhất 2 tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu còn tạo điều kiện thuận lợi để các địa phương tiếp tục nâng tầm chất lượng NTM, hướng tới mục tiêu xây dựng những vùng quê đáng sống và phát triển bền vững.

Mái ấm trọn vẹn niềm vui

Chỉ trong chưa đầy 8 tháng, Cà Mau đã hoàn thành xây mới, sửa chữa 4.400 căn nhà cho hộ nghèo, cận nghèo và gia đình khó khăn về nhà ở, vượt tiến độ gần 3 tháng so với kế hoạch tỉnh và gần 5 tháng so với kế hoạch Trung ương về Ðề án xoá nhà tạm, nhà dột nát. Ðó là minh chứng sống động cho sự quyết liệt trong hành động của cả hệ thống chính trị tỉnh Cà Mau, sự chung tay của cộng đồng và sức lan toả từ chủ trương đầy tính nhân văn.

Bàn giao 126 căn nhà cho hộ nghèo huyện Ngọc Hiển

Sáng 28/6, UBND huyện Ngọc Hiển phối hợp với VietinBank Chi nhánh Cà Mau tổ chức lễ bàn giao 126 căn nhà cho các hộ nghèo trên địa bàn.

Vững vàng nơi trường thi đặc biệt

Tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, điểm thi Trường THPT Nguyễn Việt Khái (TP Cà Mau) đón 229 thí sinh tự do dự thi theo Chương trình GDPT 2006. Tuy không náo nhiệt như các điểm thi dành cho học sinh lớp 12, nhưng lại mang một không khí chững chạc, bình tĩnh và đầy quyết tâm của những người trở lại trường thi với quyết tâm chinh phục giấc mơ tri thức.

Huyện anh hùng hoàn thành sứ mệnh lịch sử

Sau 3/4 thế kỷ hình thành và phát triển, huyện Trần Văn Thời - huyện anh hùng nằm ở phía Tây tỉnh Cà Mau, đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử, góp phần tô thắm trang sử vẻ vang của mảnh đất cuối trời Tổ quốc.

Báo chí góp tiếng nói dựng xây quê hương

Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) là chủ trương lớn của Ðảng và Nhà nước, bước ngoặt quan trọng thay đổi diện mạo nông thôn, kéo gần khoảng cách nông thôn - thành thị. 15 năm qua, từ khi thực hiện chương trình, diện mạo vùng nông thôn đổi mới, khang trang, xanh, sạch, đẹp hơn. Trong hành trình ấy, báo chí không đơn thuần là phương tiện truyền thông mà trở thành bạn đồng hành, cầu nối quan trọng giữa ý Ðảng - lòng Dân.