ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 16-4-25 22:14:04
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tri ân vùng căn cứ

Báo Cà Mau Kênh Rạch Láng, ấp Giáp Nước, xã Phú Thuận (huyện Phú Tân) và ấp Tân Ðiền A, xã Thanh Tùng (huyện Ðầm Dơi), từng là vùng căn cứ của Ðoàn Văn công giải phóng Cà Mau (VCGPCM), nơi đây đã nuôi chứa, cưu mang đoàn trong những năm kháng chiến, từ năm 1960-1975. Những ngày cuối tháng 6 vừa qua, các cô, chú Ðoàn VCGPCM mang đến cho quê hương niềm vui mới, đó là cây cầu nối nhịp bờ vui, xen lẫn cung bậc cảm xúc dâng trào ngày trở lại vùng căn cứ xưa.

Trong ánh mắt bừng niềm vui, NSND Minh Ðương, Trưởng ban Liên lạc Ðoàn VCGPCM, sánh bước cùng anh em trong đoàn, chính quyền địa phương đi trên cây cầu mới, dài hơn 70 m, bắc qua kênh Hai Thời, thuộc ấp Tân Ðiền A, xã Thanh Tùng, huyện Ðầm Dơi. Cây cầu trị giá 280 triệu đồng, do các cô, chú của đoàn vận động mạnh thường quân xây dựng, thể hiện tấm lòng, sự ghi ơn cô bác nơi đây đã chở che, bảo vệ đoàn an toàn trong những năm tháng chiến tranh ác liệt.

NSND Minh Ðương chia sẻ: "Lần này trở lại Thanh Tùng, cảm xúc vui buồn lẫn lộn, vui vì quê hương nhiều đổi mới, đoàn cũng góp được phần công sức giúp quê hương có cây cầu mới, cho người dân và con em đi lại dễ dàng, quê hương phát triển vươn lên. Cùng với nỗi buồn khi những gia đình đùm bọc, nuôi Ðoàn VCGPCM như ruột thịt trong nhà ngày trước, như gia đình chú Hai Nhàn, bác Hai Ðáng, bác Tám Ðông... nay đã không còn".

NSND Minh Ðương kể, những năm 1970-1971, Ðoàn VCGPCM, gồm Ðoàn Cải lương Hương Tràm và Ðoàn Ca múa nhạc Tam Giang, với khoảng 100 người, đóng ở căn cứ Xóm Dừa, thuộc xã Thanh Tùng. Ðoàn đóng dưới vườn dừa, nằm trong tầm pháo của địch, tá túc nơi đây hằng 4-5 năm nhưng địch không phát hiện và không ảnh hưởng đến đời sống bà con, tất cả nhờ sự bảo vệ, che chở tốt của cô bác nơi đây.

Trước đó, đoàn đã tổ chức khánh thành cầu Mật Cật, ấp Bào Bèo, xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước; sau đó về ấp Rạch Láng, xã Phú Thuận, huyện Phú Tân khởi công 2 cây cầu. Ngày lễ khởi công, bà con đến đông và phấn khởi lắm, vì sắp có cầu mới nối nhịp đôi bờ, việc đi lại, giao thương mua bán, đưa rước con em đến trường sẽ đỡ vất vả khi không còn phải luỵ đò.

Ông Bùi Văn Tên, 68 tuổi, thương binh 4/4, ấp Rạch Láng, xã Phú Thuận, cho biết: "Năm 1973, Ðoàn VCGPCM từng ở đây. Thời xưa khó khăn, chiến tranh ác liệt, thiếu phương tiện nghe nhìn nên Ðoàn VCGPCM đóng quân nơi đây vừa phục vụ đời sống tinh thần, vừa tham gia chiến đấu nên bà con rất quý mến, hỗ trợ hết mình trong điều kiện có thể. Nay thời bình, các anh, chị trong đoàn trở lại mang theo tấm lòng tri ân góp sức cho làng quê phát triển, sống có trước có sau, điều đó thật đáng trân trọng".

Ban Liên lạc Ðoàn VCGPCM, lãnh đạo Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị tỉnh, nhà tài trợ, lãnh đạo huyện Phú Tân, xã Phú Thuận và bà con Nhân dân chứng kiến lễ khởi công xây dựng cầu Mà Ca tại xã Phú Thuận (ngày 26/6).

Bà Nguyễn Ngọc Hạnh, năm nay 62 tuổi, từng là diễn viên Ðoàn VCGPCM, từ năm 1969-1975. Bà Hạnh nhớ lại: "Vì quá đam mê, năm 10 tuổi tôi đã theo Ðoàn VCGPCM, qua nhà dì Năm Chi dạy hát, anh Thành Công dạy múa. Khi ấy, đoàn đóng tại Rạch Láng, bà con thương yêu đùm bọc, giúp anh em trong đoàn an toàn giữa lòng giặc, đây là khoảng thời gian có kỷ niệm sâu sắc, đáng nhớ nhất của thời niên thiếu. Sau giải phóng, tôi tiếp tục tham gia công tác phong trào, công tác quần chúng, thành lập các đội văn nghệ tỉnh. Ðến năm 1977, theo học công nông, rồi chuyển nghề. Nay gặp anh em, cô chú trong đoàn, gợi nhớ lại nhiều kỷ niệm, rất vui mừng khi nhìn thấy cô chú, anh em khoẻ mạnh, truyền lửa cho thế hệ nối tiếp".

Nghệ nhân Nguyễn Thanh Xuân, Phó trưởng ban Liên lạc Ðoàn VCGPCM, chia sẻ, thành viên Ðoàn VCGPCM là những chiến sĩ tay súng tay đàn, vừa làm nhiệm vụ tuyên truyền, phục vụ văn nghệ, vừa chiến đấu. Cô bác nơi đây đã dành tình thương yêu đùm bọc, nuôi đoàn từng cọng rau, con cá, chén cơm, làm sao quên được công ơn ấy. Ví như gia đình bác Hai Nam, bác Bảy Ngọc, bác Bảy Dư, bác Út Long, ở kinh Trất Bầu. Ðặc biệt là sân nhà bác Hai Nam là địa điểm đoàn biểu diễn phục vụ đồng bào, chiến sĩ thường xuyên. Trước khi xây dựng căn cứ thì nhà của chú Út Ðông (Út Chuột) là địa điểm sân khấu để đoàn tập dượt hằng ngày. Có lần đoàn phối hợp với Trung đoàn 10 (D10) chiến đấu ở Ðất Cháy, lập chiến công vang dội. Trong cuộc kháng chiến, đoàn có 7 đồng chí hy sinh và một số đồng chí là thương binh. Ðoàn được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân.

Nghệ nhân Nguyễn Thanh Xuân, Phó trưởng ban Liên lạc Ðoàn VCGPCM (thứ 3 từ phải sang) và cô Nguyễn Ngọc Hạnh (thứ 4 từ phải sang) gặp gỡ bà con ở ấp Rạch Láng trong ngày khởi công cầu nông thôn (ngày 26/6).

Hơn 50 năm trôi qua, giờ đây những người còn lại của đoàn luôn biết ơn cô bác ở những vùng căn cứ và mong muốn góp một phần nhỏ bé để đền ơn đáp nghĩa. "Từ năm 2021 đến nay, đoàn đã vận động xây dựng 4 căn nhà tặng gia đình văn công khó khăn về nhà ở; 4 cây cầu cho vùng căn cứ, trong đó có 2 cây cầu cho vùng căn cứ xã Phú Thuận. Ðây cũng là niềm vui vô hạn của chúng tôi để tri ơn cô bác ở nơi này", Nghệ nhân Nguyễn Thanh Xuân thông tin thêm.

Từ năm 2021 đến nay, Ðoàn VCGPCM đã vận động xây dựng 4 căn nhà tặng gia đình văn công khó khăn về nhà ở và 4 cây cầu nông thôn vùng căn cứ.

Lãnh đạo xã Thanh Tùng ghi nhận tấm lòng vàng từ Ban Liên lạc Ðoàn VCGPCM đóng góp xây dựng cầu nông thôn.

Trong cuộc hội ngộ hôm ấy, các cô, chú Ðoàn VCGPCM tay bắt mặt mừng, cùng nhớ, ôn lại những năm tháng của tuổi thanh xuân đã cống hiến cho Tổ quốc. Phút giây gặp gỡ tuy không dài nhưng dâng trào cảm xúc, các cô, chú hẹn một ngày gần nhất sẽ trở lại nơi này, có thể mượn không gian sân nhà hộ dân, tái hiện lại những vở diễn của năm xưa, để cùng sống lại ký ức, thắm thêm nghĩa tình đồng đội./.

 

Loan Phương

 

Thầm lặng nghề công tác xã hội

Công việc nhiều hơn, đối tượng yếu thế tăng lên, nhưng nguồn lực làm công tác xã hội (CTXH) vẫn chưa đảm bảo, nhất là nhân lực kế thừa.

Trao tình thương, tiếp thêm nghị lực

Ðược triển khai từ năm 2024, mô hình “Tổ phụ nữ tiết kiệm mua thẻ bảo hiểm y tế tặng hội viên nghèo” của Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Phường 6, TP Cà Mau, không chỉ giúp chị em có điều kiện khám chữa bệnh, mà qua đó còn góp phần làm thay đổi nhận thức, hành vi của hội viên phụ nữ và người dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của bảo hiểm y tế (BHYT).

Ðổi thay rõ nét diện mạo vùng đồng bào dân tộc

Bà Nguyễn Thu Tư, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo, cho biết: "Giai đoạn từ năm 2021 đến nay, hầu hết các nội dung chính sách dân tộc đều đã được tích hợp vào Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Với 10 dự án, 14 tiểu dự án và 36 nội dung thành phần, chương trình này được xem là chính sách tổng thể, tác động toàn diện đến mọi mặt đời sống, xã hội của đồng bào DTTS, trong đó có đồng bào dân tộc Khmer".

Hạnh phúc là sự sẻ chia

Phát huy truyền thống “lá lành đùm lá rách”, hoạt động an sinh xã hội, từ thiện được các tổ chức, cá nhân và mạnh thường quân trên địa bàn huyện Ðầm Dơi quan tâm thực hiện bằng nhiều hình thức.

Lan toả nghĩa cử đẹp

Hiến máu tình nguyện (HMTN) là nghĩa cử cao đẹp, thể hiện tấm lòng nhân ái của mỗi người đối với cộng đồng khi một phần máu tốt của mình có thể cứu sống người bệnh. Thời gian qua, phong trào HMTN trên địa bàn TP Cà Mau luôn nhận được sự hưởng ứng tích cực không chỉ của lực lượng cán bộ, công chức, viên chức, các lực lượng vũ trang, đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên, mà còn nhận được sự tham gia của đông đảo người dân.

Ấm áp gian hàng 0 đồng của áo xanh tình nguyện

Với tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, các đoàn viên, thanh niên đã và đang chung tay tạo nên những gian hàng 0 đồng hoạt động liên tục để trợ giúp cuộc sống của người lao động chân tay, người nghèo bớt nỗi nhọc nhằn.

Đoàn doanh nghiệp và đại diện Khu Di tích lịch sử địa đạo Củ Chi hỗ trợ Cà Mau hơn 2 tỷ đồng xây nhà cho người nghèo

Chiều 2/4, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Cà Mau tổ chức tiếp đoàn các doanh nghiệp và đại diện Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi, TP Hồ Chí Minh đến thăm, thực hiện các hoạt động an sinh xã hội tại tỉnh.

Cộng đồng chung tay chăm lo cho gia đình 2 người mất do tai nạn giao thông

Liên quan đến vụ việc chồng chở vợ đi khám thai bị tai nạn giao thông dẫn đến tử vong cả 2 trên tuyến Quốc lộ 1, những ngày qua, cùng với sự quan tâm của chính quyền địa phương, thông qua vận động của xã hội đã giúp gia đình lo hậu sự, yên lòng người ra đi.

Chàng trai trẻ thích làm việc thiện

Với tâm niệm góp sức nhỏ xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, suốt 7 năm qua, chàng trai trẻ Võ Trọng Hữu, 29 tuổi, ở Ấp 7, xã Nguyễn Phích, tích cực thực hiện các hoạt động thiện nguyện, kêu gọi hỗ trợ giúp đỡ bà con nghèo, khó khăn, bệnh tật như: xây dựng nhà ở, hỗ trợ tiền, nhu yếu phẩm; chia sẻ với các gia đình khó khăn không may có người thân qua đời; hỗ trợ địa phương xây dựng cầu, lộ giao thông nông thôn.

Trao 55 xe lăn cho nạn nhân da cam và người khuyết tật

Qua rà soát nhu cầu và nguyện vọng của bà con có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Thới Bình, có 55 đối tượng là thương bệnh binh, nạn nhân chất độc da cam (NNCĐDC) và người khuyết tật cần xe lăn để thuận tiện hơn trong sinh hoạt hằng ngày.