ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 5-7-24 23:05:51
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Trình Quốc hội hai phương án chi trả bảo hiểm xã hội cho người lao động

Báo Cà Mau Theo Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh, rút bảo hiểm một lần là vấn đề khó, liên quan trực tiếp đến quyền lợi lao động nên đề nghị đại biểu cho ý kiến thêm về vấn đề này cũng như các phương án cụ thể để tạo sự đồng thuận khi trình Quốc hội thông qua.

Sáng 27/5, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

2 phương án về điều kiện hưởng BHXH một lần

Trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cho biết: Về điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với trường hợp người chưa đủ tuổi hưởng lương hưu, không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội, chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần, tại kỳ họp thứ 6 Chính phủ trình Quốc hội hai phương án:

Phương án 1, người lao động được chia làm hai nhóm: Nhóm 1, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trước khi Luật có hiệu lực (dự kiến 01/7/2025), sau 12 tháng không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, không tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm và có đề nghị thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần như quy định hiện hành (Nghị quyết số 93/2015/QH13). Nhóm 2, người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày Luật có hiệu lực trở đi thì không được áp dụng quy định điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần như quy định tại Nghị quyết số 93/2015/QH13.

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Phương án 2: Người lao động được giải quyết một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn lại được bảo lưu để người lao động tiếp tục tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội cho biết, đa số ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) tán thành Phương án 1 của Chính phủ đề xuất và cũng là ý kiến của đa số người lao động tại một số địa phương được cơ quan chủ trì thẩm tra lấy ý kiến. Tuy nhiên, đề nghị Chính phủ sớm có đề án hỗ trợ và ban hành quy định phù hợp, đồng thời đẩy mạnh công tác truyền thông để người lao động hiểu được lợi ích của việc hưởng lương hưu hằng tháng thay vì lựa chọn hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

“UBTVQH thấy rằng, đây là vấn đề khó, còn nhiều ý kiến khác nhau và liên quan trực tiếp đến quyền lợi của nhiều người lao động trong thời điểm hiện tại và khi hết tuổi lao động. UBTVQH trân trọng đề nghị các vị đại biểu Quốc hội tiếp tục thảo luận, cho ý kiến thêm về vấn đề này cũng như các phương án cụ thể để tạo sự đồng thuận khi trình Quốc hội thông qua”, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh nhấn mạnh.

Nguyên tắc xác định "lương tham chiếu"

Về việc thay thế “mức lương cơ sở” bằng “mức tham chiếu”, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội cũng cho biết: Nghị quyết số 27-NQ/TW quy định bãi bỏ “mức lương cơ sở” khi thực hiện cải cách chính sách tiền lương. Như vậy, theo lộ trình thực hiện, từ 01/7/2024, sẽ không còn “mức lương cơ sở” để làm căn cứ điều chỉnh tiền lương đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu và tính hưởng một số chế độ bảo hiểm xã hội.

UBTV đề nghị Chính phủ quan tâm đánh giá tác động và nghiên cứu bổ sung một số nội dung về: nguyên tắc cụ thể xác định mức tham chiếu trong dự thảo Luật; Quy định giao Chính phủ hằng năm báo cáo Quốc hội về việc xây dựng và tổ chức thực hiện mức tham chiếu này; Quy định căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của khu vực doanh nghiệp. Đồng thời, chỉ đạo việc rà soát bổ sung đầy đủ quy định điều khoản chuyển tiếp trong các chính sách, pháp luật có liên quan đến “mức lương cơ sở” để ban hành hoặc trình ban hành quy định mới.

Về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh nêu rõ, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật đã bổ sung quy định mang tính nguyên tắc về giao dịch điện tử trong tổ chức thực hiện bảo hiểm xã hội.

Về chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và biện pháp xử lý, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cho hay, dự thảo Luật đã chỉnh lý theo hướng làm rõ nội hàm, tách riêng các điều quy định về từng hành vi và biện pháp xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội. Dự thảo Luật cũng đã sửa đổi bổ sung chế tài tạm hoãn xuất cảnh quy định theo hướng dẫn chiếu áp dụng quy định của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam và chưa quy định chế tài ngừng sử dụng hóa đơn đối với các hành vi chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội.

Về cơ chế đặc thù để bảo vệ người lao động trong trường hợp người sử dụng lao động không còn khả năng đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, dự thảo Luật đã bổ sung quy định cơ chế “đặc thù” để bảo vệ người lao động trong trường hợp người sử dụng lao động bỏ trốn, không còn khả năng đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Về đối tượng chủ hộ kinh doanh tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo chỉnh lý tại khoản 1 của Điều 3 theo hướng “Chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh”.

Về khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về bảo hiểm xã hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng bổ sung quy định việc giải quyết khiếu nại đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan bảo hiểm xã hội được thực hiện tương tự như việc giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính nhà nước; bổ sung và thể hiện tại khoản 2 Điều 132 việc giải quyết tố cáo đối với thời gian trước năm 1995 do cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh có trách nhiệm giải quyết.

Về mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần và Điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, UBTVQH thấy rằng, đây là vấn đề liên quan trực tiếp đến hàng triệu người đã, đang và sẽ hưởng lương hưu. Do đó, cần được xem xét một cách toàn diện, thấu đáo trong bối cảnh cải cách tiền lương và cần đánh giá kỹ tác động đối với người hưởng lương hưu ở các thời điểm khác nhau, trong các khu vực, lĩnh vực khác nhau.

Về trợ cấp hưu trí xã hội, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, để bảo đảm mức trợ cấp hưu trí xã hội phù hợp với từng thời kỳ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo chỉnh lý đã bổ sung quy định tại khoản 1 Điều 21 theo hướng: “Định kỳ 03 năm, Chính phủ thực hiện rà soát và đề xuất việc điều chỉnh mức trợ cấp hưu trí xã hội báo cáo Quốc hội khi trình Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm”.

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội nhấn mạnh, Dự thảo Luật sau khi được tiếp thu, chỉnh lý gồm 11 chương và 147 điều (tăng 1 chương và tăng 11 điều so với dự thảo Luật do Chính phủ trình) cùng 15 điểm mới./.

 

Theo dangcongsan.vn

 

Tận dụng từng phút, từng giờ để thu hút đầu tư từ các Chaebol hàng đầu Hàn Quốc

Người đứng đầu Chính phủ đã tận dụng từng giờ, từng phút để quảng bá hình ảnh đất nước, con người, quảng bá môi trường đầu tư an toàn, thuận lợi của Việt Nam và gặp gỡ, chia sẻ nhằm thu hút các Chaebol hàng đầu Hàn Quốc tiếp tục đầu tư, làm ăn lâu dài tại Việt Nam.

Thủ tướng gửi thông điệp quan trọng trong phát biểu chính sách tại Đại học Quốc gia của Hàn Quốc

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, chiều 3/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới thăm và có bài phát biểu chính sách với nhiều thông điệp quan trọng tại Đại học Quốc gia Seoul Hàn Quốc.

Nâng tầm hợp tác văn hóa - du lịch, tạo xung lực mới cho quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc

Chiều 1/7, tại Thủ đô Seoul, trong chương trình thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn xúc tiến du lịch và hợp tác văn hóa Việt Nam-Hàn Quốc.

Ra quân hưởng ứng Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam

Sáng 1/7, Bảo hiểm xã hội tỉnh Cà Mau tổ chức lễ ra quân truyền thông về bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) cao điểm đợt 3 năm 2024, hưởng ứng kỷ niệm 15 năm Ngày BHYT Việt Nam (1/7/2009-1/7/2024) và phát động Chương trình “Không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Tuyên dương tập thể, hộ gia đình tiêu biểu và tổng kết Tháng Hành động vì  trẻ em năm 2024

Chiều 29/6, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch phối hợp Sở Lao động Thương binh và Xã hội tổ chức Tuyên dương tập thể, hộ gia đình tiêu biểu; Tổng kết tháng hành động vì Trẻ em năm 2024.

Sẽ nâng cấp, mở rộng Sân bay Cà Mau

Bộ Giao thông vận tải vừa phê duyệt quy hoạch Cảng Hàng không Cà Mau thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050. Đây là cơ sở để thực hiện các bước tiếp theo trong việc mở rộng, nâng cấp sân bay Cà Mau theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Còn nhiều khó khăn trong quản lý đất đai

Sáng 29/6, Sở Tài Nguyên và Môi Trường tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai phương hướng, nhiệm vụ những tháng còn lại năm 2024.

Ban Kinh tế - Ngân sách thẩm tra các văn bản trình kỳ họp thứ 14

Sáng 29/6, Ban Kinh tế - Ngân sách chủ trì, phối hợp với các Ban HĐND tỉnh tổ chức Hội nghị thẩm tra các văn bản trình Kỳ họp thứ 14 (đợt 3). Dự hội nghị có Phó chủ tịch HĐND tỉnh Dương Huỳnh Khải và Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Văn Bi.

Hỗ trợ xây mới, sửa chữa 54 căn nhà “Mái ấm Công đoàn”

Trong 6 tháng đầu năm, hoạt động Công đoàn tại Cà Mau đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Một số quy định còn trùng lắp, vướng mắc

Sáng 28/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV - tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn. Qua đó, ghi nhận nhiều ý kiến tâm huyết của đại biểu.