ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 18-1-25 19:05:19
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Từ 15/6 kinh doanh vàng phải xuất hoá đơn điện tử

Báo Cà Mau Tại cuộc họp về chính sách tiền tệ, chính sách tài khoá vừa qua, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu kiên quyết thực hiện nghiêm quy định về hoá đơn điện tử (HÐÐT) trong hoạt động kinh doanh, mua bán vàng. Ðồng thời, ấn định thời gian cụ thể là sau ngày 15/6/2024, doanh nghiệp (DN) nào không thực hiện HÐÐT kết nối với cơ quan thuế trong mua bán vàng sẽ bị rút giấy phép.

Thực hiện xuất HÐÐT từng lần bán hàng là quy định chung theo Luật Quản lý thuế, theo Thông tư 78 của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, Cục Thuế tỉnh thông tin, hiện nay, dù đã đăng ký sử dụng HÐÐT, song DN kinh doanh vàng, bạc, đá quý chưa thực hiện đúng quy định.

Từ ngày 15/6, tất cả DN kinh doanh vàng bạc, đá quý đều phải thực hiện xuất hoá đơn từng lần bán theo quy định.

Tính đến ngày 31/5/2024, trên địa bàn tỉnh có 240 DN kinh doanh vàng bạc, đá quý đang hoạt động. Trong đó, nhiều nhất là tại TP Cà Mau với 67 DN, huyện Trần Văn Thời 36 DN, huyện Ðầm Dơi 34 DN, huyện Ngọc Hiển 22 DN... ít nhất là huyện Phú Tân, 11 DN.

Qua rà soát của Cục Thuế tỉnh, tất cả DN kinh doanh vàng bạc, đá quý trên địa bàn tỉnh đều thực hiện tốt việc đăng ký sử dụng HÐÐT theo đúng quy định. Tuy nhiên, việc sử dụng hoá đơn khi bán hàng thì hầu như chưa quan tâm: không xuất hoá đơn kịp thời cho người mua; định kỳ hoặc cuối ngày, cuối tuần hoặc cuối tháng mới xuất, thậm chí không xuất hoá đơn...

Ông Bùi Quốc Khánh, Trưởng phòng Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế, Cục Thuế tỉnh, cho biết: “Lĩnh vực kinh doanh vàng bạc, đá quý thời gian qua thực hiện chưa nghiêm việc sử dụng HÐÐT. Theo quy định, từ ngày 1/7/2024 các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh đều phải sử dụng HÐÐT, tuy nhiên, để quyết liệt quản lý vấn đề này, Thủ Tướng Chính phủ đã chỉ đạo, từ ngày 15/6 bắt buộc phải thực hiện và sẽ xem xét rút giấy phép kinh doanh nếu không tuân thủ đúng quy định”.

Ghi nhận thực tế, 5 tháng đầu năm của năm 2024 (từ ngày 1/1 đến 31/5), số hoá đơn các DN sử dụng là rất thấp, có DN cả tháng không phát sinh hoá đơn, thậm chí 5 tháng không xuất một hoá đơn nào...

Vừa qua, Cục Thuế tỉnh tổ chức hội nghị đối thoại với DN kinh doanh vàng về thực hiện xuất HÐÐT. Theo đó, đã ghi nhận nhiều ý kiến lo lắng, khó khăn khi thực hiện quy định này, vì thời gian quá gấp rút. Song, tất cả DN bày tỏ quyết tâm, đồng thuận thực hiện tốt quy định.

DN kinh doanh lĩnh vực vàng bạc, đá quý trên địa bàn tỉnh trao đổi vướng mắc, khó khăn tại buổi đối thoại với ngành thuế tỉnh.

Ông Bùi Quốc Khánh cho biết thêm: “Qua đối thoại, đã ghi nhận nhiều phản ánh khó khăn khi thực hiện: Thời gian đến ngày 15/6 quá gấp rút, khó thực hiện kịp tiến độ. Bên cạnh đó, nhiều DN cho rằng, việc xuất hoá đơn nhỏ lẻ sẽ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, theo khảo sát của ngành thuế, hiện có khoảng trên 50% DN sử dụng HÐÐT khởi tạo từ máy tính tiền. Do đó, khi chuyển sang xuất hoá đơn hình thức này rất dễ dàng, nhanh chóng, chỉ cần vài thao tác của nhà dịch vụ, quan trọng là DN có thực hiện nghiêm việc xuất HÐÐT từng lần bán hàng hay không”.

Ðể thực hiện tốt chủ trương này, ngành thuế tiếp tục tuyên truyền, hỗ trợ DN về việc mua bán hàng hoá phải có hoá đơn, chứng từ hợp pháp, qua đó tạo lập thói quen tiêu dùng văn minh, góp phần bảo vệ quyền lợi cho người mua; khuyến khích người tiêu dùng lấy hoá đơn khi mua hàng hoá, dịch vụ thông qua chương trình hoá đơn may mắn của ngành thuế. Ðồng thời, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan: công an, quản lý thị trường, Ngân hàng Nhà nước, hải quan... thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các cơ sở kinh doanh bán hàng hoá không xuất HÐÐT, để xử lý theo quy định.

Từ ngày 15/6/2024, trường hợp phát hiện các tổ chức, cá nhân kinh doanh vàng bạc, đá quý có hành vi không xuất hoá đơn thì xem xét xử lý, thu hồi ngay giấy phép hoạt động. Nếu có dấu hiệu tội phạm thì chuyển hồ sơ sang cơ quan pháp luật để xử lý theo quy định.

Ông Bùi Quốc Khánh khuyến cáo: “Sau ngày 15/6, chúng tôi sẽ tổ chức nhiều đoàn kiểm tra, thanh tra, giám sát các hoạt động xuất HÐÐT từng lần bán của DN. Các DN có hoạt động kinh doanh lĩnh vực vàng trên địa bàn phải thực hiện nghiêm quy định xuất hoá đơn từng lần bán, bao gồm cả trường hợp người mua có lấy hoá đơn hay không. Các DN nên quan tâm, xem xét việc sử dụng hoá đơn đúng quy định. Trường hợp chưa sử dụng HÐÐT thì nhanh chóng chọn đơn vị cung cấp để có giải pháp thực hiện”./.

 

Hồng Nhung - Trầm Nghĩ

 

Hướng đến Kho bạc số

Cùng với toàn hệ thống, Kho bạc Nhà nước (KBNN) tỉnh Cà Mau đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) nhằm hình thành nền tảng Kho bạc số, góp phần xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số. Ðó là những kết quả đáng ghi nhận của KBNN tỉnh trong công tác cải cách hành chính (CCHC), hiện đại hoá đơn vị thời gian qua.

"Bác sĩ nông học” trong lòng bàn tay

Hiện nay, trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành công cụ đắc lực trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là nông nghiệp. Việc ứng dụng công nghệ AI vào chẩn đoán sâu bệnh và quản lý dinh dưỡng cây trồng không chỉ giúp giảm thiểu thiệt hại mà còn nâng cao hiệu quả canh tác cho nông dân. Trong bối cảnh đó, ứng dụng “2NÔNG” của Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) nổi lên như một giải pháp tiên phong đầy hứa hẹn.

Chuyển biến từ ứng dụng công nghệ

Việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) được Ban Giám hiệu, toàn thể giáo viên, nhân viên Trường THCS xã Hàng Vịnh (huyện Năm Căn) rất quan tâm, nhờ đó tạo sự chuyển biến, kết quả to lớn cả trong nhận thức, lề lối và kết quả làm việc.

Ðoàn, Hội phát triển trên nền tảng công nghệ số

Ðể hội viên, thanh niên (TN) có trách nhiệm trong thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) đề ra, các cấp hội trong tỉnh đã có nhiều đổi mới trong cách nghĩ, cách làm, cũng như đề xuất các giải pháp hay để nâng cao chất lượng công tác Ðoàn, Hội. Theo đó, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số (CÐS) là giải pháp được quan tâm thực hiện.

Xây dựng thị trường tiêu dùng hiện đại

Thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) là hình thức sử dụng các ứng dụng công nghệ số như Internet Banking, VNPay, quét mã QR... thay vì dùng tiền mặt như cách truyền thống. Hiện nay, TTKDTM là xu hướng tất yếu thúc đẩy phát triển kinh tế, hướng đến xây dựng thị trường tiêu dùng văn minh, hiện đại.

Tăng tốc hoàn thiện bệnh án điện tử

Bắt đầu khởi động xây dựng thí điểm bệnh án điện tử (BAÐT) từ năm 2022 đối với 2 bệnh viện lớn của tỉnh là Bệnh viện Ða khoa tỉnh và Bệnh viện Sản - Nhi, đến nay, BAÐT đang bước vào giai đoạn hoàn thiện và dự kiến 2 bệnh viện này trình Bộ Y tế thống nhất triển khai thực hiện chính thức vào cuối năm 2024, đầu năm 2025, góp phần vào số hoá lĩnh vực y tế, thúc đẩy chuyển đổi số của địa phương.

Thanh toán không dùng tiền mặt - Lợi ích thiết thực cho ngành giáo dục

Ðược sự thống nhất của UBND tỉnh, Sở GD&ÐT đã triển khai chính thức Hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt trong toàn ngành từ đầu học kỳ 2 năm học 2023-2024.

Cần hỗ trợ thêm cho tổ công nghệ số

Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, được phê duyệt tại Quyết định số 749/QÐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ, đã xác định quan điểm sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ ở các cấp và sự tham gia của toàn dân là yếu tố bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số (CÐS).

Ðồng hành cùng phụ nữ kinh doanh thời 4.0

Ứng dụng tối đa thành tựu chuyển đổi số vào quá trình khởi sự kinh doanh, đồng thời tạo ra một kênh sinh hoạt, mua bán chung cho phụ nữ trên môi trường mạng đang là một trong những cách làm hay được Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) TP Cà Mau triển khai và nhân rộng.

Mang lợi ích cho người dân

Xác định chuyển đổi số (CÐS) là xu thế tất yếu, là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu, thời gian qua, TP Cà Mau đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp đột phá thúc đẩy chuyển đổi số trên cả 3 trụ cột là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.