ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 22-11-24 02:45:25
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

​Đơn giản, đó là Việt Nam!

Báo Cà Mau (CMO) Đại hội Đảng là sự kiện trọng đại với mỗi đảng viên, tổ chức Đảng và cả đất nước. Trong những điều kiện đặc biệt, đại hội có thể tạm hoãn hoặc được tổ chức theo những cách vô cùng đặc biệt.

Trong bối cảnh cả nước kề vai chung sức để ngăn chặn đại dịch Covid-19, đại hội Đảng các cấp một lần nữa được lùi lại để tập trung vào nhiệm vụ tối thượng duy nhất là bảo vệ sức khoẻ, tính mạng của Nhân dân, đúng với tính chất của một đại hội trong bối cảnh thời chiến. Song, lần này là giặc... vi-rút.

Khi viết những dòng này, nhớ da diết hình ảnh Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Phạm Thị Bay, người mà chúng tôi thân thương gọi cô Ba. Từ giữa năm 2019, tình hình sức khoẻ của cô Ba ngày càng diễn biến xấu. Còn bây giờ, cô Ba đã yếu lắm. Nếu còn khoẻ, giữa hoàn cảnh dịch bệnh thế này, chắc rằng người ta lại thấy thêm một tấm gương sáng vì nghĩa chung, việc nước. Huyền thoại về nữ Anh hùng Phạm Thị Bay được tạc vào lịch sử Cà Mau bởi những chiến công oanh liệt, những giai thoại nhuốm màu huyền sử, nhưng là có thật, trong đó phải kể đến việc tổ chức Đại hội Đảng bộ xã Tân Hưng Đông trong thời kháng chiến chống Mỹ, đại hội độc nhất vô nhị.

Tháng 10/1973, Huyện uỷ Cái Nước quyết định tăng cường đồng chí Phạm Thị Bay (Ba Bay), Huyện uỷ viên về làm Bí thư xã Tân Hưng Đông. Tháng 9/1974, Huyện uỷ Cái Nước mở đại hội và đề nghị đại diện các xã hạ quyết tâm cụ thể trong việc “tự lực, tự cường, giải phóng quê hương”. Bí thư Phạm Thị Bay hạ quyết tâm với Huyện uỷ sẽ giải phóng xã Tân Hưng Đông trong thời gian 2 tháng.

Ngày 3/10/1974, Ðại hội Ðảng bộ xã Tân Hưng Ðông tiến hành, có mặt 58 đồng chí (11 nữ). Trong hội trường có bàn thờ Bác Hồ, hương khói trang nghiêm. Ðại hội đọc Di chúc Bác Hồ và “Thề quyết tử để giải phóng quê hương”. Từng người đều bước lên hạ quyết tâm cụ thể. Lời quyết tâm được ghi vào quyển “Sổ vàng lịch sử”. Nội dung quyết tâm ghi cụ thể việc làm và ký tên bằng viết mực đỏ, tượng trưng màu máu. Mỗi người lên phát biểu quyết tâm trước đại hội thực sự là lời tuyên thệ trước Bác Hồ, trước Ðảng, trước Nhân dân: “Không chiến thắng không trở lại bế mạc đại hội! Dù phải hy sinh phân nửa Ban Chấp hành hoặc phân nửa số đảng viên cũng sẵn sàng!”. Nếu những người tình nguyện ra đi giải phóng quê hương khi bế mạc đại hội không có mặt thì tên tuổi được lưu truyền, được gìn giữ để con cháu đời sau biết.

Một góc phố biển Cái Đôi Vàm.

Và Phân Chi khu Cái Nước của giặc hoàn toàn tan rã vào ngày 16/12/1974, Tân Hưng Đông hoàn toàn giải phóng. Một trong những cứ điểm đầu sỏ cuối cùng của giặc ở Cà Mau bị tiêu diệt. Ngày 26/12/1974, Ðảng bộ xã Tân Hưng Ðông tái họp đại hội, báo cáo tổng kết quá trình tập trung toàn lực cho công cuộc giải phóng quê hương trước bàn thờ Bác Hồ. Ðại hội thống nhất nêu kế hoạch xây dựng Ðền thờ Bác Hồ ở vị trí tốt đẹp nhất. Ðại hội bế mạc trong niềm hân hoan, vui sướng, tự hào.

Những ngày cuối tháng 3/2020, tình hình dịch Covid-19 trên thế giới nói chung và Việt Nam có những diễn biến phức tạp. Chúng tôi về với Đảng bộ thị trấn biển Cái Đôi Vàm để chuẩn bị công tác tuyên truyền cho đại hội, dự kiến diễn ra trong 2 ngày 30-31/3. Đây là đại hội điểm của toàn huyện Phú Tân, công tác chuẩn bị được rốt ráo hoàn tất. Bí thư Huyện uỷ Dương Hoài Nam và Phó bí thư Thường trực Huyện uỷ Nguyễn Văn Thắng đã tính toán: “Đại hội sẽ bắt buộc đeo khẩu trang với tất cả đại biểu. Các biện pháp y tế được tăng cường, quy mô và thành phần rút gọn nhất có thể”.

Khi gặp Bí thư Đảng bộ thị trấn Cái Đôi Vàm Lữ Trung Nguyện, ông giới thiệu cách bố trí hội trường trong tình hình chống dịch. Các hàng ghế dãn cách đủ cự ly quy định, cắt bỏ hết các phần văn nghệ chào mừng, cả phần tặng hoa của thiếu niên, nhi đồng cho đại biểu. Toàn bộ công tác chuẩn bị cho đến thời điểm ấy được khẳng định bằng 2 từ ngắn gọn: Sẵn sàng. Cái Đôi Vàm đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Khí thế và quyết tâm của Đảng bộ, quân và dân thị trấn biển dâng cao. Chúng tôi đi cơ sở, thu thập thông tin, hình ảnh, góp phần chung vào công tác tuyên truyền trên báo chí. Hôm sau, tôi nhận điện thoại của ông Lữ Trung Nguyện và đã có dự cảm trước: “Đại hội tạm hoãn theo chỉ đạo rồi em nhé!”.

Nhiệm vụ tối thượng duy nhất của cả nước bây giờ là chống giặc Covid-19. Lời kêu gọi toàn dân chống dịch của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã hiệu triệu hơn 90 triệu dân Việt Nam hiệp sức, đồng tâm để huy động sức mạnh toàn dân tộc chiến thắng loại giặc gây khiếp đảm toàn nhân loại này. Công tác chuẩn bị đại hội vẫn phải đảm bảo, nhưng nhường lại cho một nhiệm vụ cấp bách nhất, tối thượng nhất là bảo vệ sức khoẻ, tính mạng của Nhân dân. Tất cả dồn sức cho trận chiến cam go, phức tạp với đại dịch. Để rồi khi chiến thắng dịch bệnh, chúng ta lại tổ chức đại hội với khí thế cháy bỏng, niềm tin trọn vẹn.

Truyền thông phương Tây ngạc nhiên và đặt câu hỏi: Làm thế nào mà Việt Nam, một đất nước đang phát triển, đã kiểm soát dịch bệnh rất tốt theo một cách nhân văn như thế? Đây là câu hỏi mang tính chất tự vấn hơn là chất vấn. Bởi lẽ, ở châu Âu - lục địa già tự hào có nền y học tiên tiến bậc nhất trên thế giới đang quằn quại với hậu quả thảm khốc mà đại dịch Covid-19 gây ra. Nước Mỹ, siêu cường của thế giới cũng trong tình cảnh bi kịch. Điều gì đang xảy ra ở Việt Nam?

Đơn giản như Bác Hồ nói: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Đơn giản, Đảng đang dẫn lối, soi đường để xây dựng một đất nước của dân, do dân và vì dân. Đơn giản, đó là một đất nước có thể còn nhiều khó khăn, nhưng trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh hay bất cứ loại giặc thù nào, không ai bị bỏ lại phía sau.

Đơn giản, đó là Việt Nam!./.

Phạm Hải Nguyên

(Bài viết có tham khảo Lịch sử Đảng bộ huyện Cái Nước)

Ðồng tâm hiệp lực phòng, chống sạt lở

Khi nào Cà Mau khắc phục được tình trạng sạt lở ven biển, ven sông? Ðây là câu hỏi hiện nay gần như chưa ai có câu trả lời chính xác. Bởi tình trạng sạt lở luôn diễn biến khó lường, trong khi hạ tầng thuỷ lợi chưa được đầu tư hoàn thiện, nguồn lực lại đang khó khăn...

Nhiều hạn chế cần khắc phục trong phòng, chống thiên tai

Vừa qua, trưởng các khu vực đã tổ chức kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại địa bàn được phân công phụ trách trong toàn tỉnh. Trên cơ sở kiểm tra thực tế, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (PCTT,TKCN&PTDS) tỉnh, đánh giá, công tác tổng kết PCTT&TKCN năm 2023 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2024 đã được các địa phương thực hiện đầy đủ, kịp thời.

An toàn của người dân là trên hết

Ðể kịp thời ứng phó với biến đổi khí hậu cũng như thích nghi với triều cường biến động, xã Khánh Hội, huyện U Minh chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng, chống thiên tai (PCTT), tìm kiếm cứu nạn (TKCN). Trong đó, chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân, nhất là ngư dân trong việc chủ động phòng chống, nhằm giảm thiểu thiệt hại, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản.

Sẵn sàng hỗ trợ người dân

Mưa lớn, triều cường, ngập lụt, dông lốc, sạt lở đất, xâm nhập mặn... là những loại hình thiên tai được dự báo sẽ có nguy cơ diễn ra từ nay đến cuối năm và sẽ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, nhất là sản xuất của người dân. Trước dự báo này, người dân cần chủ động bảo vệ sản xuất, tài sản.

Vất vả nghề bám biển

Vất vả và luôn phải đối diện với hiểm nguy, nhưng đó chưa phải là tất cả những gì mà ngư dân phải đối mặt trong hành trình mưu sinh trên biển. Quá trình lao động nơi đầu sóng của những ngư dân, đôi lúc phải đánh đổi bằng cả tính mạng, nhất là đối với các phương tiện nhỏ.

Sẵn sàng nhân lực, vật lực ứng phó thiên tai

Theo nhận định của Ðài Khí tượng thuỷ văn tỉnh Cà Mau, từ nay đến cuối năm 2024 còn khoảng 4-5 cơn bão, áp thấp nhiệt đới (ATNÐ) trên biển Ðông, trong đó khoảng 2-3 cơn đổ bộ vào đất liền, tập trung nhiều ở khu vực Trung Bộ và các tỉnh phía Nam. Trên địa bàn tỉnh có khả năng xuất hiện nhiều loại hình thiên tai khác như: gió mạnh trên biển, mưa lớn, triều cường, ngập lụt, dông lốc, sạt lở đất ven sông, ven biển.

Chủ động ứng phó thiên tai trên biển

Công tác phòng chống thiên tai (PCTT) trên biển đang được sự quan tâm đặc biệt, khi thời tiết biến đổi liên tục và thất thường. Ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (PCTT,TKCN&PTDS) tỉnh, có buổi trò chuyện cùng phóng viên Báo Cà Mau về nhiều phương án phòng chống thiên tai và hỗ trợ ngư dân trên biển trong tình hình biến đổi khí hậu (BÐKH).

Bảo vệ nhà ở và sản xuất trước thiên tai

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện Phú Tân, mưa dông, lốc xoáy làm sập, tốc mái 24 căn nhà (sập hoàn toàn 5 căn, tốc mái 19 căn); chìm 3 tàu cá, hư hỏng 2 cụm pa nô, tổng thiệt hại trên 1 tỷ đồng.

Nhiều khó khăn trong thu quỹ Phòng, chống thiên tai

Quỹ Phòng, chống thiên tai (PCTT) được xác định là nguồn lực quan trọng để hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả, tái thiết sau thiên tai xảy ra. Tuy nhiên, tại huyện U Minh, nhiều năm qua việc thu quỹ PCTT luôn đạt thấp, nhiều đơn vị, doanh nghiệp đang chậm trễ trong việc nộp quỹ.

Kiểm soát chặt, thích ứng nhanh

Những tháng cuối năm, vùng biển phía Nam là nơi thường xuyên xuất hiện bão, mưa lớn và gió mạnh. Ðể đảm bảo an toàn cho người và phương tiện ra khơi, bên cạnh tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp an toàn, ngành chức năng và các địa phương trong tỉnh còn tăng cường kiểm tra, kiểm soát, hướng dẫn ngư dân trang bị những thiết bị cần thiết trên tàu cá.