ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 18-1-25 17:17:06
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

“Số hoá” y tế cơ sở

Báo Cà Mau (CMO) Ðược đánh giá là một trong các đơn vị nổi bật về công tác hướng dẫn người dân cài đặt, ứng dụng phần mềm đặt lịch khám bệnh từ xa (vnCare) và hồ sơ sức khoẻ điện tử (HSSKÐT), thời gian qua, huyện Phú Tân không ngừng nỗ lực triển khai phần mềm đến từng người dân trên địa bàn, nhất là tuyến y tế cơ sở, mang lại lợi ích thiết thực.

Bác sĩ Phạm Văn Liêm, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Phú Tân, cho biết: “Phú Tân nằm cách xa trung tâm tỉnh, điều kiện giao thông không thuận lợi, người dân bị hạn chế tiếp cận với các dịch vụ y tế. Cùng với đó, do mặt bằng ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong Nhân dân vẫn còn khá thấp, ảnh hưởng ít nhiều đến khả năng cung cấp cũng như tiếp nhận các dịch vụ y tế thông qua hệ thống số. Chính vì vậy, Trung tâm Y tế huyện đã chủ động triển khai đưa các ứng dụng để người dân có điều kiện tiếp cận và dễ dàng hơn trong khám, chữa bệnh”.

Ðặt lịch khám bệnh từ xa “vnCare” được đánh giá là một ứng dụng quản lý, kết nối người dân với y tế, mang lại lợi ích thiết thực, góp phần tích cực cho hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ Nhân dân. Nhận thấy tiện ích đó, Trung tâm Y tế huyện Phú Tân đã thành lập các tổ CNTT hỗ trợ tuyến xã (8 xã, 1 thị trấn) thực hiện cài đặt ứng dụng này.

Việc người bệnh đặt lịch trước trên hệ thống giúp đội ngũ bác sĩ dễ dàng theo dõi và không bị áp lực lượng bệnh.

 “Về phía tuyến xã, chúng tôi hướng dẫn cán bộ đầu mối các xã là nhân viên y tế xã, nhân viên y tế ấp, đoàn viên, thanh niên, lực lượng chuyển đối số cộng đồng của các đơn vị... Sau đó, thành lập các tổ CNTT, phân công trực tiếp, giao chỉ tiêu nhiệm vụ từng thành viên phụ trách khu vực, địa bàn, tiến hành triển khai hướng dẫn bà con cài đặt và sử dụng phần mềm. Kế hoạch được triển khai đồng bộ từ xã đến ấp, có theo dõi, giám sát, hỗ trợ, giúp đỡ tháo gỡ khó khăn khi cần thiết”, Bác sĩ Phạm Văn Liêm cho biết thêm.

Song song đó, huyện còn tiến hành cập nhật chuẩn hoá thông tin người dân (căn cước công dân/định danh điện tử) đồng bộ dữ liệu kho dân số của phần mềm VNPT-HMIS (hệ thống thông tin quản lý y tế) để mỗi người dân đều có hồ sơ sức khoẻ điện tử cá nhân.

Theo đó, chỉ trong thời gian ngắn triển khai quyết liệt, tính đến hiện tại, toàn huyện đã cài đặt ứng dụng vnCare cho 47.354 người dân, chiếm 47,72% dân số trên địa bàn, góp phần vào tiêu chí về tỷ lệ dân số có sổ khám chữa bệnh điện tử ≥ 50% trong xây dựng NTM. Trong đó, 100% bác sĩ các trạm y tế/phòng khám đa khoa khu vực và Trung tâm Y tế Phú Tân đã cài đặt, sử dụng thạo các chức năng của phần mềm vnCare.

“Kết quả bước đầu hỗ trợ, hướng dẫn người dân cài đặt, tiếp cận với phần mềm mới là nỗ lực rất lớn của huyện. Thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục tuyên truyền để người dân quen dần với dịch vụ mới này. Nhờ xuống tận cơ sở chỉ đạo gấp rút nên số lượng đặt lịch trên ứng dụng vnCare tăng mạnh”, Bác sĩ Liêm phấn khởi.

Theo thống kê của Trung tâm Y tế huyện, trong 7 tháng năm 2023, toàn huyện đã có khoảng 52.800 lượt người dân đến khám, chữa bệnh (trung tâm tiếp nhận trên 11.600 lượt; tuyến cơ sở hơn 41 ngàn lượt), trong đó, ghi nhận số lượt đặt lịch hẹn khám tại cơ sở y tế gần 6 ngàn; đặt lịch tư vấn Online 35 trường hợp qua vnCare.

Nhờ cài đặt và ứng dụng phần mềm khám chữa bệnh từ xa giúp người dân huyện Phú Tân đến khám bệnh tại Trung tâm Y tế huyện nhanh chóng, dễ dàng hơn, không mất nhiều thời gian chờ đợi.

Vừa mới đăng ký khám, chữa bệnh bằng phần mềm vnCare cách đây ít ngày, ông Dương Thanh Hồng, ấp Rạch Chèo, xã Rạch Chèo, chia sẻ: “Tôi biết phần mềm này khá lâu và đã đăng ký sử dụng từ đầu năm nay. Nhà tôi ở cách khá xa Trung tâm Y tế huyện, khi đăng ký trước, mình có thể chủ động thời gian, đến khám liền, được ưu tiên lựa chọn phòng khám, bác sĩ, giờ khám cụ thể. Trên hệ thống cũng có thể xem lại lịch sử khám, chữa bệnh và toa thuốc sử dụng. Do đăng ký trước nên bác sĩ cũng không áp lực lượng bệnh. Dịch vụ này rất nhiều tiện lợi”.

Bác sĩ Phạm Văn Liêm cho biết: “Việc triển khai phần mềm vnCare tại tuyến y tế cơ sở giúp cải tiến rất nhiều trong tiếp nhận bệnh, làm giảm bớt thời gian chờ đợi và tạo thuận lợi cho người bệnh. Chức năng xem lại lịch sử khám bệnh, toa thuốc, các thủ thuật cận lâm sàng, các xét nghiệm đã thực hiện... cũng được lưu trữ rõ ràng, dễ tìm kiếm”.

Với những tính năng hỗ trợ phù hợp và những lợi ích mà phần mềm mang lại, Trung tâm Y tế Phú Tân tiếp tục xây dựng kế hoạch triển khai, hướng dẫn người dân sử dụng và chỉ đạo các trạm y tế xã phân công cán bộ trực, hướng dẫn người dân cài đặt và sử dụng phần mềm; tiếp tục chỉ đạo các địa phương rà soát, chuẩn hoá thông tin, cập nhật căn cước công dân cho nhân khẩu còn thiếu, cập nhật lại hồ sơ sức khoẻ cho Nhân dân. Ðồng thời, tăng cường tuyên truyền để người dân hình thành thói quen sử dụng các phần mềm trên điện thoại thông minh để thực hiện các giao dịch số; đặc biệt liên quan đến khám, chữa bệnh hoặc tư vấn từ xa, theo dõi sức khoẻ./.

 

Hồng Nhung

 

Hướng đến Kho bạc số

Cùng với toàn hệ thống, Kho bạc Nhà nước (KBNN) tỉnh Cà Mau đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) nhằm hình thành nền tảng Kho bạc số, góp phần xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số. Ðó là những kết quả đáng ghi nhận của KBNN tỉnh trong công tác cải cách hành chính (CCHC), hiện đại hoá đơn vị thời gian qua.

"Bác sĩ nông học” trong lòng bàn tay

Hiện nay, trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành công cụ đắc lực trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là nông nghiệp. Việc ứng dụng công nghệ AI vào chẩn đoán sâu bệnh và quản lý dinh dưỡng cây trồng không chỉ giúp giảm thiểu thiệt hại mà còn nâng cao hiệu quả canh tác cho nông dân. Trong bối cảnh đó, ứng dụng “2NÔNG” của Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) nổi lên như một giải pháp tiên phong đầy hứa hẹn.

Chuyển biến từ ứng dụng công nghệ

Việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) được Ban Giám hiệu, toàn thể giáo viên, nhân viên Trường THCS xã Hàng Vịnh (huyện Năm Căn) rất quan tâm, nhờ đó tạo sự chuyển biến, kết quả to lớn cả trong nhận thức, lề lối và kết quả làm việc.

Ðoàn, Hội phát triển trên nền tảng công nghệ số

Ðể hội viên, thanh niên (TN) có trách nhiệm trong thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) đề ra, các cấp hội trong tỉnh đã có nhiều đổi mới trong cách nghĩ, cách làm, cũng như đề xuất các giải pháp hay để nâng cao chất lượng công tác Ðoàn, Hội. Theo đó, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số (CÐS) là giải pháp được quan tâm thực hiện.

Xây dựng thị trường tiêu dùng hiện đại

Thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) là hình thức sử dụng các ứng dụng công nghệ số như Internet Banking, VNPay, quét mã QR... thay vì dùng tiền mặt như cách truyền thống. Hiện nay, TTKDTM là xu hướng tất yếu thúc đẩy phát triển kinh tế, hướng đến xây dựng thị trường tiêu dùng văn minh, hiện đại.

Tăng tốc hoàn thiện bệnh án điện tử

Bắt đầu khởi động xây dựng thí điểm bệnh án điện tử (BAÐT) từ năm 2022 đối với 2 bệnh viện lớn của tỉnh là Bệnh viện Ða khoa tỉnh và Bệnh viện Sản - Nhi, đến nay, BAÐT đang bước vào giai đoạn hoàn thiện và dự kiến 2 bệnh viện này trình Bộ Y tế thống nhất triển khai thực hiện chính thức vào cuối năm 2024, đầu năm 2025, góp phần vào số hoá lĩnh vực y tế, thúc đẩy chuyển đổi số của địa phương.

Thanh toán không dùng tiền mặt - Lợi ích thiết thực cho ngành giáo dục

Ðược sự thống nhất của UBND tỉnh, Sở GD&ÐT đã triển khai chính thức Hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt trong toàn ngành từ đầu học kỳ 2 năm học 2023-2024.

Cần hỗ trợ thêm cho tổ công nghệ số

Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, được phê duyệt tại Quyết định số 749/QÐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ, đã xác định quan điểm sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ ở các cấp và sự tham gia của toàn dân là yếu tố bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số (CÐS).

Ðồng hành cùng phụ nữ kinh doanh thời 4.0

Ứng dụng tối đa thành tựu chuyển đổi số vào quá trình khởi sự kinh doanh, đồng thời tạo ra một kênh sinh hoạt, mua bán chung cho phụ nữ trên môi trường mạng đang là một trong những cách làm hay được Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) TP Cà Mau triển khai và nhân rộng.

Mang lợi ích cho người dân

Xác định chuyển đổi số (CÐS) là xu thế tất yếu, là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu, thời gian qua, TP Cà Mau đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp đột phá thúc đẩy chuyển đổi số trên cả 3 trụ cột là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.