ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 18-12-24 19:29:06
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Anh hùng Phan Ngọc Hiển: Với công tác vận động quần chúng và xây dựng Ðảng

Báo Cà Mau Tốt nghiệp trung học sư phạm mùa hè năm 1931, bọn cầm quyền Sài Gòn đưa Phan Ngọc Hiển đến Rạch Gốc - Tân Ân - Mũi Cà Mau, miền đất hoang vu, rừng biển hiểm trở, với thâm ý "đày chàng thư sinh" đến đó không bỏ mình thì cũng bỏ cuộc.

Tốt nghiệp trung học sư phạm mùa hè năm 1931, bọn cầm quyền Sài Gòn đưa Phan Ngọc Hiển đến Rạch Gốc - Tân Ân - Mũi Cà Mau, miền đất hoang vu, rừng biển hiểm trở, với thâm ý "đày chàng thư sinh" đến đó không bỏ mình thì cũng bỏ cuộc.

Quả đó là một thử thách vô cùng cam go... Nhưng khi vừa đặt chân đến nơi, Phan Ngọc Hiển liền thâm nhập vào đời sống đồng bào: tập tành công việc vào rừng đốn cây, ra biển chài lưới bắt tôm, bắt cá; cùng ăn, cùng ở, cùng làm... Là học sinh 21 tuổi vừa rời ghế nhà trường mà Phan Ngọc Hiển có trí tuệ, bản lĩnh tiến hành ngay nhiều công việc nhằm giác ngộ cách mạng cho bà con, hướng mọi người đi vào con đường đấu tranh cách mạng với niềm tin phơi phới.

Tượng đài Khởi nghĩa Hòn Khoai được đặt tại huyện Năm Căn.         Ảnh: HOÀNG VŨ

Vận động bà con góp công, góp của dựng ngôi trường, Phan Ngọc Hiển dạy học trò đông nghịt. Ban đầu dạy con em của Rạch Gốc, "tiếng lành đồn xa", không mấy chốc con em các xóm, ấp lân cận tìm thầy Hiển để học. Chương trình dạy học, Phan Ngọc Hiển xoá bỏ những bài học có nội dung không lành mạnh, phản động trong sách giáo khoa, thay vào đó những bài giảng có nội dung yêu nước, tiến bộ do ông soạn thảo giảng dạy học trò.

Phát hiện việc làm này, nhà cầm quyền ra lệnh cấm việc hành nghề dạy học của Phan Ngọc Hiển. Ðược bà con đùm bọc che chở, Phan Ngọc Hiển mở nhiều lớp học trong nhà dân; khi lớp học này bị lộ, bọn giặc hăm he đe doạ thì chuyển lớp học đi nơi khác dạy tiếp, không dạy được ở Tân Ân đến các làng lân cận dạy.

Phan Ngọc Hiển nhanh chóng tập hợp tuổi trẻ, xây dựng các tổ chức cách mạng biến tướng: đội bóng đá, đội văn nghệ... vừa vui chơi giải trí, vừa có điều kiện giáo dục nội dung yêu nước, trang bị tinh thần cách mạng cho họ. Trong giáo dục giác ngộ cách mạng cho quần chúng, Phan Ngọc Hiển chú trọng đặc biệt tới phương tiện báo chí. Với lớp trẻ, Phan Ngọc Hiển tự tay viết bài, in bột, in rau câu phân phát cho thanh niên trong vùng đọc. Với người lớn tuổi, Phan Ngọc Hiển tổ chức đọc báo, đặt mua những tờ báo có nội dung tiến bộ về sinh hoạt báo chí.

Vừa đến Rạch Gốc, Phan Ngọc Hiển viết ngay bài điều tra "Vụ kiểm lâm Cà Mau", lên án bọn cặp rằng, chủ lò than, bọn kiểm lâm hà khắc bóc lột thậm tệ đối với người làm nghề rừng và Phan Ngọc Hiển hướng dẫn quần chúng đứng đơn tố cáo tội ác bọn này lên quan chủ tỉnh, lên nhà cầm quyền Sài Gòn. Trên vùng rừng biển Mũi Cà Mau thâm u hoang vắng, bỗng chốc hình thành các phong trào đấu tranh liên tục sôi nổi: công nhân nghề rừng kéo đến đòi chủ lò than giảm giờ làm, tăng lương, cải thiện các điều kiện sinh hoạt thiết yếu khác. Bà con kéo đến đòi bọn kiểm lâm nới lỏng chế độ bao chiếm rừng, kiểm soát gắt gao cây rừng, để bà con được sử dụng cây lá trong rừng đáp ứng yêu cầu nhà ở và các nhu cầu sinh hoạt khác. Bà con nghề rừng, nghề biển tiến hành cuộc đấu tranh với bọn nhà buôn mua sản vật của bà con ép giá và bán hàng hoá cho bà con với giá cắt cổ, chống những thủ đoạn gian lận của bọn này trong mua bán với bà con.

Dưới ngọn cờ Phan Ngọc Hiển, quần chúng các giới trong vùng đoàn kết chống giặc, chống cường quyền, đoàn kết xây dựng cuộc sống, cùng nhau khai thác sản vật. Phan Ngọc Hiển hoà giải mâu thuẫu giữa nhiều nhóm người này với nhiều nhóm người khác, sự đố kỵ giữa dòng họ này với dòng họ khác tồn tại truyền đời trong làng xóm, làm cho xứ sở Tân Ân - Mũi Cà Mau hình thành một nếp sống mới, không khí cách mạng tràn ngập, sôi nổi.

**

Nhận nhiệm vụ ra đảo Hòn Khoai cách đất liền 20 cây số gây dựng cơ sở cách mạng cấp bách theo yêu cầu khởi nghĩa, trong khi trên đảo hầu như chưa có bóng dáng cách mạng, công việc đầu tiên của Phan Ngọc Hiển là thâm nhập quần chúng bằng cách dạy học cho con em ngư dân và con em nhân viên trên đảo. Từ công việc dạy học, Phan Ngọc Hiển tạo mối quan hệ mật thiết với bà con ngư dân, với nhân viên trên đảo, thuận lợi cho việc tuyên truyền giáo dục, vận động cách mạng, xây dựng tổ chức, phát triển lực lượng, phát triển đảng viên, xây dựng chi bộ Ðảng.

Chỉ trong thời gian ngắn, Phan Ngọc Hiển nắm hầu hết quần chúng trên đảo, kết nạp đảng viên, thành lập Chi bộ Hòn Khoai. Trưa 12/12/1940, nhận lệnh khởi nghĩa, Phan Ngọc Hiển tập hợp đảng viên và quần chúng nòng cốt triển khai kế hoạch khởi nghĩa, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng người. Khi còn vài tiếng đồng hồ đến giờ nổ ra cuộc khởi nghĩa, Phan Ngọc Hiển họp chi bộ tuyên bố kết nạp đảng viên cho anh Ðắc và anh Sến (nhân viên trực điện đài trên Hòn Khoai). Phan Ngọc Hiển nói trước chi bộ: "Giờ phúc thiêng liêng này chúng ta hạ quyết tâm hoàn thành thắng lợi cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai đúng theo kế hoạch của Tỉnh uỷ. Ðồng bào trong nội địa đang theo dõi và mong chờ chúng ta chiến thắng trở về".

Hòn Khoai hầu như chưa có bóng dáng cách mạng, khi Phan Ngọc Hiển đến vận động cách mạng trong thời gian ngắn, tuyên truyền giáo dục, nắm quần chúng, phát triển đảng viên, thành lập chi bộ Ðảng, xây dựng lực lượng cách mạng... làm nên sức mạnh giành thắng lợi cuộc Khởi nghĩa Hòn Khoai nhanh gọn. Những người trước đây là nhân viên của giặc bỗng chốc trở thành chiến sĩ cách mạng, trở thành đảng viên trung kiên chiến đấu tiêu diệt kẻ thù; những ngư dân quanh năm với công việc chài lưới, nay thành cán bộ cách mạng lo hậu cần, làm nhiều công việc, giữ bí mật cho cuộc khởi nghĩa và chuẩn bị phương tiện đưa đoàn quân khởi nghĩa về đất liền trong tiếng reo hò mừng chiến thắng.

Ngày 12/7/1941, thực dân Pháp đưa 10 chiến sĩ Khởi nghĩa Hòn Khoai ra trường bắn, trong đó phần lớn là nhân viên của giặc trên đảo Hòn Khoai, có người vừa được kết nạp vào Ðảng trước 1 giờ cuộc Khởi nghĩa Hòn Khoai nổ ra, có người là quần chúng... nhưng họ hiên ngang lẫm liệt trước rừng lê mũi súng của quân thù, họ đồng thanh cất tiếng hô: "Ðả đảo thực dân Pháp!", "Việt Nam độc lập muôn năm!", "Ðảng Cộng sản Ðông Dương muôn năm!".

**

Năm 1931, vùng đất Tân Ân - Mũi Cà Mau còn hoang sơ, Phan Ngọc Hiển đến đây làm bừng lên ánh sáng cách mạng, nổi lên phong trào quần chúng đấu tranh chống cường hào áp bức bóc lột. Năm 1940, nhận nhiệm vụ ra Hòn Khoai gầy dựng cơ sở cách mạng, trong thời gian ngắn nắm quần chúng, xây dựng lực lượng tiến hành cuộc Khởi nghĩa Hòn Khoai giành thắng lợi trọn vẹn. Ngày ra trường bắn, Phan Ngọc Hiển là linh hồn của đồng đội cùng nhau nói lên tiếng nói trung kiên, bất khuất, để lại giá trị nhân văn sâu sắc cho hiện tại và mai sau.

Công tác giáo dục tư tưởng cách mạng, lý tưởng cộng sản của Phan Ngọc Hiển để lại cho chúng ta bài học vô giá, tạo nên sức mạnh trong công tác vận động quần chúng, trong xây dựng Ðảng. Phan Ngọc Hiển luôn là biểu tượng cao đẹp trước mọi người./.

Phạm Văn Tri

Trị tận gốc cán bộ thờ ơ, vô cảm

Căn bệnh vô cảm, thờ ơ trước đồng chí, đồng đội và quần chúng Nhân dân của một bộ phận cán bộ, đảng viên từ lâu được Ðảng ta nhận diện, chỉ rõ là rào cản trong tiến trình phát triển đất nước, làm giảm sút niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Ðảng, là cơ hội để các phần tử phản động, thù địch ra sức chống phá.

Ðội quân tóc dài kéo pháo

Ðó là Ðội Nữ pháo binh tỉnh Cà Mau những năm tháng kháng chiến, một thời khiến quân thù nghe tên đã khiếp sợ. Họ là những cô gái, áo bà ba giản dị, tóc dài thướt tha, nhưng gạt đi cuộc sống cá nhân để hy sinh vì nền độc lập, tự do của dân tộc.

Truyền thống anh hùng vinh quang tiếp nối

Trong tiết trời se lạnh mỗi độ xuân về, trong mỗi người con đất Việt luôn nguyên vẹn niềm vui, tự hào khi có Ðảng. Ðặc biệt hơn, bước sang năm 2025, đất nước ta đón sự kiện quan trọng là đại hội Ðảng các cấp, đây là dịp để Ðảng ta tiếp tục chọn ra những cán bộ, đảng viên ưu tú tham gia thực hiện trách nhiệm thiêng liêng vì mục tiêu: làm cho dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Bảo vệ chủ trương tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị

Công tác tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, gắn với tinh giản biên chế đã, đang và tiếp tục được Ðảng, Chính phủ, bộ, ngành và hệ thống chính trị của cả nước thực hiện quyết liệt trong thời gian tới. Ðây là chủ trương lớn, là bước ngoặt, tạo tiền đề để đất nước bước vào kỷ nguyên mới.

Biểu tượng bất tử

Đền thờ 10 Anh hùng liệt sĩ Khởi nghĩa Hòn Khoai uy nghiêm giữa lòng TP Cà Mau. Công trình là biểu tượng bất tử của truyền thống anh hùng cách mạng, trang sử vàng của vùng đất cuối trời cực Nam Tổ quốc.

Thư từ Vàm Lũng

Thư từ Vàm Lũng

Vui cùng Hải “khắc gỗ”

Với niềm vui và vinh dự lớn của cuộc đời, khi bước vào tuổi 70, ông Châu Thanh Hải nhận được Huy hiệu 50 năm tuổi Ðảng đợt ngày 7/11/2024, dịp kỷ niệm 107 năm cách mạng Tháng Mười Nga tại Ðảng bộ Phường 8, TP Cà Mau.

Ngôi trường Nhà Máy

Vừa rời khỏi lớp Giáo khoa của Nha Giáo dục Nam Bộ đào tạo giáo viên cấp tốc 3 tháng ở vàm Rạch Ráng (do Tiến sĩ Hoàng Xuân Nhị, Giám đốc Nha Giáo dục Nam Bộ làm Hiệu trưởng), tôi được chú Nguyễn Tạo, Trưởng ty Giáo dục Bạc Liêu, giao nhận nhiệm vụ Hiệu trưởng Trường Tiểu học ấp Nhà Máy, xã Khánh Bình Tây (gồm lớp Nhì A, lớp Nhì B, lớp Ba, lớp Tư, có trên 150 học sinh hết thảy). Hôm đó là ngày lịch sử vẻ vang của đất nước.

Sở Tài chính hội nghị công bố quyết định công tác cán bộ

Chiều 4/12, Đảng uỷ Sở Tài chính tổ chức hội nghị công bố quyết định công tác cán bộ tại đơn vị.

”Chi bộ 4 tốt” trong trường học

Trong 10 năm qua, Chi bộ Trường THPT Quách Văn Phẩm (xã Quách Phẩm, huyện Ðầm Dơi) luôn được đánh giá, xếp loại mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, trong đó có 5 lần được đánh giá, xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Riêng năm 2023, Chi bộ nhà trường được Ban Thường vụ Huyện uỷ Ðầm Dơi công nhận “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” và “Chi bộ 4 tốt”.