ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 21-11-24 16:15:27
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý cho trẻ em bị xâm hại

Báo Cà Mau Hiện nay, tình trạng trẻ em bị xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp có nhiều diễn biến phức tạp. Trẻ em bị xâm hại không chỉ tập trung ở khu vực nông thôn mà còn xuất hiện tại những địa phương có điều kiện kinh tế phát triển. Chính vì thế, việc chung tay bảo vệ trẻ em luôn được các cấp chính quyền, xã hội quan tâm. Trong đó có quyền được trợ giúp pháp lý khi xảy ra sự cố đáng tiếc.

Theo đánh giá của ngành chức năng, những năm qua, vấn đề bảo vệ trẻ em trước tình trạng bị xâm hại luôn được Cà Mau quan tâm, tổ chức thực hiện với nhiều giải pháp quan trọng. Thế nhưng, mặc dù đạt được nhiều kết quả tích cực, song đây là vấn nạn vẫn còn đó nhiều khó khăn. Chính vì thế, đâu đó trong cuộc sống vẫn còn xuất hiện tình trạng trẻ em bị xâm hại, những hành vi xâm hại để lại nỗi đau cả thể xác lẫn tinh thần hằn sâu trong ký ức của trẻ.

Việc bố trí trợ giúp viên pháp lý túc trực tại toà án các cấp nhằm kịp thời, chủ động tiếp cận đối tượng, để có những động thái trợ giúp pháp lý phù hợp là giải pháp đã và đang được tỉnh Cà Mau thực hiện.

Đơn cử như trường hợp của bé T.Nh.Th (xã Tân Trung, huyện Đầm Dơi) và bé Ng.K.T (xã Khánh Thuận, huyện U Minh) đang được chăm sóc, giáo dục tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Cà Mau. Cả 2 bé đều chung hoàn cảnh là đã từng chịu đòn roi, những trận hành hạ từ chính người thân. Trong đó, bé Th chưa tròn 4 tuổi. Những trận đòn này không chỉ để lại nỗi đau trên thân thể mà còn như làm tổn thương tâm lý, những ám ảnh cho trẻ.

Bà Võ Bé Năm, trợ giúp viên pháp lý huyện Trần Văn Thời, chia sẻ: “Trong quá trình thực hiện trợ giúp pháp lý, tôi thấy hiện tại tình trạng xâm hại trẻ em diễn biến hết sức phức tạp. Đa số là người thân, hàng xóm gần gũi của bé, những người quen biết. Những đối tượng đó thường lợi dụng sự sơ hở trong việc trông coi của gia đình, xâm hại bé. Đến nay, tôi đã tiếp nhận trợ giúp cho 34 bé bị xâm hại”.

Luật sư Quách Hồng Lam, Đoàn Luật sư tỉnh Cà Mau, cũng nhìn nhận: “Những gia đình có hoàn cảnh như mẹ đơn thân hoặc cha mẹ đi làm ăn xa, để con cái cho ông bà lớn tuổi chăm sóc, nhiều khi thiếu sự quan tâm đối với nhóm trẻ này dẫn đến trẻ bị xâm hại mà không được phát hiện kịp thời, thậm chí có những trường hợp bị xâm hại thời gian dài, ảnh hưởng tới tâm sinh lý của trẻ. Bản thân trẻ thì lại nhút nhát, sợ sệt và không dám khai báo”.

Một trường hợp trẻ bị bạo hành đang được chăm sóc, giáo dục tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh.

Để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em bị xâm hại, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Cà Mau đã chủ động nắm bắt thông tin từ nhiều nguồn tin, sự giới thiệu của các các cơ quan tiến hành tố tụng. Từ đó, cử người thực hiện trợ giúp pháp lý ngoài trình độ, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm thực tế còn am hiểu tâm lý trẻ em để có những động thái can thiệp phù hợp.

Ông Ngô Đức Bính, Phó giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Cà Mau, cho biết: “Công tác trợ giúp cho các đối tượng thuộc diện trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh thời gian qua được các cấp, các ngành và lãnh đạo Sở Tư pháp cũng như Trung tâm đặc biệt quan tâm. Công an, toà án, viện kiểm sát cũng tạo điều kiện bảo vệ quyền lợi cho người được trợ giúp pháp lý, trong đó có đối tượng trẻ em trong các vụ án xâm hại. Kết quả cụ thể trong năm 2023 và những tháng đầu năm 2024, là 271 vụ việc với nhiều tính chất khác nhau. Trợ giúp viên pháp lý đã can thiệp, hỗ trợ bảo vệ quyền hợp pháp cho trẻ em theo quy định pháp luật cũng như bồi thường những thiệt hại do các bị can, bị cáo gây ra cho các em. Từ những việc đó, uy tín của trợ giúp viên pháp lý được nâng lên, được đánh giá cao trên địa bàn tỉnh và Cục Trợ giúp pháp lý”.

Theo cơ quan trợ giúp pháp lý, hoạt động trợ giúp pháp lý đối với đối tượng trẻ em cũng gặp không ít khó khăn. Phần nhiều các trẻ sau khi xảy ra vụ việc bị tổn thương tâm lý, sợ người lạ nên việc tiếp cận, lấy lời khai rất khó.

Thêm vào đó, nhận thức của người thân còn hạn chế nên không thực hiện đầy đủ quyền để bảo vệ trẻ, trong đó có quyền được trợ giúp pháp lý. Khi xảy ra sự việc trẻ bị xâm hại, trong đó có xâm hại tình dục, do tâm lý xấu hổ, lo ảnh hưởng đến danh dự gia đinh, sự phát triển tâm sinh lý và cuộc sống sau này của trẻ…, họ thường không trình báo hoặc trình báo muộn nên việc tiếp cận các trường hợp này gặp khó, dẫn dến công tác trợ giúp pháp lý có thời điểm chưa kịp thời, kịp lúc.

Bà Võ Bé Năm cho biết thêm: “Thời gian qua, Trung tâm chỉ đạo sâu sát việc trợ giúp pháp lý những đối tượng trẻ em bị xâm hại. UBND huyện Trần Văn Thời cũng tạo mọi điều kiện để trợ giúp viên pháp lý hoàn thành tốt công việc này. Công tác phối hợp với cơ quan tố tụng ở địa bàn huyện rất tốt. Thời gian tới, theo tôi nên tuyên truyền sâu rộng hơn nữa Luật Trẻ em để người dân ở địa phương nắm và thực hiện tốt việc bảo vệ quyền và lợi ích của trẻ em hơn, đặc biệt là tại những địa bàn thường xuyên xảy ra những vụ việc trẻ em đi xâm hại và bạo hành”.

Ông Ngô Đức Bính thông tin: “Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của công tác trợ giúp pháp lý theo đúng quy định pháp luật trong thời gian tới, trước hết phải quan tâm hơn nữa về công tác đào tạo cán bộ, bồi dưỡng kỹ năng, nhất là công tác tham gia tố tụng. Giao nhiệm vụ, cử trợ giúp viên hoặc luật sư thực hiện trợ giúp viên trong các vụ án, phải xem xét, đánh giá, bố trí, phân công trợ giúp viên, luật sư phù hợp với tính chất từng vụ việc, nhất là các luật sư có kinh nghiệm thực hiện trợ giúp pháp lý cho từng đối tượng”.

Trợ giúp pháp lý là dịch vụ công thiết yếu nhằm bảo đảm quyền con người, quyền công dân và cũng nhằm bảo đảm quyền trẻ em.

Luật Trợ giúp pháp lý lần đầu được Quốc hội ban hành vào năm 2006. Ngày 20/6/2017, Quốc hội khoá XIV đã thông qua Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 thay thế Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006. Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 đã bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý của người dưới 16 tuổi, luật hoá đầy đủ nội dung Công ước quốc tế về quyền được trợ giúp pháp lý của trẻ em không phân biệt giới tính, dân tộc, tình trạng khó khăn tài chính, có nơi nương tựa hay không...

Theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý, trẻ em là người bị hại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, người bị buộc tội được trợ giúp pháp lý bằng các hình thức tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng và đại diện ngoài tố tụng trong các lĩnh vực pháp luật hình sự, dân sự, hành chính./.

Văn Đum – Hoàng Vũ

Nâng cao kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ công tác trợ giúp pháp lý

Sáng nay (12/11), Sở Tư pháp tỉnh phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cho gần 300 đại biểu là đội ngũ cán bộ làm công tác trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh.

Trợ giúp pháp lý - từng bước khẳng định vai trò, vị trí trong đời sống pháp luật

Hoạt động trợ giúp pháp lý (TGPL) là chính sách có ý nghĩa nhân văn sâu sắc trong các chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước. TGPL cung cấp pháp lý bằng các hình thức như tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện tố tụng miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý, đảm bảo quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật.

Bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý cho trẻ em bị xâm hại

Hiện nay, tình trạng trẻ em bị xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp có nhiều diễn biến phức tạp. Trẻ em bị xâm hại không chỉ tập trung ở khu vực nông thôn mà còn xuất hiện tại những địa phương có điều kiện kinh tế phát triển. Chính vì thế, việc chung tay bảo vệ trẻ em luôn được các cấp chính quyền, xã hội quan tâm. Trong đó có quyền được trợ giúp pháp lý khi xảy ra sự cố đáng tiếc.

Sang nhượng đất bằng giấy tay, có được công nhận?

Tranh chấp đất đai là một trong những tranh chấp phổ biến xảy ra trên địa bàn tỉnh, nhiều vụ việc có tính chất phức tạp, kéo dài bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Ðiều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình an ninh, chính trị, phát triển kinh tế, xã hội. Ðối với người dân thì mất thời gian và tốn chi phí đi kiện tụng. Thời gian qua, công tác trợ giúp pháp lý (TGPL) đã góp phần làm tốt công tác giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp về đất đai. Trong đó, có nhiều vụ điển hình, phức tạp, kéo dài nhiều năm không giải quyết được, người dân tưởng chừng như bỏ cuộc. Nhờ sự hỗ trợ của trợ giúp viên pháp lý (TGVPL) thì vụ việc được giải quyết thành công, giúp người yếu thế nhận lại quyền lợi của chính mình.

Sẽ thí điểm Điểm hỗ trợ pháp luật miễn phí

Sáng ngày 16/8, Sở Tư pháp phối hợp với Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (thuộc Bộ Tư pháp) tổ chức toạ đàm góp ý dự thảo Kế hoạch triển khai thí điểm mô hình “Điểm hỗ trợ pháp luật cộng đồng miễn phí” (gọi tắt là Điểm hỗ trợ pháp luật).

Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

Sáng ngày 15/8, Sở Tư pháp phối hợp với Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) tổ chức Hội nghị hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và triển khai những điểm mới cơ bản của Luật Đất đai có tác động tới doanh nghiệp cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Trợ giúp pháp lý - Điểm tựa của người yếu thế

Ngày 20/6/2017, Quốc hội khoá XIV, kỳ họp thứ 3 đã thông qua Luật Trợ giúp pháp lý (TGPL) năm 2017 với mục tiêu trọng tâm là nâng cao chất lượng TGPL và lấy người được TGPL làm trung tâm. Sự ra đời của Luật TGPL năm 2017 đã khẳng định Đảng và Nhà nước tiếp tục ghi nhận vị trí, vai trò của công tác TGPL, đánh dấu mốc quan trọng trong việc hoàn thiện thể chế của Nhà nước đối với quyền, lợi ích hợp pháp của người được TGPL, trong đó có người nghèo và nhóm đối tượng yếu thế.

Điểm tựa pháp lý cho người yếu thế

Người dân tộc thiểu số (DTTS) thuộc nhóm yếu thế trong xã hội cần được bảo đảm sự công bằng về quyền và lợi ích hợp trước pháp luật. Và trợ giúp pháp lý (TGPL) chính là điểm tựa về pháp luật cho đồng bào DTTS.

Ở đâu có người khuyết tật, ở đó có trợ giúp viên pháp lý

Vừa qua, Toà án Nhân dân huyện U Minh tiến hành phiên xét xử sơ thẩm bị cáo Trần Việt Trung, sinh năm 1979, ngụ Khóm 4, thị trấn U Minh, huyện U Minh về tội “vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”. Sau khi bị tai nạn, bị cáo Trung trở thành người khuyết tật và được Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Cà Mau hỗ trợ trong vụ kiện hình sự.

Quyền tiếp cận trợ giúp pháp lý tại toà

Thời gian qua, tỉnh triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng chất công tác trợ giúp pháp lý (TGPL) trong hoạt động tố tụng. Trong đó, chương trình phối hợp giữa Sở Tư pháp và Toà án Nhân dân (TAND) tỉnh về người thực hiện TGPL trực tại toà, là giải pháp được đánh giá cao về tính hiệu quả.