ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 17-7-25 21:16:38
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu nhiệm vụ trợ giúp pháp lý

Báo Cà Mau Triển khai thực hiện hoàn thành ở mức đạt và vượt chỉ tiêu 100% nhiệm vụ công tác trợ giúp pháp lý (TGPL) được giao; chủ động phối hợp triển khai các hoạt động TGPL đáp ứng 100% yêu cầu được cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí của người được TGPL trên địa bàn tỉnh... Thông tin này được đưa ra tại Hội nghị tổng kết công tác trợ giúp pháp lý năm 2024 do Trung tâm Trợ giúp pháp lý (Sở Tư pháp) tổ chức chiều 21/1.

Theo đánh giá tại hội nghị, hoạt động TGPL năm năm 2024 hoàn thành ở mức đạt và vượt chỉ tiêu 100% đề ra.

Trong năm 2024, trung tâm tiếp nhận, thụ lý thực hiện TGPL được 1.639 vụ việc, giảm 116 vụ so với năm 2023. Trong đó, tham gia tố tụng 726 vụ, tư vấn pháp luật 913 vụ việc.

Số vụ việc TGPL đã hoàn thành 1.275 vụ việc, trong đó tham gia tố tụng 362 vụ việc, tư vấn pháp luật 913 vụ việc.

Trong đó, trợ giúp viên pháp lý tại trung tâm đã tiếp nhận, thụ lý thực hiện TGPL được 726 vụ việc hình thức tham gia tố tụng, đạt 233 % so với chỉ tiêu đề ra; trợ giúp viên pháp lý tại các huyện tiếp nhận, thụ lý 913 vụ việc (385 nữ), đạt 109,7 % so với chỉ tiêu đề ra.

Đối với công tác thông tin, truyền thông về TGPL, năm qua thực hiện kế hoạch phối hợp giữa Sở Tư pháp với Báo Cà Mau, đã thực hiện 9 chuyên đề tuyên truyền pháp luật về TGPL trên Báo Cà Mau Online và truyền hình Online, thu hút trên 1.200.000 lượt người xem.

Phối hợp thực hiện công tác truyền thông pháp luật về TGPL về cơ sở được 29 cuộc, có 1.500 người tham dự; cấp phát miễn phí trên 1.650 tờ gấp pháp luật: hình sự, đất đai, dân sự, hôn nhân và gia đình, Luật Hoà giải, Luật TGPL, đối thoại tại toà án. Ngoài ra, tiếp tục duy trì hoạt động, số điện thoại đường dây nóng về tiếp nhận, tư vấn pháp luật.

Năm 2024, thực hiện Chương phối hợp về người thực hiện TGPL trực tại toà án, kết quả tiếp nhận, thụ lý được 508 vụ việc. (Trong ảnh: Trợ giúp viên pháp lý trực tại Toà án Nhân dân huyện Thới Bình)

Hội nghị cũng nhìn nhận trong công tác TGPL đã qua vẫn còn một số hạn chế. Đơn cử như việc tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác từng lúc còn chậm so với yêu cầu; số ít trợ giúp viên pháp lý chưa thật sự chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện công tác TGPL ở địa bàn phụ trách, nhất là công tác phối hợp truyền thông pháp luật về TGPL; người thực hiện TGPL giao nộp hồ sơ lưu trữ vụ việc TGPL hoàn thành và đề nghị thanh toán chi phí bồi dưỡng, thù lao chưa đúng quy định; các đối tượng thuộc diện được TGPL khi được mời ít tham gia công tác truyền thông TGPL.

Phát biểu tại hội nghị, ông Phạm Quốc Sử, Phó giám đốc Sở Tư pháp, yêu cầu trong hoạt động TGPL cần phải có sự chuẩn bị cũng như những giải pháp phối hợp phù hợp. Chú trọng hơn hoạt động phối hợp và phải có cái nhìn đúng thực tế để có những giải pháp bám sát thực tế ở địa phương.

Trong thực hiện trợ giúp pháp lý, Phó giám đốc Sở Tư pháp yêu cầu phát huy vai trò của trợ giúp viên pháp lý, luật sư thực hiện TGPL trong việc bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được TGPL. Chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác TGPL đáp ứng yêu cầu của người được TGPL. Năm 2025 phải thực hiện các đợt truyền thông pháp luật về TGPL tập trung ở các địa bàn như các xã bãi ngang ven biển; xã đặc biệt khó khăn; xã, phường, thị trấn xây dựng đạt tiêu chí nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh.

Văn Đum

 

 

Trợ giúp pháp lý cho người có công: Lặng lẽ mà sâu sắc

Công tác trợ giúp pháp lý (TGPL) dành cho người có công với cách mạng có ý nghĩa không chỉ về mặt pháp lý mà còn mang tính nhân văn và chính trị sâu sắc.

Công tác trợ giúp pháp lý cho người có công - Lặng lẽ mà sâu sắc

Công tác trợ giúp pháp lý dành cho người có công với cách mạng có ý nghĩa sâu sắc không chỉ về mặt pháp lý mà còn mang tính nhân văn và chính trị sâu sắc. Người có công là những cá nhân đã hy sinh, cống hiến cho sự nghiệp đấu tranh, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc, vì vậy việc bảo đảm quyền tiếp cận pháp luật và công lý cho họ là một trong những biểu hiện cụ thể của chính sách “Uống nước nhớ nguồn” của Đảng và Nhà nước.

Đảm bảo quyền và lợi ích của đối tượng yếu thế

Trong những năm qua, công tác phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý (TGPL) luôn được tỉnh Cà Mau chú trọng, triển khai đạt nhiều kết quả tích cực. Qua đó, kịp thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được TGPL, góp phần giữ vững an ninh trật tự và trật tự, an toàn xã hội tại cơ sở.

Tăng cường phối hợp liên ngành trong trợ giúp pháp lý

Để có cái nhìn khái quát về kết quả phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý (TGPL) trong hoạt động tố tụng trên địa bàn tỉnh Cà Mau, trên cơ sở đó kịp thời tháo gỡ những khó khăn, xây dựng và giải pháp trong thời gian tới, chiều 28/5, Sở Tư pháp tỉnh Cà Mau tổ chức sơ kết công tác phối hợp người thực hiện trợ giúp pháp lý trực tại Toà án Nhân dân, tổ chức phiên toà trực tuyến và trực trợ giúp pháp lý trong điều tra hình sự trên địa bàn tỉnh.

Ðẩy mạnh trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 55/KH-UBND ngày 25/2/2025 triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý (TGPL) cho người khuyết tật (NKT) thuộc diện được TGPL trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2025, với các hoạt động rõ ràng và có trọng tâm, trọng điểm.

Thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu nhiệm vụ trợ giúp pháp lý

Triển khai thực hiện hoàn thành ở mức đạt và vượt chỉ tiêu 100% nhiệm vụ công tác trợ giúp pháp lý (TGPL) được giao; chủ động phối hợp triển khai các hoạt động TGPL đáp ứng 100% yêu cầu được cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí của người được TGPL trên địa bàn tỉnh... Thông tin này được đưa ra tại Hội nghị tổng kết công tác trợ giúp pháp lý năm 2024 do Trung tâm Trợ giúp pháp lý (Sở Tư pháp) tổ chức chiều 21/1.

Đảm bảo tính kịp thời trong hoạt động trợ giúp pháp lý

Góp phần nâng cao tính hiệu quả trong hoạt động Trợ giúp pháp lý (TGPL) tại địa phương, Sở Tư pháp và Toà án Nhân dân tỉnh đã ký Chương trình phối hợp về người thực hiện trợ giúp pháp lý trực tại toà. Đây là một trong nhiều giải pháp được đánh giá cao về tính hiệu quả, trọng tâm là đảm bảo tính kịp thời trong thực hiện nhiệm vụ.

Trợ giúp pháp lý - Nâng chất từ phối hợp liên ngành

Ngày 29/6/2018, liên ngành Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Toà án Nhân dân tối cao, Viện kiểm sát Nhân dân tối cao đã ký kết ban hành Thông tư liên tịch số 10 quy định về phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý (TGPL) trong hoạt động tố tụng. Tại Cà Mau, việc triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 10 đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác trợ giúp pháp lý.

Nâng cao kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ công tác trợ giúp pháp lý

Sáng nay (12/11), Sở Tư pháp tỉnh phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cho gần 300 đại biểu là đội ngũ cán bộ làm công tác trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh.

Trợ giúp pháp lý - từng bước khẳng định vai trò, vị trí trong đời sống pháp luật

Hoạt động trợ giúp pháp lý (TGPL) là chính sách có ý nghĩa nhân văn sâu sắc trong các chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước. TGPL cung cấp pháp lý bằng các hình thức như tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện tố tụng miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý, đảm bảo quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật.