ĐT: (0290) 383 1066 - 383 3905
Thứ hai, 25-9-23 16:58:55

Bắt đối tượng giết người trên biển

Báo Cà Mau (CMO) Ngày 22/5, Đại úy Đỗ Văn Lanh, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Sông Đốc (Bộ đội Biên phòng Cà Mau) cho biết, vào khoảng 21 giờ ngày 21/5, đơn vị nhận được tin báo của ông Lý Thanh Phong, thuyền trưởng tàu cá số hiệu BT 93599 TS, về việc 1 thuyền viên trên tàu bị đâm tử vong và ông Phong đang điều khiển tàu chạy vào bờ để nhờ Đồn Biên phòng hỗ trợ.

Sau khi tiếp nhận thông tin, Đồn Biên phòng (BP) Sông Đốc thông báo cho Công an huyện Trần Văn Thời và các cơ quan chức năng cùng phối hợp xử lý vụ việc, đồng thời hướng dẫn ông Phong và các thuyền viên trên tàu khống chế, quản lý đối tượng gây án, đề phòng đối tượng nhảy xuống biển hoặc có hành động khác.

Đến 4 giờ sáng ngày 22/5, khi tàu BT 93599 TS chạy vào gần đến cửa biển Sông Đốc thì lực lượng của Đồn BP Sông Đốc, Công an thị trấn Sông Đốc và Công an huyện Trần Văn Thời phối hợp ra biển tiếp cận tàu BT 93599 TS để bắt giữ đối tượng và áp giải về Đồn BP để điều tra ban đầu.

Sau khi bắt giữ đối tượng, hoàn chỉnh thủ tục ban đầu, Đồn BP Sông Đốc đã bàn giao đối tượng, thông tin vụ việc cho Công an huyện Trần Văn Thời tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Lực lượng Đồn Biên phòng Sông Đốc và công an địa phương phối hợp ra biển bắt giữ đối tượng gây án. (ảnh do Đồn Biên phòng Sông Đốc cung cấp)

Làm việc với cán bộ điều tra Đồn BP Sông Đốc, ông Lý Thanh Phong, thuyền trưởng tàu BT 93599 TS, khai báo, tàu xuất bến qua cửa biển Sông Đốc từ ngày 28/12/2022, ra biển hoạt động nghề lưới kéo đôi cùng với tàu BT 97993 TS. Cả 2 tàu này đều do bà Phạm Thị Hà (ngụ xã An Thủy, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre) làm chủ. Đi trên tàu BT 93599 TS có ông Phong và 1 thuyền viên tên Thái; còn trên tàu BT 97993 TS có 8 thuyền viên.

Vào ngày 20/5/2023, khi đang hoạt động nghề trên biển thì thuyền viên tên Thái đi trên tàu BT 93599 TS trượt chân ngã trên tàu bị chấn thương, nên được đưa qua tàu BT 97993 TS để đưa vào bờ điều trị. Cùng lúc này, 5 thuyền viên từ tàu BT 97993 TS chuyển qua tàu BT 93599 TS để ở lại chờ ngoài biển, gồm: Nguyễn Trọng Nhân, Danh Sen, Lê Công Chánh, Phan Tấn Đức và Lữ Phương Chi.

Đến 21 giờ ngày 20/5 thì các thuyền viên ở lại trên tàu BT 93599 TS tổ chức ăn nhậu. Đến khoảng 22 giờ 30 phút thì nghe tiếng cãi nhau giữa Nguyễn Trọng Nhân và Danh Sen, sau đó Danh Sen lên nóc cabin nằm nghỉ. Các thuyền viên đều nghỉ nhậu, nhưng vẫn ngồi lại phía trước tàu.

Đến khoảng 2 giờ ngày 21/5, thuyền viên Lê Công Chánh vào gọi ông Phong và thông báo Nguyễn Trọng Nhân đã dùng dao đâm chết Danh Sen. Khi ông Phong lên kiểm tra thì thấy trên người Danh Sen có nhiều vết đâm, vì không biết cách cấp cứu nên ông Phong dùng chăn đắp lên ngực Danh Sen và điện thoại vào báo cho Đồn BP Sông Đốc để hỗ trợ.

Cán bộ điều tra Đồn Biên phòng Sông Đốc lấy lời khai ban đầu của đối tượng Nhân. (ảnh do Đồn Biên phòng Sông Đốc cung cấp)

Đối tượng gây án là Nguyễn Trọng Nhân, 45 tuổi, ngụ xã Nhân Ái, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ. Nạn nhân là Danh Sen, 23 tuổi, ngụ ấp Kinh Làng, xã Đông Thái A, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang. Cả 2 cùng đi trên tàu BT 97993 TS.

Hiện vụ việc đang được các cơ quan chức năng tiến hành điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật./.

 

Lê Khoa

 

 

Xe buýt chật vật để duy trì

Vận tải hành khách bằng xe buýt đang chật vật duy trì hoạt động, các doanh nghiệp đang gồng mình giữ tần suất khai thác tuyến.

Trả giá vì “mua giấy phép lái xe giả”

Vừa qua, Toà án Nhân dân tỉnh Cà Mau xét xử phúc thẩm vụ án hình sự đối với Mai Duy T (SN 1972, cư trú huyện Châu Ðức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), về tội “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”.

Xác minh một bé gái nghi bị bạo hành

Ngày 9/9, đại diện lãnh đạo UBND thị trấn Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời) cho biết, ngành chức năng địa phương đang tích cực vào cuộc xác minh vụ việc một bé gái 16 tuổi nghi bị bạo hành theo trình báo của người thân.

Truyền thông thay đổi hành vi về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Sáng ngày 8/9, Ban Dân tộc tỉnh tổ chức Hội nghị tập huấn, tuyên truyền thực hiện Tiểu dự án 2 của Dự án 9: “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số” trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn I, từ năm 2021-2025.

Hình phạt thích đáng cho nhóm người hành hạ dã man bạn tàu

(CMO) Chiều 7/9, Toà án Nhân dân huyện Trần Văn Thời kết thúc phiên toà xét xử hình sự sơ thẩm đối với Nguyễn Công Toàn, Đoàn Văn Tạc, Nguyễn Văn Tị, Nguyễn Văn Của và Sử Chí Tâm về tội “Hành hạ người khác” và “Cố ý gây thương tích”.

Xây dựng quan hệ lao động ổn định, hài hòa

(CMO) Thành phố Cà Mau là địa phương có số lượng doanh nghiệp lớn, với hơn 1.040 doanh nghiệp, hơn 25 ngàn lao động, trong đó có nhiều loại hình doanh nghiệp như: doanh nghiệp nhân doanh chiếm 97,80%; doanh nghiệp FDI chiếm 0,28%; doanh nghiệp dưới 10 lao động chiếm 66,85%. Số doanh nghiệp có tổ chức công đoàn cơ sở là 59.

Ðiểm tựa cho người nghèo

(CMO) Trợ giúp pháp lý (TGPL) là chính sách có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, bảo đảm được quyền lợi con người. Từ lâu, công tác TGPL đã trở thành điểm tựa về mặt pháp lý cho những người yếu thế, giúp họ đòi lại được công bằng trước pháp luật, đặc biệt là người nghèo.

Hiệu quả ưu đãi lao động đặc biệt

(CMO) Nhà nước luôn khuyến khích cá nhân, doanh nghiệp (DN) tạo điều kiện để lao động nữ, lao động khuyết tật, lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) có việc làm, phù hợp với trình độ, sức khoẻ, góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống. Theo đó, người sử dụng lao động khuyết tật, lao động nữ, DTTS sẽ được hưởng những chính sách ưu đãi phù hợp, vừa tạo điều kiện để cá nhân, DN hoạt động hiệu quả, mặt khác, giúp các đối tượng lao động yếu thế vươn lên trong cuộc sống.

Tiền trong tài khoản bỗng “bốc hơi”

(CMO) Không bị lừa đảo, cũng không ấn vào bất kỳ đường link lạ nào, càng không cung cấp mã bảo mật (OTP) cho ai, nhưng gần đây liên tiếp có nhiều người phản ánh việc tài khoản ngân hàng bỗng chốc mất sạch. Họ lo lắng đặt câu hỏi về tính năng an toàn và bảo mật của tài khoản ngân hàng, nhất là khi sử dụng ứng dụng app ngân hàng trên điện thoại.

Cơ hội mới "hậu xuất khẩu" lao động

(CMO) Những năm gần đây, ngày càng có nhiều thanh niên chọn cách lập nghiệp bằng việc đăng ký xuất khẩu lao động (XKLÐ). Bên cạnh mong muốn tìm được công việc với mức thu nhập cao, những bạn trẻ này còn quyết tâm học hỏi kinh nghiệm, trau dồi kỹ năng, tay nghề, thành thạo ngoại ngữ... để có thể mở ra nhiều cơ hội mới cho bản thân sau khi trở về nước.