ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 16-4-25 20:49:53
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Bình dân học vụ số, nơi xoá mù công nghệ

Báo Cà Mau Giai đoạn 2025-2027, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam sẽ triển khai phong trào Bình dân học vụ số trên phạm vi toàn quốc. Ngay sau khi Trung ương Hội có công văn triển khai phong trào Bình dân học vụ số, Ban Thư ký Uỷ ban Hội LHTN Việt Nam tỉnh đã ban hành kế hoạch triển khai, cao điểm ngay trong Tháng Thanh niên năm 2025.

Theo đó, chỉ đạo 100% các cấp bộ hội cơ sở thành lập đội hình Bình dân học vụ số. Ðến nay đã có 100% cấp bộ hội cơ sở thành lập đội hình này và đã triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao, như tổ chức tuyên truyền, phổ biến về các quan điểm, chủ trương, chính sách của Ðảng, Nhà nước về chuyển đổi số (CÐS), phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; phổ cập kiến thức và kỹ năng số cho mọi tầng lớp Nhân dân; hướng dẫn người dân truy cập Internet và các kỹ năng số thiết yếu (sử dụng phần mềm và mạng xã hội) một cách văn minh, bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin ở mức cơ bản, tránh lừa đảo số; nhận diện và phòng ngừa thông tin xấu, độc trên không gian số.

Các bạn đoàn viên thanh niên hăng hái tham gia phát động phong trào Bình dân học vụ số trên địa bàn huyện Trần Văn Thời.

Các bạn đoàn viên thanh niên hăng hái tham gia phát động phong trào Bình dân học vụ số trên địa bàn huyện Trần Văn Thời.

Anh Phan Văn Tý, Phó trưởng ban Phong trào, Tỉnh đoàn, cho biết: "Tỉnh đoàn luôn cổ vũ, phát huy tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của các cấp bộ hội, hội viên, thanh niên trong phổ cập kiến thức và kỹ năng số cho mọi tầng lớp Nhân dân bằng nhiều hình thức. Tổ chức phổ cập trực tiếp, như tổ chức lớp học tại cộng đồng, có giáo viên hướng dẫn (có thể tổ chức tại nhà văn hoá, nhà sinh hoạt cộng đồng, trường học, thư viện, hoặc không gian công cộng...); tổ chức phổ cập trực tuyến, các lớp học thông qua nền tảng số, các phần mềm trực tuyến kết nối được với đông đảo người dân và các đối tượng thanh niên có nhu cầu và bao phủ khắp các địa bàn".

Trong quá trình triển khai, có nhiều đơn vị tiên phong làm tốt. Ðiển hình như tại huyện Trần Văn Thời, Ban Thường vụ Huyện đoàn đã triển khai phong trào Bình dân học vụ số trong kế hoạch Tháng Thanh niên năm 2025. Theo đó, mỗi đơn vị đoàn cơ sở thành lập 1 đội hình bình dân học vụ số và tổ chức cao điểm Ngày thứ Bảy tình nguyện, tuyên truyền, vận động sử dụng dịch vụ công trực tuyến, thanh toán không sử dụng tiền mặt; tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực số cho thanh - thiếu niên và người dân; tiếp tục phối hợp triển khai hiệu quả các hoạt động của đội thanh niên tình nguyện CÐS tại địa phương hỗ trợ Nhân dân về thủ tục hành chính, giải quyết thủ tục hành chính cho người dân. Kể từ khi ra quân đến nay, có 19/19 đoàn cơ sở có đội hình Bình dân học vụ số hoạt động.

Tuy nhiên, phong trào đang gặp những khó khăn khi triển khai. Ðầu tiên là trang thiết bị cho đội hình, bởi hiện tại một số đội hình hoạt động trên địa bàn rộng, nhưng trang thiết bị như laptop, điện thoại thông minh vẫn chưa đảm bảo để phát huy tối đa hiệu quả khi làm nhiệm vụ. Thêm nữa, phong trào chưa mở được các khoá đào tạo ngắn hạn cập nhật kiến thức về ứng dụng công nghệ cao cho các đội hình. Bên cạnh đó, phong trào cũng chưa có nguồn kinh phí hỗ trợ các đội hình này tương tự như đội hình CÐS cộng đồng.

Chị Lâm Yến Nhi, Bí thư Huyện đoàn Trần Văn Thời, chia sẻ: “Ðội tình nguyện CÐS và Ðội hình Bình dân học vụ số thực hiện các nhiệm vụ tương đồng nên việc thực hiện công tác CÐS chủ yếu khác về tên gọi, cách thức thực hiện có phần rộng hơn nhưng nội dung và hoạt động giống nhau. Trong công tác CÐS có rất nhiều lĩnh vực cần tích hợp và sử dụng bằng điện thoại thông minh, tuy nhiên vẫn còn một phần lớn người dân chưa sử dụng điện thoại thông minh thành thạo, ngại tiếp cận những vấn đề mới; tâm lý người dân cũng có lúc hoang mang sợ bị lừa đảo, nên việc tuyên truyền, hướng dẫn còn gặp nhiều khó khăn”.

Ban thường vụ nhiều huyện đoàn hiện đã chỉ đạo các cơ sở đoàn cần tăng cường tuyên truyền đến người thân, người tin cậy xung quanh các thành viên trong đội hình Bình dân học vụ số trước, sau đó sẽ tiếp tục hướng dẫn cho bà con tại địa phương. Bên cạnh đó, trong công tác tuyên truyền cần phối hợp với lực lượng công an xã, chi bộ, trưởng ấp để được sự tin tưởng và hưởng ứng trong quá trình tuyên truyền vận động bà con tìm hiểu kiến thức về công nghệ, ứng dụng thực tiễn việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

Ban thường vụ các huyện đoàn cũng dự kiến mở các lớp Bình dân học vụ số tại các trung tâm sinh hoạt cộng đồng để phổ cập kiến thức cách sử dụng điện thoại thông minh, các ứng dụng tiện ích tích hợp qua phần mềm VNeID và cách nhận diện, phòng ngừa các chiêu trò lừa đảo qua mạng xã hội... cho người dân.

Anh Phan Văn Tý cho biết thêm: “Phong trào Bình dân học vụ số rất cần sự chung tay vào cuộc của các cấp, các ngành nhằm hỗ trợ trang thiết bị, kinh phí cho đội hình hoạt động hiệu quả. Tỉnh đoàn đã liên hệ với Trung ương Ðoàn và các đơn vị có liên quan mở các lớp tập huấn nâng cao về công nghệ cho các đội hình. Thời gian tới, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn sẽ có văn bản triển khai đến toàn thể cán bộ, đoàn viên, thanh niên trên địa bàn tỉnh trong việc đẩy nhanh, mạnh, hiệu quả hơn nữa phong trào Bình dân học vụ số, để mỗi cán bộ, đoàn viên, thanh niên trở thành thành viên trên mặt trận bình dân học vụ số theo tinh thần chỉ đạo của Tổng bí thư Tô Lâm: "Việc thực hiện phong trào Bình dân học vụ số nhằm xoá mù công nghệ số, đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình CÐS quốc gia"./.

 

Lam Khánh

 

Hỗ trợ bệnh nhân tích hợp sổ sức khoẻ điện tử

Thực hiện chủ trương chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh (KCB), tuổi trẻ Ðoàn uỷ Bệnh viện Ða khoa Cái Nước đồng hành hỗ trợ bệnh nhân tích hợp sổ sức khoẻ điện tử (SSKÐT) trên VNeID, giúp bệnh nhân khi đến cơ sở y tế KCB không phải mang theo nhiều loại giấy tờ rườm rà, phức tạp, rút ngắn thời gian đăng ký KCB, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho bác sĩ dễ dàng tra cứu tiền sử bệnh nhân, có biện pháp điều trị hiệu quả hơn.

Thí điểm ki-ốt y tế thông minh

Xác định chuyển đổi số (CÐS) trong lĩnh vực y tế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm tải thủ tục hành chính và mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân; thực hiện chủ trương của Bộ Y tế và UBND tỉnh về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong khám chữa bệnh (KCB), ngành y tế tỉnh đã phối hợp các đơn vị triển khai thí điểm hệ thống ki-ốt y tế thông minh, mang lại kết quả đáng phấn khởi.

Ưu tiên chuyển đổi số trong cơ quan Nhà nước

Phấn đấu 100% thủ tục hành chính (TTHC) đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình; 100% hồ sơ tiếp nhận trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh được số hoá thành phần hồ sơ và kết quả giải quyết theo quy định; tối thiểu 90% người dân, doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết TTHC; 70% doanh nghiệp SMEs tiếp cận nền tảng chuyển đổi số (CÐS). Ðó là một số chỉ tiêu được đề ra trong kế hoạch phát động phong trào thi đua về CÐS trên địa bàn tỉnh năm 2025, vừa được UBND tỉnh ban hành.

Hiệu quả sau 3 tháng vận hành IOC

Với nhiều tiện ích mang lại, sau 3 tháng vận hành, Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh tỉnh (IOC) bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần hiện thực hoá chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số theo mục tiêu chuyển đổi số của tỉnh.

Tuổi trẻ tiên phong, xung kích trong chuyển đổi số

Công tác Ðoàn, Hội, đặc biệt là trong phong trào thanh - thiếu nhi, có nhiều khởi sắc hơn nhờ sự phát huy cao độ vai trò của thanh niên trong công cuộc chuyển đổi số (CÐS).

Tích cực tích hợp Sổ sức khoẻ điện tử

TP Cà Mau đang tích cực triển khai thực hiện Chiến dịch “Tích hợp Sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VNeID” với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để hướng dẫn, hỗ trợ người dân thực hiện tích hợp Sổ sức khoẻ điện tử (SSKÐT) trên ứng dụng VNeID, để hưởng những lợi ích thiết thực từ chuyển đổi số mang lại.

Tăng tốc tích hợp Sổ sức khoẻ điện tử trên VNeID

Theo thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh, ghi nhận từ khi triển khai Chiến dịch tích hợp Sổ sức khoẻ điện tử (SSKĐT) trên ứng dụng VNeID trên địa bàn tỉnh đến nay, các đơn vị đã triển khai nhiều giải pháp, quyết liệt, tăng tốc để thực hiện chiến dịch, qua đó tăng đáng kể số lượng và tỷ lệ người dân được hướng dẫn, hỗ trợ tích hợp.

Lợi ích đa chiều của hội chợ không tiền mặt

Những năm gần đây, thanh toán không tiền mặt đang dần trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống kinh tế, xã hội. Không chỉ phổ biến tại trung tâm thương mại, siêu thị hay hệ thống bán lẻ, mô hình này còn len lỏi vào hội chợ, nơi vốn gắn liền với thói quen sử dụng tiền mặt từ trước đến nay. Việc áp dụng các phương thức thanh toán số đang mở ra chương mới hiện đại và minh bạch hơn cho thương mại Việt Nam.

“Số hoá” ngành điện, nâng chất phục vụ khách hàng

Là lĩnh vực đóng vai trò quan trọng, phục vụ nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt và sản xuất của người dân, doanh nghiệp, thời gian qua ngành điện tỉnh không ngừng ứng dụng các giải pháp số trong công tác quản lý đến các dịch vụ tiện ích phục vụ khách hàng.

Tầm quan trọng của chuyển đổi số trong cuộc cách mạng mới

Chúng ta đang trong tâm thế bước vào cuộc cách mạng mới. Do vậy, chỉ có áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số mới có thể điều hành linh hoạt, hiệu quả chính quyền trong bộ máy hệ thống chính trị mới. Sau sắp xếp, địa bàn rộng, nhân lực ít, nếu không áp dụng công nghệ số thì khó lòng quản lý đạt hiệu quả.