ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 19-1-25 09:17:02
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cà Mau không còn xa

Báo Cà Mau “Cà Mau không còn xa” là chủ đề của hoạt động giới thiệu điểm đến du lịch tỉnh Cà Mau tại Phố đi bộ Hoàn Kiếm, TP Hà Nội, dự kiến diễn ra vào ngày 20-21/10. Đây cũng là dịp để tỉnh Cà Mau giới thiệu, quảng bá các hoạt động trong khuôn khổ Festival Tôm Cà Mau được tổ chức vào cuối năm 2023.

Hoạt động này do Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp phối hợp Sở Văn hó, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch TP Hà Nội, thực hiện. Thông qua đó, giới thiệu với Nhân dân mọi miền đất nước về quê hương, con người và các giá trị văn hóa của Cà Mau, góp phần thúc đẩy, phát triển ngành du lịch của tỉnh.

Tại Phố đi bộ Hoàn Kiếm, sẽ hình thành không gian văn hoá, du lịch Cà Mau (kích thước 3x25m), trưng bày một số hình ảnh, tiểu cảnh về du lịch Cà Mau, 5 quầy trưng bày giới thiệu về sản phẩm du lịch, sản phẩm tour tuyến, sản phẩm OCOP, ẩm thực Cà Mau; trưng bày bằng giá ảnh 50 bức ảnh (kích thước 40x60cm) giới thiệu về kinh tế, văn hoá, du lịch, con người Cà Mau.

Thiết kế trang trí cho không gian văn hoá, du lịch Cà Mau tại Phố đi bộ Hoàn Kiếm, TP Hà Nội.

Tham gia hoạt động giới thiệu điểm đến du lịch tỉnh Cà Mau tại TP Hà Nội đợt này, có Điểm du lịch sinh thái cộng đồng Hoàng Hôn (xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển), Khu Du lịch sinh thái Cà Mau Eco (xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời), Công ty Sản xuất, Thương mại SK NONI (xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời), Hợp tác xã Nuôi trồng thuỷ sản Hồng Hoa (xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi), Công ty TNHH Sản xuất, Thương mại và Dịch vụ Kiên Cường (xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn)…

Sản phẩm đặc sản Cà Mau đến với du khách Hà Nội tại Hội chợ Quốc tế VITM Hà Nội. 

Anh Huỳnh Trung Kiên, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất, Thương mại và Dịch vụ Kiên Cường, chia sẻ: “Tham gia chương trình, tôi sẽ giới thiệu đến bạn bè cả nước những sản vật phong phú của đất Cà Mau, trong đó có món bánh phồng tôm ở huyện Năm Căn. Đồng thời, mong muốn các sản phẩm OCOP của tỉnh ngày càng tiếp cận với nhiều khách hàng và mở rộng thị trường tiêu thụ. Hiện tại, cơ sở của tôi đang tiếp tục đầu tư mua sắm, nâng cấp các trang thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất và làm hồ sơ đề nghị ngành chức năng nâng hạng OCOP 4 sao, để có cơ hội vươn xa hơn nữa”.

Hoạt động biểu diễn nghệ thuật được thực hiện từ 19g30 đến 22:00 các ngày, gồm các tiết mục đờn ca tài tử, tân cổ, nhạc hiện đại về quê hương Cà Mau (Áo mới Cà Mau, Tình anh bán chiếu, Yêu lắm Cà Mau, Quê tôi Đất Mũi Cà Mau, Cà Mau quê tôi, Cà Mau xa lắm, Cà Mau đâu xa) và kể chuyện Bác Ba Phi…

 Nghệ nhân Quốc Sỹ chia sẻ: “Di sản quý báu đờn ca tài tử luôn là niềm tự hào của người dân Nam bộ nói chung, người dân Cà Mau nói riêng. Được biểu diễn giao lưu, giới thiệu loại hình nghệ thuật đờn ca tài tử đến bạn bè gần xa, tôi xem đó là trách nhiệm trao truyền, góp phần lan tỏa hình ảnh tình đất, tình người đất mũi thân thương”.

Chương trình kết hợp giới thiệu khái quát về Chuyện kể Bác Ba Phi; tác phẩm Bác Ba Phi bẫy chim sen và nhạc phẩm Đám cưới nhà Ba Phi, độc thoại Bác Ba Phi...

 Là thành viên của CLB kể chuyện Bác Ba Phi và từng diễn vai Bác Ba Phi, anh Trần Thanh Duy, diễn viên Trung tâm Văn hoá, Truyền thông và Thể thao huyện huyện Trần Văn Thời, chia sẻ, “Trong 2 đêm diễn tại Hà Nội, anh thủ vai Bác Ba Phi cùng Hoàng Phúc (vai Đậu), lần này đưa “Bác Ba Phi” đi Hà Nội, tôi rất vui và tự hào khi được góp sức bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo của chuyện kể Bác Ba Phi, loại hình văn hóa nghệ thuật đặc sắc riêng có ở Cà Mau”.

Diễn viên Trần Thanh Duy (bìa phải) vui mừng và tự hào khi được đưa “Bác Ba Phi” đi Hà Nội, đến với du khách cả nước.

Bên cạnh đó, ở phần kể chuyện Bác Ba Phi sẽ kết hợp các hoạt động hoạt náo giao lưu với khách tham quan, như đố vui về du lịch Cà Mau, mời khán giả hát ca khúc về Cà Mau, bốc thăm trúng thưởng các sản phẩm quà tặng lưu niệm của Cà Mau…

Năm 2023 có thể nói là năm kết nối du lịch giữa Cà Mau với TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phía Bắc. Cụ thể, Cà Mau đã tham gia các sự kiện du lịch lớn như Ngày hội du lịch TP Hồ Chí Minh, Hội chợ du lịch Quốc tế – Việt Nam VITM Hà Nội, Hội chợ du lịch Quốc tế ITE TP Hồ Chí Minh, Festival Kèn Mông tình Hà Giang, Lễ hội Văn hóa ẩm thực ba miền Bắc – Trung - Nam…

Hoạt động quảng bá du lịch Cà Mau tại tỉnh Hà Giang.

Tại các sự kiện, Cà Mau đều có gian hàng giới thiệu sản phẩm sản phẩm đặc trưng, quảng bá tiềm năng, thế mạnh, nhằm kết nối xúc tiến đầu tư, phát lịch của Cà Mau - vùng đất thiêng nơi cực Nam Tổ quốc./.

Mộng Thường

Liên kết hữu ích

Khu Du lịch Mũi Cà Mau nhận chứng nhận Điểm đến du lịch hấp dẫn  

Tối 29/11, Khu Du lịch Mũi Cà Mau được trao chứng nhận Điểm đến du lịch hấp dẫn TP Hồ Chí Minh và 13, tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long năm 2024.

Trải nghiệm du lịch Cà Mau

Nằm trong chuỗi hoạt động sự kiện “Cà Mau - Điểm đến 2024”, trong 2 ngày (2 và 3/10), Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau đã tổ chức đoàn Famtrip dành cho các nhà báo đến từ các báo trung ương và địa phương, cùng đại diện các hãng lữ hành trải nghiệm khảo sát các điểm du lịch sinh thái trên địa bàn các huyện Ngọc Hiển, Phú Tân và Trần Văn Thời.

Tổng thu kỳ nghỉ lễ Quốc khánh trên 77 tỷ đồng

Thông tin từ Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch Cà Mau, kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay (tính từ ngày 31/8 đến 9 giờ sáng ngày 3/9) Cà Mau đón hơn 61.400 lượt khách, trong đó có 211 lượt khách quốc tế, tăng 7,12% so với cùng kỳ 2023. Theo đó, tổng thu trong kỳ nghỉ là 77,6 tỷ đồng, tăng 4,12% so với cùng kỳ năm 2023.

Trải nghiệm không gian xanh

Cà Mau từ lâu đã nổi tiếng với các điểm du lịch sinh thái tuyệt đẹp của rừng, của biển, của những di tích văn hoá, lịch sử. Không những thế, Cà Mau ngày nay còn có nhiều điểm khám phá mới, đó là những công viên ấn tượng được xây dựng ở các địa phương trong tỉnh.

Phát triển du lịch dưới tán rừng

Tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có ở địa phương, thời gian qua, nhiều hộ dân trên địa bàn xã Khánh Thuận, huyện U Minh, đã hình thành nên các điểm du lịch, dịch vụ trải nghiệm hấp dẫn dưới tán rừng, với mục tiêu vừa làm kinh tế du lịch vừa gắn với bảo vệ “lá phổi xanh” theo hướng phát triển bền vững.

Ðể “Cà Mau - Ðiểm đến 2024” hút du khách

Vì chương trình "Cà Mau - Ðiểm đến" đã quá thành công trong năm 2023 nên chuỗi sự kiện trong năm 2024 đang nhận nhiều kỳ vọng, nhưng cũng là áp lực cho đơn vị tổ chức tỉnh nhà trong bài toán giữ chân và hút thêm khách du lịch.

Chương trình sự kiện "Cà Mau - Điểm đến năm 2024"

Sẽ có nhiều hoạt động trong “Cà Mau - Ðiểm đến” 2024

Năm 2023 là năm ngành du lịch Cà Mau đạt kết quả đáng ghi nhận. Trao đổi với phóng viên báo Cà Mau, ông Tiêu Minh Tiên, Phó giám đốc Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL), cho biết, phát huy thành tích, năm 2024, ngành phấn đấu đạt tổng số khách du lịch 2.350.000 lượt (khách trong nước 2.337.000 lượt, khách quốc tế 13 ngàn lượt), tổng thu du lịch 3.480 tỷ đồng.

Cần tạo sự độc đáo riêng tại mỗi khu, điểm du lịch

Tại cuộc họp đánh giá hoạt động du lịch năm 2023 và đề xuất nhiệm vụ năm 2024 vào sáng 24/2, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Minh Luân nhấn mạnh, cần tạo sự độc đáo riêng tại mỗi khu, điểm du lịch.

Cà Mau đón gần 178.000 lượt khách dịp Tết Nguyên đán

Thông tin từ Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, gần 178.000 lượt khách (448 khách quốc tế) đã đến tham quan tại các khu, điểm du lịch, di tích và lưu trú từ ngày 8/2 (29 tháng Chạp) đến 9 giờ ngày 14/2 (mùng 5 tháng Giêng). Tổng thu du lịch đạt hơn 137,15 tỷ đồng, tăng 13,7% so với Tết Nguyên đán năm 2023 (120,56 tỷ đồng).