ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 5-9-24 07:12:32
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cà Mau triển khai nhiều biện pháp phòng chống bệnh bạch hầu

Báo Cà Mau Nhiều tỉnh phía Bắc đã xuất hiện trường hợp tử vong vì bệnh bạch hầu nên nguy cơ bùng dịch là rất cao. Ngành Y tế tỉnh Cà Mau đã tiến hành nhiều biện pháp để phòng chống bệnh này.

Vào ngày 9/7, một cô gái 18 tuổi ở Nghệ An tử vong vì mắc bệnh bạch hầu. Sau đó, có 119 người phải cách ly vì tiếp xúc với đối tượng này. Theo các chuyên gia, một trong những nguyên nhân khiến ca mắc bệnh bạch hầu gia tăng trong thời gian qua là do tiêm chủng vắc xin phòng bệnh bị gián đoạn, tỷ lệ bao phủ vắc xin thấp. Theo thống kê của Bộ Y tế, năm 2023 tỷ lệ tiêm chủng vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván (DPT) chỉ đạt 55,7% (trong khi chỉ tiêu được giao là ≥80%). Năm 2023, cả nước ghi nhận 58 ca mắc bạch hầu, không đạt chỉ tiêu đề ra (≤0,05/100.000 dân).
Hiện nay, bạch hầu là bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Bệnh bạch hầu được đánh giá là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời. Chính vì thế, các tỉnh, thành đã bắt đầu xây dựng kế hoạch phòng chống bệnh bạch hầu trước khi bệnh bùng phát thành dịch trên diện rộng.

Tại nhiều bệnh viện trên địa bàn tỉnh Cà Mau, người dân đến đăng ký tiêm chủng để phòng bệnh bạch hầu.   Ảnh: LAM KHÁNH

Tại tỉnh Cà Mau, Sở Y tế đã chỉ đạo các trung tâm y tế, các bệnh viện… tiến hành rà soát và triển khai nhiều biện pháp chủ động phòng, chống bệnh. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau vào ngày 10/7/2024 đã ban hành công văn tăng cường phòng chống bạch hầu. Theo đó, các địa phương giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi mắc bệnh, người đến, ở, về từ vùng đang có dịch bạch hầu trong vòng 14 ngày; đẩy nhanh tiến tiến độ tiêm chủng mở rộng cho trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đầy đủ 3 mũi chứa thành phần BH-HG-UV-VGB-Hib và 01 mũi DPT4; thực hiện tiêm bù, tiêm vét, tiêm chủng thường xuyên ở tất cả các xã, phường, thị trấn. 

Một số địa phương trên cả nước đã xuất hiện bệnh bạch hầu và nhiều ca phải cách ly.     Ảnh: Internet.

Bên cạnh đó, Sở Y tế tỉnh Cà Mau cũng tổ chức tập huấn nhắc lại hướng dẫn giám sát và chẩn đoán, điều trị bệnh Bạch hầu theo Quyết định số 2957/QĐ-BYT ngày 10/7/2020 và Quyết định số 3593/QĐ-BYT ngày 18/8/2020 của Bộ Y tế cho toàn bộ nhân viên y tế tham gia công tác giám sát và khám, chữa bệnh nhằm phát hiện sớm ca bệnh nghi ngờ để cách ly, điều trị. Các bệnh viện công và tư đảm bảo công tác thu dung, cấp cứu, phân luồng khám, phân tuyến điều trị bệnh nhân; thiết lập khu vực riêng khám, cách ly điều trị, cấp cứu bệnh nhân, hạn chế thấp nhất các trường hợp tử vong. Thực hiện nghiêm công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Khi phát hiện ca bệnh nghi ngờ, thực hiện lấy mẫu xét nghiệm tất cả các trường hợp và thông báo hệ dự phòng phối hợp nhận mẫu xét nghiệm và phòng chống kịp thời tại cơ sở điều trị. Đồng thời cũng phải phối hợp với các cơ quan truyền thông đẩy mạnh tuyên truyền về các dấu hiệu nhận biết và các biện pháp phòng chống bệnh bạch hầu để người dân có những biện pháp phòng, tránh cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Yêu cầu người dân khi có những triệu chứng như ho, khó thở, sốt... phải đến ngay trạm y tế để được khám và tư vấn, chuyển tuyến kịp thời, không được tự ý điều trị tại nhà. Chuẩn bị đầy đủ khu vực cách ly, thuốc, hoá chất, vật tư, trang thiết bị phòng chống dịch, sẵn sàng đáp ứng khi dịch bệnh bạch hầu xảy ra.

Bộ Y tế ban hành bộ quy tắc về phòng, chống bệnh bạch hầu. (Ảnh: Sở Y tế tỉnh Cà Mau cung cấp).

Ông Trần Quang Khoá, Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Cà Mau, khuyến cáo: “Các trung tâm y tế cần nâng cao cảnh giác, thường xuyên theo dõi và giám sát tình hình bệnh bạch hầu trong khu vực mình quản lý. Các biện pháp phòng ngừa như tiêm chủng, vệ sinh cá nhân và môi trường cần được tăng cường. Duy trì tỷ lệ tiêm chủng phòng bệnh cao trong cộng đồng theo đúng lịch của chương trình tiêm chủng mở rộng, tiếp tục rà soát các đối tượng trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đầy đủ 3 mũi chứa thành phần BH-HG-UV-VGB-Hib và 1 mũi DPT4; thực hiện tiêm bù, tiêm vét, tiêm chủng thường xuyên ở tất cả các xã, phường, thị trấn. Đảm bảo sẵn sàng thuốc, vật tư, hoá chất, phương tiện phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh.

Khuyến cáo đối với người dân: Tất cả trẻ em trong tuổi tiêm chủng sinh năm 2023 và năm 2024 chưa tiêm hoặc chưa đầy đủ (3 mũi BH-HG-UV-VGB-Hib và mũi DPT4), cha mẹ hãy đưa con em đến Trạm Y tế xã, phường, thị trấn trong buổi tiêm chủng thường xuyên để tiêm bù, tiêm vét; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hằng ngày; đeo khẩu trang khi ra ngoài và hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh; thực hiện tốt vệ sinh nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng. Đảm bảo vệ sinh ăn uống, ăn chín, uống sôi, bát đũa sạch sẽ. Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời. Sự hợp tác của cộng đồng là rất quan trọng để ngăn chặn dịch bệnh lây lan”./.

Lam Khánh

Dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em

Một trong những trăn trở của các bà mẹ có con nhỏ hay trẻ trong độ tuổi ăn dặm chính là chế độ dinh dưỡng vừa đảm bảo sức khoẻ cho mẹ, vừa giúp bé phát triển tối ưu. Chính vì vậy, việc cung cấp thông tin chính xác, khoa học và dễ tiếp cận về dinh dưỡng là vô cùng quan trọng.

Sàng lọc trước sinh, sơ sinh

Hiện nay, phương pháp sàng lọc trước sinh (SLTS) và sàng lọc sơ sinh (SLSS) là một trong những phương pháp kỹ thuật khoa học tiên tiến, hiện đại nhằm phát hiện những biểu hiện bệnh lý trong giai đoạn bào thai cũng như trong 48-120 giờ sau khi trẻ chào đời. Từ đó, sẽ có những can thiệp y học kịp thời, phù hợp cho cả mẹ và bé nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những trường hợp dị tật, dị dạng, thiểu năng trí tuệ cũng như những bệnh lý di truyền...

Phòng ngừa, phát hiện sớm bệnh ung thư vú

Bác sĩ CKII Châu Tấn Ðạt, Trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện Ða khoa Cà Mau, cho biết: "Theo số liệu khảo sát mới nhất, trong 5 loại bệnh ung thư thường gặp ở nữ giới thì ung thư vú (UTV) là loại ung thư đứng đầu về tỷ lệ mắc và đứng thứ 3 về nguyên nhân gây tử vong, sau ung thư gan, phổi".

Phòng chống dịch sởi mùa tựu trường

Trước thềm năm học mới 2024-2025, với các trường mẫu giáo, mầm non trên địa bàn tỉnh, bên cạnh công tác chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ dạy và học, trang trí không gian lớp học, nhà trường còn đặc biệt chú trọng công tác phòng chống dịch bệnh.

Nỗi lòng người mắc bệnh K

Khi biết mình mắc bệnh K, phần lớn người bệnh đều khó chấp nhận được. Do đó, họ luôn cần có những người bạn, người thân trong gia đình biết lắng nghe để giải toả được những căn thẳng, lo âu.

Chọn lựa thực phẩm an toàn cho người cao tuổi

Khoa học đã chứng minh, thể trạng của người già và trẻ nhỏ rất dễ bị tổn thương về hệ tiêu hoá bởi sức đề kháng yếu. Nhất là đối với người cao tuổi, sự suy giảm của hệ miễn dịch càng làm cho họ có nguy cơ mắc nhiều chứng bệnh về đường tiêu hoá hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ nếu chọn lựa thực phẩm không an toàn.

Bệnh tim đập chậm

Trái tim của người lớn khi nghỉ ngơi thường đập từ 60-100 lần/phút. Nhịp tim trên 100 lần/phút là nhịp tim nhanh, nếu mắc chứng nhịp tim chậm, số nhịp đập sẽ ít hơn 60 lần/phút.

Chăm sóc sức khoẻ tâm thần cộng đồng

Ðể góp phần chăm sóc sức khoẻ tâm thần cộng đồng theo hình thức lồng ghép vào hoạt động của trạm y tế xã, phường nhằm phát hiện sớm, chữa trị kịp thời, làm giảm hành vi gây rối, gây nguy hại, mãn tính, tàn phế cho bệnh nhân tâm thần phân liệt và bệnh động kinh, từ ngày 10/10/1998, Chính phủ đã quyết định đưa Chương trình Phòng chống tâm thần thành Chương trình Mục tiêu Y tế quốc gia bảo vệ sức khoẻ tâm thần cộng đồng (Chương trình). Theo đó, những năm qua, công tác tuyên truyền được đẩy mạnh và mang lại hiệu quả thiết thực. Bệnh nhân đến đăng ký điều trị ngày càng nhiều; tỷ lệ bỏ trị, bệnh nhân kích động, lang thang giảm hẳn.

Phòng chống bệnh truyền nhiễm trong cơ sở khám, điều trị

Hiện nay, các loại dịch bệnh truyền nhiễm đang diễn biến phức tạp ngoài cộng đồng, nhất là dịch bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Nhận định nguy cơ dịch bệnh truyền nhiễm có thể lây lan và bùng phát trong các cơ sở khám, điều trị bệnh, Sở Y tế Cà Mau tổ chức các đoàn đến kiểm tra, đôn đốc việc tăng cường các giải pháp phòng, chống dịch bệnh và phòng lây nhiễm chéo.

Ðóng góp nhỏ, ý nghĩa lớn

Thông qua nhiều hình thức tuyên truyền, phong trào hiến máu nhân đạo trên địa bàn huyện Trần Văn Thời nhận được sự hưởng ứng tích cực của đông đảo cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Qua đó, giúp cho phong trào hiến máu tình nguyện của huyện phát triển sâu rộng, tạo sức lan toả mạnh mẽ trong cộng đồng. Mỗi giọt máu trao đi là tình cảm yêu thương, trách nhiệm của mỗi người dân đối với xã hội.