ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 18-1-25 14:49:50
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Các nhóm đối tượng có nguy cơ cao  mắc ung thư tuyến tuỵ

Báo Cà Mau Tổ chức Ung thư toàn cầu (Globocan) cho biết, ung thư tuyến tuỵ nói riêng và căn bệnh ung thư nói chung đã trở thành là nỗi lo của rất nhiều hộ gia đình, bởi ngoài việc phải chi phí cao cho công tác điều trị, thì việc kéo dài thời gian sống của bệnh nhân cũng rất khó. Trong đó, ung thư tuyến tuỵ được xem là vô cùng nguy hiểm và luôn có tiên lượng xấu.

Do vị trí đặc biệt của tuyến tuỵ nằm sâu bên trong các cơ quan khác. Ngoài ra, căn bệnh này lại có khá ít triệu chứng lâm sàng, nên rất dễ bị nhầm lẫn với các căn bệnh khác. Vì thế bệnh nhân khi được chẩn đoán thường đã rơi vào giai đoạn muộn. Thông thường chỉ có khoảng 10% bệnh nhân ung thư tuỵ được phát hiện ở giai đoạn sớm, còn lại khoảng 53% được chẩn đoán là khi đã ở vào giai đoạn IV (giai đoạn cuối), với tình trạng bệnh lý đã di căn rất xa so với khối u ban đầu.

Mổ nội soi cho một trường hợp bệnh nhân bị ung thư tuyến tiêu hoá tại Bệnh viện Đa khoa Cà Mau.Mổ nội soi cho một trường hợp bệnh nhân bị ung thư tuyến tiêu hoá tại Bệnh viện Đa khoa Cà Mau.

Theo thống kê cho thấy, hiện nay có 4 nhóm người thuộc nguy cơ cao có thể sẽ mắc ung thư tuyến tuỵ như: người bị viêm tuỵ cấp và luôn trong tình trạng tái phát nhiều lần, dẫn đến bị viêm tuỵ mạn tính; những người có thói quen quá lạm dụng rượu, bia và thuốc lá; người mắc bệnh đái tháo đường ở thể nặng và cuối cùng là các trường hợp bị béo phì do rối loạn chuyển hoá.

Theo Bác sĩ Lâm Thuận Hiệp, Trưởng khoa khám bệnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Cà Mau (CDC), thông tin cho biết: “Tuỵ là một phần của hệ thống tiêu hoá. Khi đã bị ung thư tuyến tuỵ thường là rất khó chữa khỏi. Nguyên nhân là do vị trí của tuỵ nằm ẩn sâu bên trong ổ bụng, giữa phúc mạc và dạ dày, lại ít có triệu chứng rõ ràng”.

Thông thường các dấu hiệu nhận biết ung thư tuỵ chỉ xuất hiện khi bệnh đã ở vào giai đoạn nặng, người bệnh bị đau ở vùng bụng rất dữ dội. Tuy vậy, những cơn đau ban đầu chỉ là sự thoáng qua, sau đó âm ỉ ở vùng thượng vị. Vì thế, người bệnh luôn nhầm tưởng là đau dạ dày. Giai đoạn kế tiếp là đau dần sang 2 bên, thậm chí có trường hợp đau ra phía sau lưng. Không ít bệnh nhân luôn có cảm giác bị đau gián đoạn, nhưng đến khi ăn hoặc nằm ở tư thế ngửa lại khiến cho bụng trở nên đau đớn không chịu nổi. Nguy hiểm của căn bệnh ung thư tuỵ chính là sự diễn tiến từ từ, rồi lâu dần sẽ tăng lên theo thời gian.

Theo ghi nhận của các bác sĩ chuyên khoa ung bướu, cá biệt có một số trường hợp bệnh nhân bất chợt xuất hiện các cơn đau rất kinh khủng. Trong trường hợp này, phần nhiều là do khối u ác tính đã phát triển quá lớn, gây nên sự tắc nghẽn ống tuỵ dẫn đến tình trạng viêm tuỵ cấp. Ngoài triệu chứng đau bụng, các dấu hiệu như: nước tiểu sẫm màu, vàng da… cũng có thể là triệu chứng của bệnh lý ung thư tuỵ. Bởi vì lúc này khối u đã làm tắc nghẽn ống mật, làm cho dịch mật khó di chuyển từ gan xuống tá tràng, khiến cho mật đi ngược dòng vào trong máu và lúc này sẽ xuất hiện hiện tượng vàng da, nước tiểu đậm màu. Bên cạnh đó, quá trình đi đại tiện của bệnh nhân cũng không được bình thường, như bị phân sống, tiêu chảy… Người bệnh cảm thấy chán ăn, sốt cao, sụt cân nhanh và cơ thể bắt đầu suy nhược. 

Một trường hợp bệnh nhân ung thư sau phẫu thuật tại Bệnh viện Đa khoa Cà Mau, được bác sĩ thăm khám.Một trường hợp bệnh nhân ung thư sau phẫu thuật tại Bệnh viện Đa khoa Cà Mau, được bác sĩ thăm khám.

Tổ chức Ung thư toàn cầu đã chỉ ra rằng, ung thư tuỵ dù đứng hàng thứ 13 trong hầu hết các loại ung thư đang phổ biến trên thế giới hiện nay, nhưng lại là một trong những căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất. Bình quân những người mắc bệnh này di trì sự sống sau 5 năm chỉ chiếm khoảng 9,3%.

Bác sĩ Phan Văn Tam, Phó trưởng khoa Ngoại ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Cà Mau, cho hay: “Nguyên nhân cụ thể của căn bệnh ung thư tuỵ hiện vẫn chưa có công trình khoa học nào xác định được một cách chính xác và rõ ràng. Song, một số nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, yếu tố nguy cơ có liên quan mật thiết đến căn bệnh chết người này là do có mối quan hệ di truyền, hoặc bệnh nhân là người đang mắc phải một căn bệnh mạn tính nào khác ở tuyến tuỵ, người thừa cân, béo phì và phần lớn rơi vào những người ở tuổi 50 trở lên…”.  

Được biết, hiện nay các bệnh lý có liên quan đến mật, tuỵ ngày càng khá phổ biến. Việc thực hiện nội soi kết hợp với phẫu thuật chuyên sâu cũng khá phát triển, nó không chỉ giúp cho công tác điều trị được tốt hơn, mà còn tránh được cho bệnh nhân phải phẫu thuật phức tạp, cho phép các bác sĩ chuyên khoa quan sát được những tổn thương rất nhỏ, nằm sâu bên trong ổ bụng của bệnh nhân. Thế nhưng phương pháp này tại Việt Nam với số lượng những bệnh viện được trang bị thiết bị nội soi siêu âm cũng như số lượng bác sĩ thành thạo kỹ thuật này vẫn còn rất hạn chế. Do đó, nếu là người có tiền sử tiểu đường, viêm tuỵ cấp hoặc viêm tuỵ mạn tính, giải pháp tốt nhất là nên đi thăm khám và theo dõi tầm soát định kỳ theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa.

Phương Vũ

 

Tìm hiểu “hội chứng màn hình xanh”

Ngày nay, công nghệ đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, nhưng mặt trái của nó cũng dần lộ diện với những vấn đề tâm lý ngày càng phổ biến trong giới trẻ. Một trong số đó là “hội chứng màn hình xanh”, đây không phải là một khái niệm chính thức trong y khoa, nhưng nó đang được dùng để mô tả những hệ luỵ về sức khoẻ tâm lý và thể chất khi thời gian sử dụng các thiết bị điện tử vượt quá giới hạn.

Ra quân kiểm tra an toàn thực phẩm dịp tết

Để đảm bảo an toàn thực phẩm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, sáng nay (9/1), Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm ra quân kiểm tra một số cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn TP Cà Mau.

Họp đoàn kiểm tra liên ngành an toàn vệ sinh thực phẩm

Để bảo đảm an toàn thực phẩm, hạn chế tối đa các vụ ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và mùa lễ hội xuân 2025, sáng nay (8/1), Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm tổ chức họp triển khai công tác kiểm tra đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trước, trong và sau Tết Nguyên đán.

Can thiệp sớm trẻ chậm nói

"Hiện nay, tình trạng trẻ chậm nói khá phổ biến, do bẩm sinh, hoặc môi trường xung quanh. Các dấu hiệu thường khó nhận diện, do phụ huynh chưa nắm rõ các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ. Các bé được đưa đến đây khám chủ yếu bị rối loạn ngôn ngữ, khó giao tiếp bằng ngôn ngữ, hạn chế khả năng tiếp thu...", Bác sĩ Ninh Thị Minh Hải, Phòng Âm ngữ trị liệu, Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau, thông tin.

Ðồng hành can thiệp sớm trẻ có vấn đề phát triển

Ở nước ngoài, các gia đình có trẻ gặp vấn đề về phát triển rất quan tâm và nhiệt tình tham gia các nhóm hỗ trợ để thay đổi năng lượng của bản thân, muốn được cung cấp năng lượng tích cực cũng như những kiến thức hữu ích nhằm giúp trẻ nhỏ điều trị bệnh, hoà nhập với cộng đồng tốt hơn. Tuy nhiên, với văn hoá Á Ðông như ở Việt Nam nói chung và các tỉnh xa xôi như Cà Mau nói riêng, vấn đề này khá nhạy cảm, khiến các bậc phụ huynh khó thể mở lòng chia sẻ. Nếu cha mẹ không vững vàng thì việc điều trị bệnh cho trẻ cũng gặp nhiều khó khăn. Vì thế, Tổ chức phi lợi nhuận "Sống cùng tự kỷ" đã kết hợp với Tổ chức phi lợi nhuận "Y học cộng đồng" tổ chức nhóm tương trợ phụ huynh, dành cho gia đình của trẻ có vấn đề về phát triển.

Hướng tới phát triển các khoa chuyên sâu ở bệnh viện tuyến tỉnh

Tại hội nghị tổng kết công tác y tế năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ năm 2025, vào chiều 3/1/2025, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân khẳng định, tỉnh sẽ tạo mọi điều kiện để phát triển các khoa chuyên sâu ở bệnh viện tuyến tỉnh.

Đảm bảo cung cầu, ổn định thị trường dịp cuối năm

Theo đánh giá chung của ngành chuyên môn, mặc dù bối cảnh tình hình chính trị thế giới có nhiều bất ổn, tuy nhiên, trong năm 2024 kinh tế nước ta tiếp tục phục hồi và có bước tăng trưởng khả quan. Theo đó, tại tỉnh Cà Mau, tình hình cung, cầu các mặt hàng thiết yếu trong dịp cuối năm 2024 cũng được đảm bảo, nguồn hàng hoá dồi dào, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân, không xảy ra tình trạng sốt giá.

Chủ động tầm soát lao trong cộng đồng

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam là quốc gia đứng thứ 11 về số người mắc bệnh lao. Sau 2 năm Chương trình Phòng, chống lao quốc gia gián đoạn vì dịch Covid-19, số lượng người bệnh trong cộng đồng đang có xu hướng tăng cao. Phòng, chống lao từ thế bị động sang chủ động chính là giải pháp cấp thiết mà ngành y tế Cà Mau nỗ lực thực hiện để đẩy lùi bệnh lao ra khỏi cộng đồng.

Bệnh phát ban dạng sởi tăng đột biến

Những ngày gần đây, số ca mắc bệnh phát ban dạng sởi trên địa bàn huyện Cái Nước tăng đột biến, mỗi ngày đều có trẻ nhập viện điều trị nội trú, tiềm ẩn nguy cơ cao bùng phát bệnh trong cộng đồng và trường học. Trước tình hình bệnh diễn biến phức tạp, người dân cần nâng cao ý thức phòng bệnh cho trẻ.

Phục hồi chức năng - Tăng niềm tin

Trong xu thế phát triển của phục hồi chức năng (PHCN) hiện đại, việc vận hành mô hình PHCN đa chuyên ngành đang được nhiều cơ sở y tế cả nước áp dụng, bao gồm các chuyên ngành: vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu và tâm lý trị liệu. Năm 2024, Bệnh viện Y Dược cổ truyền - Phục hồi chức năng tỉnh Cà Mau đã áp dụng rộng rãi mô hình này.