ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 10-5-25 14:17:01
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Các tỉnh Nam Sông Hậu kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19

Báo Cà Mau (CMO) Đây là đánh giá của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 tại cuộc họp trực tuyến với lãnh đạo 6 tỉnh, thành phố Nam Sông Hậu về tình hình phòng, chống dịch Covid-19 diễn ra chiều 22/7.

Cà Mau đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19 tại chỗ

Đầu cầu Cà Mau được Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu báo cáo đầu tiên. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Cà Mau Trần Hồng Quân báo cáo: Ý thức tuân thủ của người dân rất tốt, dù còn một số trường hợp vi phạm nhưng không đáng kể. Các chốt chặn, kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn hoạt động hiệu quả, được bố trí thêm các máy móc, trang thiết bị hiện đại để đáp ứng nhu cầu công việc.

Đầu cầu Cà Mau do Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Cà Mau Trần Hồng Quân chủ trì và có sự tham dự của Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên

Đến nay, Cà Mau ghi nhận 21 ca mắc, có 3 ca đã khỏi bệnh. Có 16 trường hợp liên quan đến chợ Bình Điền, TP. Hồ Chí Minh và 3 trường hợp trở về từ Bình Dương, được cách ly ngay. Tỉnh Cà Mau được phân bổ 55.610 liều vắc xin. Hiện nay đã tiêm được 30.122 liều, trong đó có 27.028 người tiêm 1 liều và 1.547 người tiêm đủ 2 liều vắc xin.   

Một vấn đề mà tỉnh Cà Mau băn khoăn đó là trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16, tuy nhiên lượng người từ các tỉnh, thành phố vùng dịch và một số tỉnh thành phía Nam vẫn về khá nhiều. Đây là một trong những nguy cơ tiềm ẩn khiến dịch bệnh có thể diễn biến phức tạp. Ngoài ra, những ca bệnh nhân nặng của Cà Mau đang điều trị ở Tp. Hồ Chí Minh và Tp. Cần Thơ mong muốn có nguyện vọng trở về địa phương để lo hậu sự, đề nghị Phó Thủ tướng Chính phủ cho chủ trương và giải pháp.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam hỏi ngắn gọn: “Cà Mau có thể đảm bảo công tác phòng, chống dịch tại chỗ không?”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Hồng Quân cho biết: “Với tình hình hiện tại, hoặc nếu tình hình dịch bệnh không quá phức tạp, Cà Mau sẽ tự đảm đương được”.

Hầu hết các địa phương đều đề xuất Chính phủ và Bộ Y tế hỗ trợ thêm về trang thiết bị y tế phục vụ cho công tác phòng, chống dịch Covid-19, nhất là sinh phẩm cho xét nghiệm, trang thiết bị vật tư y tế.

Dịch bệnh vẫn trong tầm kiểm soát

Sóc Trăng đã ghi nhận 70 ca mắc, trong tuần có 35 ca, tăng 1 ca so với tuần trước đó, chủ yếu là các trường hợp F1 hoặc trong khu phong tỏa. Các trường hợp mắc trên địa bàn tỉnh đều rõ nguồn lây, liên quan tới Tp. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bình Dương và Đồng Nai. Tỉnh Sóc Trăng được phân bổ 66.550 liều vắc xin. Hiện nay, đã tiêm được 36.343 liều (tất cả là mũi 1).

Hậu Giang ghi nhận 55 ca mắc, trong tuần có 33 ca, tăng 12 ca so với tuần trước đó. Các ca bệnh trên địa bàn đều rõ nguồn lây là các trường hợp thứ phát liên quan tới các chùm ca bệnh thuộc tỉnh khác, trong đó liên quan tới Tp. Hồ Chí Minh, An Giang, Bình Dương. 

Tỉnh Kiên Giang ghi nhận 95 ca mắc, trong tuần có 77 ca, tăng 62 ca so với tuần trước đó. Các ca mắc chủ yếu liên quan 4 chuỗi lây nhiễm, trong đó, 1 chuỗi liên quan đến Tp. Hồ Chí Minh, 1 chuỗi liên quan đến Bệnh viện đa khoa tỉnh và 2 chuỗi lây nhiễm mới phát hiện qua sàng lọc tại Rạch Giá và An Minh. Tỉnh Kiên Giang được phân bổ 171.420 liều vắc xin. Hiện nay đã tiêm được 52.764 liều, trong đó có 49.346 người tiêm 1 liều và 1.709 người tiêm đủ 2 liều vắc xin.

Cà Mau mở chốt kiểm soát dịch bệnh Covid-19 đường thủy. Ảnh: Huỳnh Lâm

Tỉnh Bạc Liêu ghi nhận 16 ca mắc, trong tuần có 4 ca, giảm 2 ca so với tuần trước đó, các ca mắc trên địa bàn hầu hết có nguồn lây từ Tp. Hồ Chí Minh, Bình Dương và ít có sự lây nhiễm trong cộng đồng. Trên địa bàn có 1 ca chưa rõ nguồn lây, là tài xe chạy xe tải từ Cần Thơ về Bạc Liêu ngày 09/07/2021. Cho đến nay, chưa ghi nhận trường hợp lây nhiễm từ trường hợp trên. Tỉnh Bạc Liêu được phân bổ 53.750 liều vắc xin. Hiện nay đã tiêm được 27.992 liều, trong đó có 23.766 người tiêm 1 liều và 2.113 người tiêm đủ 2 liều vắc xin.

Tỉnh An Giang ghi nhận 147 ca mắc, trong tuần có 43 ca, giảm 4 ca so với tuần trước đó. Các trường hợp ghi nhận trên địa bàn tỉnh có nguồn lây từ Tp. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Vĩnh Long, Cần Thơ. Tuy nhiên vẫn ghi nhận các trường hợp mắc chưa rõ nguồn lây (6 ca), trong đó có 4 trường hợp là lái xe chở hàng. Tỉnh An Giang được phân bổ 126.090 liều vắc xin. Hiện nay đã tiêm được 52.371 liều, trong đó có 52.261 người tiêm 1 liều và 55 người tiêm đủ 2 liều vắc xin.

Tháo gỡ vướng mắc cho các địa phương

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam yêu cầu các địa phương báo cáo: “Trong tình hình phòng chống dịch bênh Covid-19, thực hiện Chỉ thị 16 thì việc lưu thông hàng hoá, tiêu thụ nông sản cho nông dân có gì vướng mắc, khó khăn”. Các tỉnh Nam Sông Hậu đều cho biết, dù dịch bệnh tác động tiêu cực đến đời sống, sản xuất kinh doanh của Nhân dân, tuy nhiên không làm đứt gãy chuỗi cung ứng, ùn ứ hàng hoá và đảm bảo nguồn cung phong phú.

Về vấn đề liên quan đến đối tượng lái xe tải đường dài, vận chuyển hàng hoá thiết yếu đại diện Bộ Giao thông – Vận tải cho biết: “Yêu cầu phòng chống dịch với đối tượng này được siết chặt. Hiện nay, không kiểm tra phiếu xét nghiệm Covid-19 đối với tài xế trên đường lưu thông, nhưng vẫn phải kiểm tra ở điểm đầu và điểm cuối. 19 tỉnh, thành phố phía Nam đang áp dụng Chỉ thị 16 nên không áp dụng luồng xanh”.

Cà Mau kiểm soát dịch chặt chẽ nhưng không làm đứt gãy chuỗi cung ứng, ùn ứ hàng hoá Ảnh: Huỳnh Lâm

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết: “Với các yêu cầu di chuyển bệnh nhân nặng thì các cơ sở y tế, các địa phương tạo điều kiện để người dân trở về nhà theo nguyện vọng với điều kiện tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống dịch. Lãnh đạo các địa phương, nhất là ngành y tế phải làm tốt chiến lược khoanh vùng, cách ly, truy vết, xét nghiệm phù hợp. Chuẩn bị các điều kiện để đảm bảo công tác điều trị cho những bệnh nhân mắc Covid-19 chuyển nặng. Ngành y tế cam kết sẽ tranh thủ mọi nguồn lực, ủng hộ cho các tỉnh Nam Sông Hậu đảm bảo công tác phòng chống dịch”.

Đại diện Bộ NN&PTNT khẳng định nguồn hàng rất dồi dào. Vấn đề vướng mắc hiện tại vẫn là cách thức vận chuyển, phân phối hàng hoá như thế nào để linh động, hiệu quả mà vẫn an toàn trong điều kiện dịch bệnh. Đồng thời, khu vực đồng bằng sông Cửu Long đang vào mùa thu hoạch tôm và lúa hè thu. Các tỉnh phải rất chú ý đến việc đảm bảo nguồn giống cho ngành tôm. Thu hoạch lúa phải xem xét tháo gỡ khó khăn do thiếu máy móc thu hoạch. Các doanh nghiệp thuỷ hải sản ở một số tỉnh chưa đảm bảo 3 tại chỗ, do đó dừng hoạt động, phải khắc phục ngay.

Lực lượng chức năng tăng cường tuần tra, xử lý việc người dân chấp hành Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ Ảnh: Văn Đum

Đại diện Bộ Công an lưu tâm đến một vấn đề nổi cộm đó là thông tin tiêu cực về dịch Covid-19 trên không gian mạng ngày càng nhiều. Trong đó, có cả những cơ quan báo chí chính thống lại có những bài viết không đúng sự thật, không có tinh thần xây dựng, tạo ra những luồng dư luận bất lợi cho công tác phòng chống dịch. Đề nghị Chính phủ có giải pháp khắc phục ngay tình trạng này, không để những thông tin xấu độc, xuyên tạc với nhiều động cơ, mục đích xấu gây ảnh hưởng đến nỗ lực chống dịch chung.

Các vấn đề trọng tâm cần thực hiện

Phát biểu kết luận tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam chỉ đạo việc thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 là rất cần thiết đối với 19 tỉnh thành phía Nam. Dự báo việc dập dịch ở Tp. Hồ Chí Minh là công việc lâu dài, khó khăn. Với các tỉnh Nam Sông Hậu, hiện tại là khu vực an toàn, tinh thần cuộc làm việc này là giúp các địa phương phải phòng bị từ trước.

Khi thực hiện Chỉ thị 16 phải nghiêm, chắc, hiệu quả, trên hết là phải nghiêm. Với tình hình người từ vùng dịch, các địa phương khác trở về khó kiểm soát thì phải thực hiện nguyên tắc nắm chặt địa bàn, không để sót lọt các đối tượng nguy cơ, tuyệt đối không để bị động, xử lý trách nhiệm nếu để ra sai sót. Tại các khu cách ly, khoanh vùng, phải khoanh thật chặt, đặc biệt là bên trong phải làm rất nghiêm.

Mục tiêu đặt ra của lần giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 lần này, đó là chuẩn bị các điều kiện để bảo đảm an toàn phòng chống dịch Covid-19, tạo ra vùng an toàn, tập dượt thuần thục để kỳ vọng có thể chi viện cho các tỉnh thành khác có dịch bệnh phức tạp, nhất là ở Tp. Hồ Chí Minh.

Đặc biệt lưu ý xét nghiệm nhanh phải kèm theo xét nghiệm PCR, không để sót lọt ca nhiễm vì xét nghiệm không ra. Các địa phương sẵn sàng các trung tâm thu dung các đối tượng F0. Chú ý quan tâm, theo sát sức khoẻ của F0 vì có thể bệnh chuyển biến nặng rất nhanh. Khi đối tượng bắt đầu có triệu chứng thì phải đảm bảo oxy để hỗ trợ cho người bệnh.

Về đối tượng lái xe đường dài, từng địa phương phải quản lý được con người, tổ chức xét nghiệm Covid-19, làm đồng loạt trên cả nước. Giao trách nhiệm quản lý cho Bộ Giao thông – Vận tải. Yêu cầu lái xe phải được xét nghiệm tại cơ sở y tế của địa phương trước khi tham gia vận chuyển hàng hoá. Phải giữ được các cụm, khu công nghiệp. Đảm bảo an toàn cho bệnh viện, cơ sở y tế. Vận động người dân có triệu chứng ho, sốt để xét nghiệm ngay. Đảm bảo thông suốt trong lưu thông hàng hoá, lao động sản xuất. Bảo vệ và mở rộng vùng an toàn xanh của khu vực./.

Quốc Rin

 

 

 

 

Liên kết hữu ích

100 nữ đoàn viên công đoàn được khám sức khoẻ miễn phí

Từ ngày 7-8/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Cà Mau phối hợp với Phòng khám Đa khoa Thành Lợi tổ chức chương trình khám sức khoẻ cho 100 nữ đoàn viên, lao động nữ có hoàn cảnh khó khăn, nhân Tháng Công nhân năm 2025.

Giúp trẻ mắc sởi nhanh phục hồi

Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ với biểu hiện sốt cao, mệt mỏi, chán ăn. Trong quá trình điều trị và phục hồi sau sởi, dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Chế độ ăn uống đầy đủ và hợp lý không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, mà còn góp phần bù đắp lượng dinh dưỡng đã mất, hỗ trợ cơ thể nhanh chóng phục hồi và hạn chế các biến chứng nguy hiểm.

Thi đua vì sức khoẻ Nhân dân

Thực hiện Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025 và các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội do HÐND, UBND tỉnh, Bộ Y tế giao hằng năm, ngành y tế Cà Mau xác định công tác thi đua, khen thưởng là một trong những giải pháp quan trọng, nhằm khơi dậy tinh thần trách nhiệm, phát huy sức mạnh đoàn kết, khuyến khích đổi mới, sáng tạo, cống hiến của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Qua đó, từng bước nâng cao chất lượng chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ Nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới.

Tận lực chăm sóc sức khoẻ Nhân dân

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà, cũng như ngành y cả nước, hệ thống y tế Cà Mau qua từng năm đã có những bước phát triển nổi bật. Nhiều cơ sở y tế tại địa phương đã làm chủ những kỹ thuật chuyên sâu; y tế cơ sở, y tế cộng đồng không ngừng được chú trọng đầu tư, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ Nhân dân, đáp ứng nhu cầu tiếp cận dịch vụ y yế ngày càng cao của người dân.

Không để bệnh dại bùng phát diện rộng

Thông tin từ UBND xã Ðất Mới, huyện Năm Căn, vào ngày 7/4, trên địa bàn ấp Ông Chừng xảy ra trường hợp bị chó cắn và cho kết quả dương tính với bệnh dại. Hiện nay, ngành chức năng huyện tập trung triển khai thực hiện các bước phòng, chống dịch theo quy định, không để bệnh dại bùng phát trên diện rộng.

Bệnh viện Đa khoa Cà Mau tổ chức hiến máu tình nguyện

Sáng nay (17/4), Công đoàn, Đoàn cơ sở Bệnh viện Đa khoa Cà Mau phối hợp với Bệnh viện huyết học - truyền máu TP Cần Thơ, Ban chỉ đạo vận động Hiến máu tình nguyện tỉnh Cà Mau tổ chức Ngày hội hiến máu tình nguyện.

Phát động Tháng Hành động vì an toàn thực phẩm 2025       

Sáng 15/4, tại thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân, Ban chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Cà Mau tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025. Đây là đơn vị chỉ đạo điểm của tỉnh Cà Mau.

Tập huấn phát hiện sớm bệnh mắt sụp mi, lé ở trẻ em

Ngày 11 và 12/4, tại Bệnh viện Mắt – Da liễu Cà Mau, 40 bác sĩ chuyên khoa Mắt và kỹ thuật viên khúc xạ từ các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện và thành phố tham gia khóa tập huấn chuyên sâu về khám sàng lọc, phát hiện sớm các bệnh lý mắt thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là sụp mi và lé.

Nâng chất hoạt động y tế dự phòng

Hiện nay, Trung tâm Y tế huyện Năm Căn được cấp trên đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động tại trụ sở mới; cơ sở vật chất 8/8 trạm y tế xã, thị trấn khang trang, với tổng số 38 giường bệnh; duy trì 100% trạm y tế có bác sĩ, hộ sinh hoặc y sĩ sản - nhi; 100% ấp, khóm có nhân viên y tế hoạt động; 100% xã, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế; trạm y tế từng bước hoạt động theo nguyên lý y học gia đình.

Bệnh viện Đa khoa Cà Mau đạt yêu cầu thẩm định bệnh án điện tử

Chiều 30/3, đoàn công tác Hội Tin học y tế Việt Nam thẩm định do ông Trần Quý Tường, Chủ tịch Hội, dẫn đầu đến thẩm định điều kiện đảm bảo triển khai Bệnh án điện tử (EMR) tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau.