ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 9-5-25 16:55:43
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cần định hướng chiến lược phát triển từ lợi thế hạ tầng

Báo Cà Mau (CMO) Làm việc với tập thể Ban Thường vụ Huyện uỷ và lãnh đạo các xã, thị trấn vào chiều 13/7 về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, đồng chí Huỳnh Quốc Việt, Uỷ viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh lưu ý địa phương: Khi hệ thống hạ tầng giao thông được mở rộng, mang tính kết nối thì cần có giải pháp, định hướng phát triển mang tầm nhìn chiến lược, phát huy lợi thế, ưu tiên cho kinh tế biển, phát triển đô thị, nhất là tại thị trấn Sông Đốc và xã Khánh Bình Tây. Cùng dự buổi làm việc có Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử.

Phát biểu chỉ đạo, Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Quốc Việt nhấn mạnh việc triển khai nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, tạo đột phá trong lĩnh vực nông nghiệp, gia tăng thu nhập cho người dân.

6 tháng đầu năm, huyện có 11/16 chỉ tiêu đạt từ 50% trở lên, như: Sản lượng lúa, sản lượng thuỷ sản, thu ngân sách, giải quyết việc làm.

Đến thời điểm này, vụ lúa hè thu đã xuống giống dứt điểm được 28.954 ha, đạt 100% kế hoạch.

Lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản ổn định. Các mô hình nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh, quảng canh cải tiến 2 giai đoạn duy trì được năng suất, chất lượng.

Huyện có 1.889 tàu khai thác thuỷ sản, 100% tàu thuộc diện đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình.

Toàn huyện có 1.889 tàu khai thác thủy sản, 961 thuộc diện đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình theo quy định, đạt 100%.

Tỷ lệ giải ngân vốn 3 chương trình mục tiêu quốc gia của huyện đến nay đạt 39,29%. Huyện hiện có 7 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Toàn huyện có diện tích sản xuất lúa 2 vụ và trồng 1 vụ màu khoảng 240 ha. Qua vụ mùa năm nay, hai xã Khánh Bình Đông và Trần Hợi đã tổ chức đánh giá, cho thấy trồng 1 vụ màu đạt tổng thu nhập khoảng 70 triệu đồng/ha, trừ chi phí còn lợi nhuận khoảng 40 triệu đồng/ha. 2 mô hình được đánh giá là có hiệu quả và sẽ tiếp tục khuyến cáo nhân rộng ở các năm tiếp theo.

Trên địa bàn đang triển khai mô hình vùng chuyển dịch, sản xuất lúa hữu cơ 33,3 ha tại xã Khánh Bình Đông (theo tiêu chuẩn Châu Âu), năng suất 3,5 tấn/ha, giá cao hơn bên ngoài 2.300 đồng/kg, lợi nhuận tăng thêm 16,6 triệu đồng/ha. Ngoài ra, nông dân trong vùng dự án còn tăng thêm thu nhập từ tôm càng xanh và cua nuôi, bình quân 15-20 triệu đồng/ha.

Ông Nguyễn Văn Quân, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đánh giá cao sự vào cuộc, trách nhiệm của các địa phương trong thi đua thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia.

Chủ tịch UBND huyện Trần Tấn Công cho biết, trước diễn biến thời tiết được dự báo ngày càng phức tạp, huyện đang tập trung công tác chỉ đạo sản xuất, nhất là việc hướng dẫn nông dân chăm sóc tốt vụ lúa hè thu, làm tốt công tác ngăn mặn, chống tràn; mở rộng sản xuất lúa - tôm theo kế hoạch đột phá năm 2023, hiện nay vận động người dân rửa mặn, cải tạo đất chuẩn bị cho sản xuất một vụ lúa trên đất nuôi tôm.

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện Đề án tổ chức lại sản xuất lúa kém hiệu quả tại ấp Thời Hưng và khu vực lân cận (Đá Bạc), xã Khánh Bình Tây, theo hướng sản xuất lúa hữu cơ kết hợp cây ăn trái để phục vụ du lịch nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập người dân khu vực này.

Mô hình sản xuất 2 vụ lúa, 1 vụ màu tại xã Khánh Bình Đông và xã Trần Hợi mang lại hiệu quả khá cao, địa phương đang đánh giá tính hiệu quả để nhân rộng.  

Trước buổi làm việc, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử dẫn đầu đoàn công tác kiểm tra tình hình thực hiện IUU, xây dựng hạ tầng tại thị trấn Sông Đốc; các mô hình sản xuất tại xã Khánh Hải, xã Khánh Bình Tây. Ảnh: Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử (bìa phải) khảo sát mô hình trồng lúa kết hợp nuôi cá đồng tại hộ ông Huỳnh Buôl (ấp Đá Bạc, xã Khánh Bình Tây).

Nêu những khó khăn địa phương đang gặp phải, Chủ tịch UBND huyện dẫn chứng: Một số dự án phát triển sản xuất (trồng lúa) được phân bổ từ nguồn vốn hỗ trợ cây lúa nước có tiến độ giải ngân còn chậm do phụ thuộc vào thời vụ sản xuất; dự báo khả năng lượng mưa trung bình năm nay thấp hơn nhiều năm, mùa mưa kết thúc sớm sẽ ảnh hưởng đến sản xuất, chỉ tiêu và năng suất lúa trên cả hai vùng sản xuất (ngọt, mặn).

Công tác quản lý sử dụng đất chưa chặt chẽ, vi phạm còn nhiều, xử lý hiệu quả thấp; việc sử dụng đất không đúng quy hoạch, không đúng mục đích được phê duyệt, lấn, chiếm hành lang, lộ giới còn xảy ra; xây dựng nông thôn mới, văn minh đô thị chưa đạt theo kế hoạch, nguồn kinh phí chưa đáp ứng yêu cầu…

Trên địa bàn huyện hiện có 3 cụm dân cư (Cụm dân cư vàm Kênh Tư, xã Khánh Hải; Cụm dân cư vàm kênh Sào Lưới, xã Khánh Bình Tây Bắc; Cụm dân cư vàm kênh Ba Tỉnh, xã Khánh Bình Tây Bắc), diện tích 49,4 ha, bố trí tái định cư cho 861 hộ, tổng mức đầu tư trên 72,7 tỷ đồng, hiện chưa được hoàn thiện, ảnh hưởng đến bố trí dân cư, đời sống xã hội.

Ông Võ Quốc Thống, Bí thư Đảng uỷ thị trấn Sông Đốc, cho biết đô thị trên địa bàn thị trấn biển đang phát triển rất nhanh, tới đây khi cầu sông Ông Đốc hoàn thành sẽ còn bức phá nhanh hơn nữa, kéo theo phát sinh nhiều vấn đề liên quan trên lĩnh vực đất đai, môi trường, nhất là trong trật tự xây dựng, nhà ở dân cư, hạ tầng giao thông. Theo đó, địa phương cần có cơ chế đặc thù để tạo điều kiện thuận lợi phát triển nhanh, ổn định và bền vững, xứng đáng là đô thị động lực của tỉnh mang nét đặc trưng, hiện đại đô thị miền biển.


Công trình cầu sông Ông Đốc sắp hoàn thành (dự kiến tháng 11/2023), sẽ tạo động lực rất lớn trong tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội, nhất là về đô thị tại thị trấn Sông Đốc.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử cho rằng công tác quản lý đất đai đã qua trên địa bàn chưa chặt chẽ, dẫn đến mất cơ hội trong thu hút đầu tư nhiều dự án lớn, quan trọng; vấn đề này cần khắc phục, có lộ trình, làm thật chặt chẽ.

Về sản xuất, huyện cần quan tâm đến việc trữ ngọt ứng phó thiên tai, phát huy vùng đất lúa - tôm. Trong thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, giám sát chặt chẽ, tạo thành phong trào thi đua sôi nổi.

Riêng đối với thị trấn Sông Đốc, Phó chủ tịch UBND tỉnh nhận định thị trấn xuất hiện nhiều lợi thế mới, cần tạo đột phá nhằm thu hút đầu tư.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử (thứ 3 từ phải sang) trao đổi với các ngành chuyên môn và lãnh đạo địa phương về tiến độ các dự án nhà ở đô thị tại thị trấn Sông Đốc.

Như một Cà Mau thu nhỏ, huyện Trần Văn Thời có 2 hệ sinh thái mang tính đặc trưng của tỉnh, có tuyến biên giới biển và hải đảo, là vùng trồng lúa lớn nhất của tỉnh… Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Quốc Việt cho rằng đây là địa phương trọng điểm, tác động lớn đến tình hình phát triển chung của tỉnh và cần có những cách làm hay, mô hình tốt để nhân rộng.

Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh cũng chỉ rõ những tồn tại trên địa bàn huyện, đó là quy hoạch chậm và quản lý quy hoạch chưa chặt chẽ, dẫn đến xảy ra nhiều vấn đề phát sinh trong quản lý đất công, môi trường. Nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả chưa nhiều; kinh tế tập thể nhằm tạo ra hàng hóa lớn, gia tăng cạnh tranh thị trường chưa được phát huy; chưa phát huy vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới…

Chủ tịch UBND tỉnh lưu ý, xác định kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, huyện cần quy hoạch và tổ chức sản xuất một cách hiệu quả, hiện đại, có vùng nuôi, nâng tầm giá trị và đa dạng sản phẩm, tạo thương hiệu gia tăng cạnh tranh trên thị trường, nhất là những sản phẩm mang tính đặc trưng như lúa gạo, khô bổi…

Trong khai thác hải sản cần có sự liên kết sản xuất, tạo ra những đội tàu lớn, đủ mạnh vươn khơi, giảm chi phí đầu vào, tăng giá trị đầu ra, an toàn khai thác, nhất là việc chấp hành theo IUU. Với đội tàu khai thác ven bờ, cần có lộ trình, từng bước chuyển đổi nghề./.

 

Trần Nguyên - Hoàng Vũ

 

BIDV Cà Mau tài trợ 500 triệu đồng cho dự án trồng cây khắc phục hậu quả biến đổi khí hậu

Chiều 8/5, Thường trực Tỉnh ủy tổ chức buổi gặp mặt với Đoàn công tác của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) nhằm trao đổi, nắm bắt thông tin liên quan đến tình hình thực hiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.

Cần tập trung quyết liệt hơn nữa về khoa học, công nghệ và chuyển đổi số

Đó là chỉ đạo của Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải, Trưởng Ban chỉ đạo (BCĐ) của tỉnh về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tại phiên họp thứ 3 của BCĐ, chiều ngày 8/5.

Cần quy định rõ giới hạn tần suất thanh tra, kiểm toán

Chiều 8/5/2025, trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV, Tổ 17 gồm tỉnh Quảng Ngãi, Nam Định, Cà Mau thảo luận về Dự án Luật Thanh tra (sửa đổi).

Công nhận tác phẩm đạt Giải thưởng báo chí Nguyễn Mai tỉnh Cà Mau

Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025: Khẳng định nhiều giá trị nhân văn và thành tựu to lớn của Việt Nam

Việc đăng cai và tổ chức thành công Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 tại TPHCM là dấu ấn rõ nét, cho thấy vai trò ngày càng được nâng cao của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong cộng đồng Phật giáo quốc tế. Thành công của Đại lễ là một minh chứng hùng hồn, khẳng định nhiều giá trị nhân văn và thành tựu to lớn của đất nước, con người Việt Nam.

Lễ đón Tổng Bí thư Tô Lâm thăm cấp Nhà nước tới Azerbaijan

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước Azerbaijan từ ngày 7-8/5, chiều 7/5 (theo giờ địa phương), Lễ đón Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam được tổ chức trọng thể tại Phủ Tổng thống. Tổng thống Cộng hòa Azerbaijan Ilham Aliyev và Phu nhân chủ trì Lễ đón.

Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược giữa Việt Nam và Azerbaijan

Báo Cà Mau trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Azerbaijan.

Nhiều đoàn công tác của tỉnh thăm, chúc mừng Đại lễ Phật đản

Nhân Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức nhiều đoàn công tác đến thăm, chúc mừng tại các chùa trong tỉnh.

Cán bộ, đảng viên phải giữ vững tư tưởng phục vụ tốt nhất cho dân

Đó là chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Hồ Hải, Bí thư Tỉnh uỷ tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện uỷ Cái Nước về việc thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm trên địa bàn huyện, vào chiều 7/5.

Đề xuất xây dựng chính quyền phục vụ Nhân dân và nới lỏng phân cấp cho địa phương

Chiều 7/5, tại Tổ thảo luận 17, đại biểu Đinh Ngọc Minh, Uỷ viên chuyên trách Uỷ ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau, đã tham gia góp ý về Dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) và Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).