ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 4-7-25 07:16:37
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cần nguồn lực nạo vét cửa biển

Báo Cà Mau Khai thác, đánh bắt thuỷ sản là nghề truyền thống đóng góp quan trọng trong cơ cấu kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, tình trạng nhiều cửa biển đang bị bồi lắng đã gây ra không ít khó khăn cho ngư dân và tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là trong mùa mưa bão.

Với trữ lượng hải sản lớn, phong phú về chủng loại và nhiều loài có giá trị kinh tế cao, vùng biển Cà Mau được xác định là 1 trong 4 ngư trường trọng điểm của cả nước. Theo đó, riêng đội tàu khai thác của tỉnh hiện có hơn 4.000 phương tiện, mỗi năm mang về trên 220 ngàn tấn hải sản, đưa khai thác biển trở thành một trong những lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Toàn tỉnh hiện nay có 23 xã, thị trấn thuộc 6 huyện giáp với biển. Ðặc biệt, dọc theo tuyến biển từ Ðông sang Tây có khoảng 87 con sông ăn thông ra biển, với nhiều cửa biển lớn như: Gành Hào, Hố Gùi, Bồ Ðề, Rạch Gốc, Ông Trang, Bảy Háp, Cái Ðôi Vàm, Mỹ Bình, Sông Ðốc, Khánh Hội... tạo điều kiện thuận lợi cho bà con phát triển nghề khai thác. Tuy nhiên, với đặc điểm nước biển mang nhiều phù sa, cùng với việc phải chịu tác động trực tiếp bởi chế độ bán nhật triều không đều ở biển Ðông và nhật triều không đều ở biển Tây, đã tạo nên hiện tượng bồi lắng nhanh tại hầu hết các cửa biển.

Theo ông Châu Công Bằng, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường, nhận định, tình trạng bồi lắng tại các cửa biển diễn ra rất nhanh, hầu như cửa biển nào cũng bị bồi lắng.

Là một trong những cửa biển lớn của tỉnh, cửa biển Khánh Hội (xã Khánh Hội, huyện U Minh) hiện có đội tàu khai thác khoảng 900 phương tiện, trong đó có 220 phương tiện có chiều dài trên 15 m. Ngoài ra, còn có nhiều tàu khai thác của các tỉnh lân cận ra vào cửa biển giao thương hàng hoá. Tuy nhiên, hiện nay, cửa biển Khánh Hội đang bị bồi lấp, gây khó khăn cho phương tiện khi ra vào cửa biển. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đánh bắt thuỷ sản của ngư dân nơi đây mà còn kéo theo nhiều hệ luỵ, nhất là mỗi khi xảy ra bão, áp thấp nhiệt đới (ATNÐ).

Khu neo đậu tránh trú bão cửa biển Khánh Hội được đầu tư 82 trụ neo đậu tàu thuyền nhưng hiện nay cửa biển bị bồi lắng, tàu lớn rất khó khăn để ra vào.

Khu neo đậu tránh trú bão cửa biển Khánh Hội được đầu tư 82 trụ neo đậu tàu thuyền nhưng hiện nay cửa biển bị bồi lắng, tàu lớn rất khó khăn để ra vào.

Theo ông Huỳnh Minh Nguyên, Chủ tịch UBND huyện U Minh: "Lòng lạch cửa biển Khánh Hội bị bồi lắng nhiều năm, hiện nay, phương tiện lớn không thể ra vào. Trong khi đó, khu vực cửa biển được đầu tư khu neo đậu tránh trú bão với 82 trụ kết hợp với bến cá. Nhưng với hiện trạng bồi lắng hiện nay thì khi có bão, tàu lớn không thể vào được, tức không phát huy được hiệu quả khu neo đậu".  

Ðể ngư dân có nơi neo đậu phương tiện an toàn, thời gian qua, tỉnh đã triển khai đầu tư nhiều cảng, bến tàu và khu neo đậu lớn phục vụ neo đậu tránh trú bão. Tiêu biểu như Khu neo đậu tránh trú bão Sông Ðốc có thể bố trí cho 1.000 tàu cá; Khu neo đậu tránh trú bão Rạch Gốc khả năng bố trí 1.000 tàu; Khu neo đậu tránh trú bão Cái Ðôi Vàm khoảng 600 tàu cá; Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá kết hợp với bến cá Khánh Hội, bố trí khoảng 700 tàu và bến cập tàu Bãi Nhỏ, đảo Hòn Khoai, huyện Ngọc Hiển và các hệ thống tránh trú bão khác nằm rải rác trên các kênh rạch trong địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay vẫn là tình trạng bồi lắng tại các cửa biển. Ông Châu Công Bằng cho biết thêm, hiện nay, tỉnh đang gặp khó về nguồn kinh phí để triển khai nạo vét các cửa biển. Ðặc biệt, đã khó về kinh phí, nhưng khi nạo vét xong, tình trạng tái bồi lắng lại diễn ra rất nhanh, đây là thực trạng xuất phát từ đặc thù vùng biển tỉnh có lượng phù sa rất lớn. Hiện tại, tỉnh đang triển khai thực hiện chủ trương xã hội hoá việc nạo vét và có rất nhiều doanh nghiệp đăng ký thực hiện.

Vàm Ba Tỉnh bị bồi lắng, gây khó khăn cho phương tiện có tải trọng lớn vào neo đậu, tránh trú bão, ATNÐ.

Vàm Ba Tỉnh bị bồi lắng, gây khó khăn cho phương tiện có tải trọng lớn vào neo đậu, tránh trú bão, ATNÐ.

Xã hội hoá để nạo vét cửa biển là giải pháp đã giải quyết được phần nào khó khăn về kinh phí. Như vậy, bài toán còn lại là làm thế nào để làm chậm quá trình bồi lắng, tránh lãng phí. Liên quan đến vấn đề này, ông Bằng cho biết thêm: "Hiện nay, Chi cục Thuỷ lợi đang tính phương án tiến hành xây dựng kè, tăng lưu tốc dòng chảy, đẩy phù sa ra xa hơn ngoài biển. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là phương án thí điểm, sẽ triển khai tại cửa biển Khánh Hội trong tháng 5 tới".

Cà Mau là một trong những tỉnh phải chịu tác động nghiêm trọng nhất của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, trong đó có bão, ATNÐ và cả gió mạnh trên biển. Theo nhận định sơ bộ của Ðài Khí tượng thuỷ văn tỉnh, từ nay đến cuối năm 2025 có khoảng từ 11-13 cơn bão, ATNÐ trên biển Ðông. Ngoài ra, trong những năm qua, trên vùng biển tỉnh thường xuyên có gió mạnh, sóng lớn, với sức gió từ cấp 5-7, giật cấp 8-9, làm ảnh hưởng đến hoạt động khai thác thuỷ sản của ngư dân. Bão, ATNÐ kéo theo mưa lớn, gió mạnh, sóng lớn và nước biển dâng gây thiệt hại về tính mạng, tài sản, công trình, sản xuất, ảnh hưởng đời sống người dân. Riêng trong năm 2024 và những tháng đầu năm 2025, thiên tai trên biển đã làm chết 1 người, 7 phương tiện bị chìm.

Khi xảy ra bão, ATNÐ và các hiện tượng thời tiết cực đoan khác trên biển, việc kêu gọi tàu, thuyền vào các khu vực neo đậu tránh trú an toàn là việc làm đầu tiên và bắt buộc, để giảm thiệt hại. Ông Nguyễn Văn Sơn, Phó chủ tịch UBND huyện Phú Tân, cho biết: "Công tác tuyên truyền, vận động, thông tin để người dân biết và triển khai công tác phòng ngừa thiên tai được huyện đặc biệt chú trọng thực hiện. Hiện toàn huyện có 14 tàu sẵn sàng được điều động tham gia cứu hộ, cứu nạn trên biển. Tuy nhiên, một trong những khó khăn thời gian qua mà huyện thường xuyên gặp phải là tình trạng một số bà con vẫn còn tâm lý chủ quan".

Thực tế cho thấy, việc xây dựng phương án và tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của người dân là vô cùng quan trọng, để giảm thiệt hại. “Không chỉ tuyên truyền, Sở sẽ chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tăng cường kiểm tra trang thiết bị an toàn đối với phương tiện khai thác trên biển, đảm bảo đầy đủ đúng theo quy định và sẽ có biện pháp xử lý theo quy định pháp luật”, ông Bằng cho biết./.

 

Nguyễn Phú

 

Huy động tối đa lực lượng hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả sạt lở

Đó chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử trong chuyến kiểm tra sáng 29/6 tại ấp Vàm Đầm, xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi. Địa phương vừa xảy ra vụ sạt lở vào 22 giờ đêm 27/6, ảnh hưởng đến nhiều hộ mua bán ven sông.

Đồn Biên phòng Tân Tiến kịp thời giúp dân khắc phục sự cố sạt lở

Trung tá Nguyễn Minh Tuấn, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Tân Tiến (Bộ đội Biên phòng tỉnh Cà Mau) cho biết, đơn vị vừa triển khai lực lượng kịp thời giúp dân khắc phục hậu quả vụ sạt lở đất xảy ra tại địa bàn ấp Vàm Đầm, xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi.

Mùa chạy lở

Mùa khô là thời gian người dân vùng ngọt hoá phập phồng lo sụt lún; bước qua những tháng đầu mùa mưa, bà con vùng ven biển lại vào mùa chạy lở. Tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển đang tiếp diễn, gây thiệt hại nhà cửa, tài sản, thậm chí đe doạ tính mạng người dân.

Bảo vệ đê điều mùa mưa bão

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn quốc gia, thời tiết ở khu vực biển Ðông từ tháng 7/2025, bão và áp thấp nhiệt đới bắt đầu diễn biến phức tạp, làm cho tổng lượng mưa ở hầu hết các khu vực đạt mức tương đương hoặc cao hơn trung bình nhiều năm.

Kè mềm chống sạt lở đất ven sông

Mỗi năm, trên địa bàn huyện Cái Nước xảy ra từ 5-10 vụ sụt lún, sạt lở đất ven sông, trong đó, xã Trần Thới là một trong những địa phương thường xuyên chịu ảnh hưởng. Từ năm 2024 đến nay, xã Trần Thới vận động Nhân dân xây dựng được 3.000 m kè mềm và tiếp tục nhân rộng trong năm 2025.

Theo dõi sát thời tiết để giảm thiệt hại

Theo thông tin từ Ðài Khí tượng Thuỷ văn tỉnh, trên địa bàn tiếp tục có mưa vừa, mưa to, mưa kéo dài. Ðây là lời cảnh báo nguy cơ xảy ra ngập cục bộ tại vùng trũng thấp, ven sông, vùng ngoài đê bao và các tuyến đường thấp trên địa bàn tỉnh; nguy cơ vùng ven biển Tây có khả năng xuất hiện thời tiết xấu và sóng to, gió mạnh làm mực nước triều dâng cao bất thường. Thế nên, cần phải chủ động đề phòng để tránh thiệt hại.

Chủ động các giải pháp bảo vệ sản xuất

Những ngày qua, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, trên địa bàn tỉnh xảy ra mưa nhiều đã ảnh hưởng đến một số diện tích lúa hè thu và khu vực nuôi thuỷ sản. Hiện nay, nhiều nơi người dân đang chủ động triển khai các giải pháp để bảo vệ sản xuất, tránh thiệt hại.

Giảm thiệt hại nhờ chủ động phòng ngừa

Trước tác động của biến đổi khí hậu, thời tiết ngày càng trở nên cực đoan, mưa dông, lốc xoáy có thể xảy ra bất cứ lúc nào, làm ảnh hưởng không nhỏ đến nhà ở của người dân trên địa bàn, nhất là trong những tháng đầu mùa mưa. Nhưng nhờ làm tốt công tác tuyên truyền về phòng, chống thiên tai (PCTT) theo phương châm “4 tại chỗ” đã giúp người dân nâng cao nhận thức, chủ động chằng, chống, từ đó, số lượng căn nhà bị thiệt hại do mưa dông, lốc xoáy giảm dần qua từng năm.

Nỗi lo mùa sạt lở

Mỗi năm cứ bước vào mùa mưa bão, người dân tại các khu vực ven sông, ven biển lại nơm nớp nỗi lo sạt lở gây thiệt hại về nhà cửa, tài sản, đe doạ đến tính mạng.

Chủ động trong phòng, chống thiên tai

Mưa bão ngày càng phức tạp, khó lường, các hiện tượng thời tiết, nhất là dông, lốc xoáy, triều cường, nước biển dâng... xảy ra ngày càng nhiều hơn, phạm vi ảnh hưởng lớn hơn, nguy hiểm hơn... Thực tế này buộc công tác phòng chống, ứng phó với thiên tai phải luôn trong tâm thế chủ động, quyết liệt, kịp thời và phù hợp thực tế.