ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 1-11-24 10:43:11
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cần xử lý nghiêm hành vi chống người thi hành công vụ

Báo Cà Mau Hơn 1 tuần trôi qua nhưng vụ gây rối, chống lực lượng làm nhiệm vụ cưỡng chế tại ấp Đường Đào, thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển vẫn còn râm ran trong dư luận.

Hơn 1 tuần trôi qua nhưng vụ gây rối, chống lực lượng làm nhiệm vụ cưỡng chế tại ấp Đường Đào, thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển vẫn còn râm ran trong dư luận.

Dọc tuyến Kinh Kiều, thuộc ấp Ðường Ðào có nhiều hộ sinh sống, phần đông là bao chiếm đất Nhà nước để ở và làm vuông, một số hộ còn đóng đáy khai thác thuỷ sản trên sông, trong đó có gia đình bà Tạ Thị Việt thuộc diện hộ nghèo. Do thiếu hiểu biết pháp luật lại không được chính quyền địa phương giáo dục răn đe, nên gia đình bà Việt ngày càng lấn lướt.

Đã sai còn làm càn

Cây cầu bắc ngang Kinh Kiều để đấu nối tuyến đường Hồ Chí Minh, không thể vận chuyển vật tư xây dựng do vướng hàng đáy của gia đình bà Việt và hàng đáy của 1 hộ dân khác. Ðể đẩy nhanh tiến độ thi công, nhà thầu và chính quyền địa phương đề nghị người dân tháo dỡ, hộ kia đã tự tháo đáy, nhưng gia đình bà Việt thì cương quyết không chấp hành.

Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển Lý Hoàng Tiến cho biết: “Việc gia đình bà Việt đặt đáy khai thác thuỷ sản trên sông là sai với quy định, ngành chức năng huyện đã yêu cầu bà Việt tháo dỡ đáy, nhưng bà không chấp hành. Tuy nhiên, do hiện tại hàng đáy cản trở đến quá trình thi công cầu nên UBND huyện và đơn vị thi công đã thống nhất 2 phương án: Hoặc là hỗ trợ tiền cho gia đình bà tháo dỡ và bồi thường tổn thất trong thời gian ngưng hoạt động (khoảng 6 tháng), hoặc hỗ trợ tiền di dời hàng đáy lùi lại cách xa khu vực thi công. Lúc đầu gia đình bà Việt đòi đơn vị thi công trả 60 triệu đồng thì mới tháo dỡ hàng đáy, nhưng khi đơn vị thi công đồng ý thì bà đòi nâng lên 100 triệu đồng”.

Trong khi đó, nguồn thu từ nghề đóng đáy ở khu vực này bình quân chỉ khoảng 2 triệu đồng/tháng, thực tế thì hộ dân (có hàng đáy gần bà Việt) đã tháo di dời chỉ nhận hỗ trợ khoảng 20 triệu đồng. Ðáng nói hơn, trong lúc đơn vị thi công còn đang phân vân với đòi hỏi của bà Việt thì gia đình bà Việt lại tự di dời hàng đáy lại gần sát với địa điểm xây dựng cầu. Chính quyền địa phương và nhà thầu nhiều lần thương lượng mức hỗ trợ để tháo đáy, nhưng gia đình bà Việt vẫn khăng khăng, thậm chí là đóng cửa… không tiếp khách!?

Và bất chấp pháp luật

Ngày 10/4/2015, UBND thị trấn Rạch Gốc kết hợp với các lực lượng chức năng của huyện Ngọc Hiển tiến hành cưỡng chế tháo dỡ hàng đáy của bà Việt theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính của UBND thị trấn Rạch Gốc.

Sau khi công bố quyết định cưỡng chế, lực lượng phối hợp tiến hành tháo dỡ đáy thì gia đình bà Việt đã ra cản ngăn, dùng những lời lẽ thô tục chửi bới, sử dụng xăng và hung khí để chống lại lực lượng làm nhiệm vụ. Do đã cảnh giác trước những tình huống xấu có thể xảy ra, nên lực lượng làm nhiệm vụ triển khai nhanh phương án đối phó và kịp thời khống chế hành vi quá khích của gia đình bà Việt. Tuy nhiên, có 4 người trong lực lượng cưỡng chế bị thương nhẹ do trúng phải “bom xăng” và bị dùng vũ lực tấn công.

Tại hiện trường, lực lượng công an đã thu giữ hơn 90 chai nhựa, chai thuỷ tinh, can nhựa, thùng nhựa có chứa đầy xăng, 13 cây đuốc đã tẩm xăng, 12 bó cỏ khô, lá khô, 1 bao ni-lông chứa nhiều đất cục… và 11 người có liên quan đã được mời về huyện giải quyết. Diễn biến hiện trường và qua xác minh, ghi nhận lời khai của từng người có liên quan gây rối, cơ quan điều tra Công an huyện Ngọc Hiển đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tạm giữ hình sự 5 người (trong số 11 người), trong đó bà Tạ Thị Việt và Nguyễn Út, người xác định là “chỉ huy” vụ chống người thi hành công vụ nêu trên./.

Mỹ Pha

Tuyên truyền “Nói không với ma tuý” trong học đường

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phòng chống ma tuý, thuốc lá điện tử trong học đường, sáng nay (21/10), Tỉnh đoàn phối hợp với Công an tỉnh tổ chức các hoạt động tuyên truyền “Nói không với ma tuý” cho tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh Trường THPT Nguyễn Việt Khái (Phường 8, TP Cà Mau).

Hỗ trợ hoà nhập cho người mãn án

Với mong muốn tạo điều kiện giúp đỡ người mãn án trở thành người có ích cho xã hội, Công an huyện U Minh đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể thường xuyên tổ chức các hoạt động trợ giúp tâm lý, hỗ trợ các thủ tục pháp lý, đào tạo nghề và tư vấn việc làm cho những đối tượng này.

Truyền thông phòng chống HIV/AIDS trong giới trẻ

Những năm gần đây, số người nhiễm HIV/AIDS tại Cà Mau có xu hướng trẻ hoá, trong đó dưới 30 tuổi chiếm đa số; không chỉ trong nhóm đối tượng trưởng thành mà ngay cả học sinh, sinh viên cũng là mối quan tâm, vì thói quen sinh hoạt không lành mạnh, do đó, cần tăng cường truyền thông mạnh và rộng khắp.

Bắt nhóm đối tượng vận chuyển 2 kg ma tuý

Sau thời gian nỗ lực điều tra, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý phối hợp cùng các đơn vị nghiệp vụ, Công an tỉnh Cà Mau, đã khám phá thành công và bắt giữ nhóm đối tượng tổ chức vận chuyển trái phép chất ma tuý liên tỉnh, thu giữ 2 kg ma tuý.

Thí điểm mô hình phối hợp hỗ trợ người sau cai

Cơ sở Cai nghiện ma tuý tỉnh Cà Mau và UBND huyện Thới Bình vừa tổ chức ký kết phối hợp thực hiện mô hình “Hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng, công tác quản lý, hỗ trợ người sau cai nghiện ma tuý". Kết quả từ mô hình thí điểm này sẽ là tiền đề để thời gian tới tỉnh thực hiện nhân rộng tại các địa phương khác trên địa bàn.

Giúp học viên phục hồi sức khoẻ

Xác định một trong những mục tiêu quan trọng khi cai nghiện ma tuý là phục hồi thể chất, tinh thần, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi cho học viên, thời gian qua, Cơ sở Cai nghiện ma tuý tỉnh tổ chức nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao... giúp học viên rèn luyện, có thêm động lực cai nghiện tốt, sớm trở về với gia đình, tái hoà nhập cộng đồng.

Ngăn chặn ma tuý từ sớm, từ xa

Thông tin từ Ban Chỉ đạo 138 tỉnh, qua rà soát và phân loại, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 11 xã, phường, thị trấn trọng điểm về ma tuý, 22 điểm có nguy cơ phức tạp về ma tuý và 100/101 xã, phường, thị trấn có ma tuý. Những tháng đầu năm 2024, tình hình tội phạm và tệ nạn ma tuý trên địa bàn tỉnh từng lúc diễn biến phức tạp, tội phạm và vi phạm về ma tuý được phát hiện, xử lý nhiều hơn cùng kỳ.

Tệ nạn và tội phạm ma tuý ngày càng trẻ hoá

Thời gian gần đây, các loại ma tuý mới xuất hiện thâm nhập vào Việt Nam nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng đã làm tình hình tội phạm về ma tuý ngày càng diễn biến phức tạp, kéo theo đó, số lượng người nghiện cũng tăng hơn so với cùng kỳ. Đáng chú ý là người nghiện ma tuý có xu hướng trẻ hoá về độ tuổi, chủ yếu là thanh, thiếu niên. Đây cũng là hồi chuông báo động đối với bậc phụ huynh trong việc quản lý con em mình.

Trợ lực người sau cai nghiện tái hoà nhập

Thời gian qua, công tác hỗ trợ người nghiện tái hoà nhập cộng đồng luôn được các cấp, các ngành, các địa phương đặc biệt quan tâm. Cùng với việc chăm sóc, điều trị, phục hồi sức khoẻ, công tác đào tạo việc làm, định hướng nghề nghiệp được Cơ sở Cai nghiện ma tuý tỉnh (Cơ sở) chú trọng, nhằm từng bước tạo điều kiện trang bị hành trang đầy đủ để người sau cai có thể tự tin vững bước trong hành trình tái hoà nhập cộng đồng.

Tác hại nguy hiểm của bóng cười

Trên địa bàn tỉnh Cà Mau thời gian qua xuất hiện tình trạng thanh - thiếu niên sử dụng ma tuý tổng hợp, shisha trong các cơ sở kinh doanh có điều kiện như: karaoke, nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ... Tại một số trường học có học sinh hút thuốc lá điện tử (TLÐT). Ðáng lo ngại là qua theo dõi, tại Cà Mau đã có tình trạng giới trẻ sử dụng bóng cười tại các điểm kinh doanh, vui chơi, giải trí, nhà hàng có phục vụ rượu bia, dịch vụ ăn uống, karaoke...