ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-9-24 03:37:38
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cảnh giác một số căn bệnh mùa lạnh

Báo Cà Mau (CMO) Hiện nay thời tiết bắt đầu thay đổi từ mùa nóng sang mùa lạnh, rất nhiều người khó tránh bị các triệu chứng như: Đau đầu, sốt, ho, đau họng, toàn thân mệt mỏi... Những hiện tượng này rất giống với cảm lạnh nên thường bị bỏ qua. Tuy nhiên, theo Bác sĩ Nguyễn Thanh Dân, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh: “Đây rất có thể là dấu hiệu của những căn bệnh nghiêm trọng gây nguy hiểm đến tính mạng nếu kéo dài”.

Thường thì những người bị bệnh bạch cầu ở giai đoạn sớm sẽ có các hiện tượng như sốt, đau họng, cơ thể mất lực... rất giống với cảm lạnh. Những hiện tượng này lặp đi lặp lại và chỉ phát hiện được khi người bệnh làm các xét nghiệm cận lâm sàng như: Kiểm tra máu, kiểm tra tuỷ xương.

Cần được kiểm tra sức khoẻ thường xuyên và tiêm phòng vắc xin để phòng tránh một số căn bệnh mùa lạnh.

Không riêng bệnh bạch cầu, mà bệnh u não cũng có những triệu chứng tương tự. Thực tế cho thấy trên lâm sàng nhiều bệnh nhân có những dấu hiệu như chóng mặt, đau đầu, buồn nôn... nên cứ nghĩ rằng mình bị cảm lạnh và tự uống thuốc nhưng tình trạng không thuyên giảm. Triệu chứng của bệnh tình kéo dài không dứt, chỉ khi được thăm khám cẩn thận thì mới có thể phát hiện được.

Các bác sĩ chuyên khoa về não cho biết, các triệu chứng lâm sàng của u não tiến triển chậm, quá trình phát triển bệnh không có dấu hiệu rõ ràng, đại đa số bệnh nhân không được chẩn đoán sớm, khiến khối u không ngừng phát triển. Khi bệnh tình nghiêm trọng, khối u sẽ chèn ép cấu trúc thần kinh ngoại vi, xuất hiện tổn thương chức năng thần kinh và xuất hiện các triệu chứng của tăng áp lực nội sọ như: Chóng mặt, đau đầu, buồn nôn.

Nghiêm trọng hơn, đối với những bệnh nhân bị đột quỵ giai đoạn sớm cũng có biểu hiện chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi… nhưng không ai phát hiện ra. Nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời, người bệnh có thể sẽ xuất hiện rối loạn ý thức và dẫn đến đột quỵ.

Để phòng ngừa đột quỵ, các chuyên gia y tế khuyến cáo những người có tiền sử bị bệnh cao huyết áp, tiểu đường khi gặp các triệu chứng trên hãy kịp thời đến bệnh viện để chụp CT não. Ngoài ra, bệnh viêm phổi lại là căn bệnh thường gặp nhiều nhất trong điều kiện thời tiết trở lạnh, thông thường bệnh nhân bị viêm phổi có thể xuất hiện những triệu chứng như sốt, ho, ho có đờm. Rất nhiều người lại mất cảnh giác khi cho rằng những triệu chứng này là do cảm lạnh gây nên. Cách duy nhất để phát hiện có thực sự bị viêm phổi hay không là chụp X quang vùng ngực và xét nghiệm máu.

Theo Bác sĩ Phan Việt Sơn, Giám đốc Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau, thường những chị em phụ nữ ở giai đoạn đầu của thai kỳ cũng sẽ gặp những triệu chứng giống như cảm lạnh, ví dụ như thân nhiệt tăng cao, đau đầu, tinh thần mệt mỏi, ớn lạnh, da vàng… Nhiều người chưa có kinh nghiệm mang thai sẽ nhầm lẫn với cảm lạnh và sử dụng các loại thuốc cảm. Điều này rất nguy hiểm, vì dễ gây tổn hại đến thai nhi. Bác sĩ Phan Việt Sơn khuyến cáo: “Nếu chị em quan hệ mà không dùng các biện pháp tránh thai, khi gặp triệu chứng tương tự nên kiểm tra sức khoẻ một cách kỹ lưỡng trước khi tự ý sử dụng các loại thuốc điều trị mà không có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa”.

Mùa lạnh cũng có thể sẽ khiến cho không ít người mắc căn bệnh viêm thận cấp tính. Bác sĩ Nguyễn Duy Quang, Trưởng Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Sản Nhi Cà Mau, cho biết: “Trước khi khởi phát bệnh viêm thận, người bệnh thường bị viêm đường hô hấp trên và viêm amidan, biểu hiện là đau họng, chảy nước mũi, nghẹt mũi.... Thống kê cho thấy, đại đa số bệnh nhân bị viêm thận cấp tính, đặc biệt là trẻ em, khi bệnh khởi phát ở giai đoạn đầu, về cơ bản đều khó phân biệt với cảm lạnh thông thường”. Tuy nhiên, chỉ sau vài ngày hoặc sau 1 tuần, người bệnh sẽ cảm thấy chán ăn, cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, mặt và toàn thân bị phù, nước tiểu đục".

Nhìn chung, mùa lạnh thường xuất hiện một số căn bệnh nguy hiểm, nhưng nhiều khi do chủ quan, chúng ta lại bỏ qua những triệu chứng tưởng chừng như thông thường này. Giải pháp tốt nhất để phòng tránh mà các bác sĩ đã khuyến cáo, là cần vệ sinh miệng, họng sạch sẽ thường xuyên hàng ngày; Súc miệng bằng nước ấm có pha muối loãng giúp sát trùng cổ, họng và hạn chế viêm họng. Thường xuyên rửa tay với xà phòng để loại bỏ vi khuẩn, tiêm vắc xin để phòng ngừa bệnh cúm. Ăn uống đủ chất bảo đảm năng lượng cho cơ thể chống rét. Trong bữa ăn hàng ngày cần bổ sung đầy đủ 4 nhóm chất cơ bản (tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất). Phải có chế độ vận động và dinh dưỡng hợp lý theo hướng dẫn của bác sĩ. Rèn luyện thân thể, tập thể thao thường xuyên giúp làm ấm cơ thể, nâng cao sức đề kháng và sức chống chịu của bản thân với thời tiết lạnh./.

Phương Vũ

Cập nhật các vấn đề thiết yếu trong bệnh lý tim mạch và siêu âm

Chiều 14/9, Phòng khám Đa khoa Thành Lợi phối hợp với Viện Tim mạch TP Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo cập nhật các vấn đề thiết yếu trong bệnh lý tim mạch và siêu âm.

Dinh dưỡng hợp lý để phát triển bền vững

Dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển thể lực, tầm vóc, trí tuệ của mỗi con người, đặc biệt là trẻ em.

Ðiểm sáng công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình

Với sự quan tâm của các cấp uỷ, chính quyền, thời gian qua, Phòng khám Ða khoa khu vực xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình (DS-KHHGÐ), tạo chuyển biến tích cực, nâng cao chất lượng dân số ở địa phương.

Kiểm tra các cơ sở kinh doanh, sản xuất bánh trung thu tại TP Cà Mau

Sáng nay (5/9), theo kế hoạch đã đề ra, Đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2024 có buổi kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh trung thu trên toàn địa bàn TP Cà Mau.

Nhóm đối tượng dễ mắc bệnh tim mạch

Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, số người tử vong do tim mạch hơn cả tử vong do ung thư, COPD và đái tháo đường cộng lại. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người tử vong vì bệnh tim mạch, chiếm 33% ca tử vong và xu hướng ngày càng trẻ hoá.

Chọn lựa và bảo quản thực phẩm đúng cách

Thực phẩm luôn được xem là một trong những thứ thiết yếu đối với đời sống hằng ngày của mọi gia đình. Khi mức sống người dân ngày càng được nâng cao thì nhu cầu về thực phẩm sạch, nhất là đối với những loại thực phẩm tươi sống càng cấp thiết hơn. Tuy nhiên, cách chọn lựa và bảo quản thực phẩm như thế nào vừa để đảm bảo chất lượng dinh dưỡng, vừa an toàn vệ sinh trong quá trình chế biến và sử dụng, đòi hỏi người tiêu dùng cần có những kỹ năng cơ bản.   

Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm dịp Tết trung thu 2024

Để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bảo vệ sức khoẻ cho mọi người, Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Cà Mau đã xây dựng kế hoạch triển khai công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết trung thu 2024. Nội dung chính của kế hoạch gồm công tác tuyên truyền và công tác kiểm tra.

Bệnh ung thư và gánh nặng tài chính

Ung thư không những là nỗi ám ảnh từ sự đau đớn về thể xác, tinh thần, tuổi thọ của người bệnh mà còn là gánh nặng chi phí điều trị cho gia đình bệnh nhân. Bởi thực tế cho thấy, có rất nhiều loại thuốc đặc trị ung thư không nằm trong danh mục được thanh toán theo chế độ của bảo hiểm y tế hiện nay.

Không để lây lan dịch bệnh trong trường học

Hiện nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm đang diễn biến phức tạp, đặc biệt là các bệnh lây qua đường hô hấp, đường tiêu hoá và các bệnh dù có vắc xin phòng bệnh ở trẻ nhưng có thể quay trở lại. Ðể chủ động kiểm soát các loại dịch bệnh truyền nhiễm có thể lây lan trong trường học và bảo vệ sức khoẻ học sinh, trước khi bước vào năm học mới, Sở Y tế phối hợp với Sở Giáo dục và Ðào tạo tỉnh Cà Mau triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch.

Nơi ánh đèn không bao giờ tắt

Đó là Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Ða khoa tỉnh, nơi các y, bác sĩ, thiết bị y tế luôn trong trạng thái sẵn sàng, tất cả vì cuộc đua giành lấy sự sống cho bệnh nhân từ tay tử thần.