ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 22-11-24 03:20:39
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cảnh giác với chiêu trò của bọn trộm cắp

Báo Cà Mau “Bọn chúng tỏ ra rất bình tĩnh, ăn mặc sạch sẽ nên tụi tôi tưởng là người quen, được chủ nhà nhờ mang xe đi sửa, đâu ai nghi ngờ mà ngăn cản”, anh Bảy bộc bạch. Và cũng vì mất cảnh giác do “xem mặt mà bắt hình dong” nên thời gian qua, không ít công sở và những nơi sinh hoạt công cộng bị mất xe mô-tô.

Khoảng 11 giờ ngày 25/3, trong lúc cả gia đình bà Nguyễn Thị Kim P (ngụ Khóm 1, Phường 8, TP Cà Mau) đang ăn cơm phía sau nhà thì có tiếng kêu lớn “bác Sáu ơi” (bà Sáu là mẹ bà P). Khi bà Sáu đi ra (sau đó con cháu bà cũng ra theo vì tưởng là người thân tìm nhà) thì gặp một đối tượng trung niên lạ mặt. Anh ta tươi cười hỏi thăm sức khoẻ bà Sáu, rồi nói mình định cất nhà, thấy mẫu nhà bà Sáu đẹp nên ghé hỏi thăm coi ai thiết kế, thầu nào xây dựng… và xin số điện thoại để liên hệ.

Thấy vậy, bà P liền cung cấp thông tin cho anh ta, anh ta cầm máy bấm số điện thoại một cách chiếu lệ rồi nhanh chân bỏ đi. Khi anh ta đi khỏi, bà Sáu cảm thấy nghi ngờ thái độ của người khách này.

Xe mô-tô đậu nơi quán xá không có người trông nom là “mồi ngon” của bọn trộm nguỵ trang.

Thứ nhất, bà Sáu (và cả dâu, con của bà) đều không quen biết anh ta, sao anh ta lại biết bà thứ sáu. Thứ hai, cửa rào nhà bà Sáu lúc đó cũng đóng kín, thường những người đến tìm nhà bà (dù quen hay lạ) đều đứng bên ngoài bấm chuông, đằng này anh ta tự tiện đi vào mà mở cũng rất khẽ (cửa rào nhà bà Sáu làm bằng sắt nên khi mở phát ra tiếng kêu lớn, phía sau nhà có thể nghe). Thứ ba, lúc bà P cho số điện thoại, tên của chủ thầu… anh ta không lưu lại cẩn thận mà vừa hỏi, vừa bỏ đi .Tuy nhiên, con cái bà Sáu trấn an “chắc người ta đang vội”.

Song, buổi chiều cùng ngày, gia đình ông Hạnh (ngụ cùng hẻm với nhà bà Sáu) thông tin, buổi trưa con ông sạc pin điện thoại (trị giá hơn 5 triệu đồng) để phía trước phòng khách tự dưng “không cánh mà bay”. Trong khi cả ngày hôm đó nhà ông không có người lạ ra vào mà duy nhất chỉ có một người trung niên đến hỏi thăm vợ ông (lúc đó con ông Hạnh ở phía sau nhà, ông Hạnh đi làm về trễ) về thủ tục xin phép cất nhà, tên và số điện thoại của chủ thầu cất nhà vì “định cất nhà, thấy nhà này cất đơn giản nhưng trông rất đẹp nên muốn cất theo”.

Điều đó cho thấy, nghi ngờ của bà Sáu là không phải vô căn cứ, có thể khi “đột nhập” nhà bà Sáu, thấy ở phòng khách không có vật dụng gì để lấy cắp bỏ túi được. Và tiếng kêu “bác Sáu ơi” có thể là để thăm dò động tĩnh, nhưng khi thấy có đông người ở nhà nên tên trộm đã dựng chuyện hỏi thăm để rút lui an toàn. Áp dụng hình thức đó, hắn đã thực hiện thành công vụ trộm điện thoại di động ở nhà ông Hạnh.

Hiện nay, trộm cắp ngoài chuyện “đào tường khoét vách” thì bọn chúng còn áp dụng rất nhiều chiêu trò để lấy tài sản của người khác một cách công khai. Anh Bảy (ngụ xã Thạnh Phú) kể: Cách đây không lâu, anh cùng vài người ngồi uống cà phê ở quán giải khát cặp Quốc lộ 1 (gần Khu Du lịch sinh thái Quốc Tế), anh thấy có xe mô-tô chạy qua rồi vòng lại mà mắt cứ nhìn thẳng vào căn nhà cạnh quán giải khát, nhiều lần như thế thì xe dừng hẳn phía trước nhà. Người ngồi phía sau móc điện thoại điện cho ai đó, sau đó anh đi thẳng vào sân nhà vác chiếc xe đạp đi ra rồi lên xe vọt thẳng. Được lúc sau, chủ nhà hô toáng lên là mất xe đạp.

“Bọn chúng tỏ ra rất bình tĩnh, ăn mặc sạch sẽ nên tụi tôi tưởng là người quen, được chủ nhà nhờ mang xe đi sửa, đâu ai nghi ngờ mà ngăn cản”, anh Bảy bộc bạch. Và cũng vì mất cảnh giác do “xem mặt mà bắt hình dong” nên thời gian qua, không ít công sở và những nơi sinh hoạt công cộng bị mất xe mô-tô.

Suy cho cùng, chiêu trò của bọn trộm cắp không mới, nhưng thủ đoạn thì rất tinh vi, được nguỵ trang dưới dáng vẻ lịch thiệp (có khi đi xe mô-tô loại xịn, ăn mặc chải chuốt) chủ đích là đánh lừa sự cảnh giác của chủ nhà và những người xung quanh để thực hiện hành vi trộm cắp tài sản./.

Bài và ảnh: Mỹ Pha

Nói không với ma tuý trong học đường

Ma tuý gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả các mặt của đời sống, người nghiện có thể dẫn đến các hành vi phạm tội nguy hiểm cho mọi người và xã hội. Hiện nay, tình trạng sử dụng trái phép chất ma tuý có xu hướng gia tăng và đối tượng sử dụng ma tuý ngày càng trẻ hoá, đặt ra nhiều thách thức trong công tác phòng, chống ma tuý, nhất là trong học đường.

Tuyên truyền “Nói không với ma tuý” trong học đường

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phòng chống ma tuý, thuốc lá điện tử trong học đường, sáng nay (21/10), Tỉnh đoàn phối hợp với Công an tỉnh tổ chức các hoạt động tuyên truyền “Nói không với ma tuý” cho tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh Trường THPT Nguyễn Việt Khái (Phường 8, TP Cà Mau).

Hỗ trợ hoà nhập cho người mãn án

Với mong muốn tạo điều kiện giúp đỡ người mãn án trở thành người có ích cho xã hội, Công an huyện U Minh đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể thường xuyên tổ chức các hoạt động trợ giúp tâm lý, hỗ trợ các thủ tục pháp lý, đào tạo nghề và tư vấn việc làm cho những đối tượng này.

Truyền thông phòng chống HIV/AIDS trong giới trẻ

Những năm gần đây, số người nhiễm HIV/AIDS tại Cà Mau có xu hướng trẻ hoá, trong đó dưới 30 tuổi chiếm đa số; không chỉ trong nhóm đối tượng trưởng thành mà ngay cả học sinh, sinh viên cũng là mối quan tâm, vì thói quen sinh hoạt không lành mạnh, do đó, cần tăng cường truyền thông mạnh và rộng khắp.

Bắt nhóm đối tượng vận chuyển 2 kg ma tuý

Sau thời gian nỗ lực điều tra, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý phối hợp cùng các đơn vị nghiệp vụ, Công an tỉnh Cà Mau, đã khám phá thành công và bắt giữ nhóm đối tượng tổ chức vận chuyển trái phép chất ma tuý liên tỉnh, thu giữ 2 kg ma tuý.

Thí điểm mô hình phối hợp hỗ trợ người sau cai

Cơ sở Cai nghiện ma tuý tỉnh Cà Mau và UBND huyện Thới Bình vừa tổ chức ký kết phối hợp thực hiện mô hình “Hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng, công tác quản lý, hỗ trợ người sau cai nghiện ma tuý". Kết quả từ mô hình thí điểm này sẽ là tiền đề để thời gian tới tỉnh thực hiện nhân rộng tại các địa phương khác trên địa bàn.

Giúp học viên phục hồi sức khoẻ

Xác định một trong những mục tiêu quan trọng khi cai nghiện ma tuý là phục hồi thể chất, tinh thần, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi cho học viên, thời gian qua, Cơ sở Cai nghiện ma tuý tỉnh tổ chức nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao... giúp học viên rèn luyện, có thêm động lực cai nghiện tốt, sớm trở về với gia đình, tái hoà nhập cộng đồng.

Ngăn chặn ma tuý từ sớm, từ xa

Thông tin từ Ban Chỉ đạo 138 tỉnh, qua rà soát và phân loại, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 11 xã, phường, thị trấn trọng điểm về ma tuý, 22 điểm có nguy cơ phức tạp về ma tuý và 100/101 xã, phường, thị trấn có ma tuý. Những tháng đầu năm 2024, tình hình tội phạm và tệ nạn ma tuý trên địa bàn tỉnh từng lúc diễn biến phức tạp, tội phạm và vi phạm về ma tuý được phát hiện, xử lý nhiều hơn cùng kỳ.

Tệ nạn và tội phạm ma tuý ngày càng trẻ hoá

Thời gian gần đây, các loại ma tuý mới xuất hiện thâm nhập vào Việt Nam nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng đã làm tình hình tội phạm về ma tuý ngày càng diễn biến phức tạp, kéo theo đó, số lượng người nghiện cũng tăng hơn so với cùng kỳ. Đáng chú ý là người nghiện ma tuý có xu hướng trẻ hoá về độ tuổi, chủ yếu là thanh, thiếu niên. Đây cũng là hồi chuông báo động đối với bậc phụ huynh trong việc quản lý con em mình.

Trợ lực người sau cai nghiện tái hoà nhập

Thời gian qua, công tác hỗ trợ người nghiện tái hoà nhập cộng đồng luôn được các cấp, các ngành, các địa phương đặc biệt quan tâm. Cùng với việc chăm sóc, điều trị, phục hồi sức khoẻ, công tác đào tạo việc làm, định hướng nghề nghiệp được Cơ sở Cai nghiện ma tuý tỉnh (Cơ sở) chú trọng, nhằm từng bước tạo điều kiện trang bị hành trang đầy đủ để người sau cai có thể tự tin vững bước trong hành trình tái hoà nhập cộng đồng.