ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 25-3-25 03:40:24
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chăm sóc bệnh nhân sau đột quỵ

Báo Cà Mau Đột quỵ hay được gọi là tai biến mạch máu não. Đây là tình trạng xảy ra khi cục máu đông, mảng xơ vữa hoặc mạnh máu bị vỡ cắt đứt nguồn cung cấp máu cho não. Sau cơn đột quỵ, đa số người bệnh có thể gặp nhiều biến chứng và cần có một quá trình lâu dài để phục hồi.

Theo Bộ Y tế, mỗi năm Việt Nam có hơn 200.000 ca đột quỵ mới, và giống như các bệnh mạn tính khác, con số này vẫn đang có chiều hướng gia tăng. Đột quỵ não là căn nguyên gây tử vong, tàn phế hàng đầu, nhưng chỉ rất ít trường hợp đột quỵ ở Việt Nam đến bệnh viện trong 6 giờ đầu - thời gian vàng để cứu sống người bệnh. Phần lớn những người sống sót sau đột quỵ có di chứng về thần kinh và vận động.

Các biến chứng thường gặp ở người đột quỵ như: rối loạn vận động, yếu, liệt một phần cơ thể hoặc nửa người, liệt mặt; rối loạn nhận thức, giảm tư duy, mất trí nhớ có thể từ nhẹ đến nặng, trí tuệ sa sút; rối loạn ngôn ngữ, nói ngọng, nói lắp, âm điệu bị biến đổi, khó diễn đạt suy nghĩ bằng lời, thậm chí không nói được; rối loạn thị giác; rối loạn cảm giác, đau, tê, hoặc cảm giác nóng rát và ngứa ran, hoặc không cảm giác được một phần chi thể của mình.

Tập vật lý trị liệu giúp bệnh nhân cải thiện chức năng vận động. (Ảnh chụp tại Bệnh viện Y Dược cổ truyền - Phục hồi chức năng tỉnh Cà Mau).

Một số trường hợp rơi vào mệt mỏi, rối loạn thăng bằng, mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều… Giảm các kỹ năng xã hội, các hoạt động cá nhân hằng ngày… Các rối loạn này nếu không được điều trị lâu ngày dẫn đến hậu quả người bệnh không tự chăm sóc được bản thân, phải phụ thuộc vào người khác, làm tăng gánh nặng cho người thân và gia đình, người bệnh dễ rơi vào trạng thái trầm cảm.

Bác sĩ Huỳnh Thị Kim Liên, Phó giám đốc Bệnh viện Y Dược cổ truyền - Phục hồi chức năng, cho biết: “Có rất nhiều biến chứng và di chứng thường gặp sau đột quỵ được cải thiện theo thời gian, tuỳ thuộc vào mức độ của bệnh, quá trình điều trị và phục hồi chức năng. Tập vật lý trị liệu sau tai biến mạch máu não giúp bệnh nhân tăng cường lưu thông máu, phục hồi chức năng vận động và cải thiện lực cơ. Khôi phục khả năng ngôn ngữ, giữ thăng bằng, di chuyển và hỗ trợ bệnh nhân tự thực hiện các hoạt động sinh hoạt hằng ngày. Những bệnh nhân sau tai biến đến với bệnh viện trong giai đoạn sớm có thể phục hồi khả năng vận động bao gồm: ngồi, đứng, đi lại và khả năng thực hiện các hoạt động hằng ngày như: ăn uống, tắm, sử dụng nhà tiêu, chăm sóc bản thân, thay quần áo và leo bậc thang cũng được cải thiện so với trước phục hồi chức năng”.

Nhân viên y tế tại Bệnh viện Y Dược cổ truyền - Phục hồi chức năng giúp bệnh nhân sau tai biến tập vật lý trị liệu.

Bên cạnh việc tập vật lý trị liệu cho người đột quỵ, người nhà cần chú ý chế độ dinh dưỡng cho người bệnh phải đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, nếu có các bệnh lý nền kèm theo như tăng huyết áp, đái tháo đường cần thực hiện chế độ dinh dưỡng theo hướng dẫn của bác sĩ. Đặc biệt, đối với bệnh nhân tai biến mạch máu não cần được quan tâm chăm sóc nhiều về tâm lý. Người thân trong gia đình hay người chăm sóc bệnh nhân đột quỵ cần động viên tinh thần để người bệnh lạc quan, vui vẻ hơn. Tạo điều kiện để người bệnh tự chăm sóc bản thân, chủ động thực hiện một số công việc sinh hoạt hằng ngày, sẽ giúp họ bớt cảm giác phụ thuộc, loại bỏ mặc cảm và tự ti.

Phục hồi sau đột quỵ là quá trình lâu dài, bền bỉ, cần sự hỗ trợ của người thân từ giai đoạn ở bệnh viện đến khi về nhà, đặc biệt là giai đoạn phục hồi chức năng. Đây là giai đoạn hết sức cần thiết giúp người bệnh cải thiện chức năng vận động và khả năng tự chủ trong sinh hoạt hằng ngày, giảm tối đa các di chứng, đưa bệnh nhân sớm trở lại với cuộc sống độc lập của họ trong gia đình và cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống./.

Lê Kim

 

 

 

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Chính phủ vừa có Nghị quyết số 51/NQ-CP ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hội nhập quốc tế" (Chương trình).

Hiệu quả từ ứng dụng AI trong y tế

Trong bối cảnh công nghệ số phát triển mạnh mẽ, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào đời sống nói chung và ngành y tế nói riêng mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Trong đó, một số ứng dụng AI đã và đang được triển khai trong ngành y tế đã góp phần đáng kể nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ Nhân dân.

Mang đến sự tin tưởng cho người dân

Hiện nay, Bệnh viện Ða khoa (BVÐK) Năm Căn có tổng số 187 viên chức và người lao động, trong đó có 48 bác sĩ (14 bác sĩ chuyên khoa I, 3 bác sĩ chuyên khoa II), 14 dược sĩ (1 thạc sĩ dược, 6 dược sĩ đại học, 7 cao đẳng dược), còn lại là trình độ cử nhân, cao đẳng, đại học khác. Ðặc biệt, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế khá đầy đủ và hiện đại.

Hướng đến ngành y tế hiện đại, xứng tầm

Hệ thống y tế tại Cà Mau ngày càng hoàn thiện. Năm 2025, các bệnh viện trong tỉnh hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, nâng cao sự hài lòng của bệnh nhân.

Tiêm vắc xin phòng sởi cho trẻ

Ðể phòng, chống bệnh phát ban dạng sởi, trạm y tế các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Cái Nước đẩy mạnh tuyên truyền tiêm vắc xin sởi - rubella, giúp trẻ nâng cao miễn dịch, ngăn ngừa bệnh phát sinh trong cộng đồng.

Xã hội hoá - Nâng chất lượng dịch vụ y tế

Tại huyện Trần Văn Thời, cùng với sự nỗ lực của hệ thống y tế công lập là sự chung tay góp sức của các cơ sở y tế tư nhân, đã tạo nên mạng lưới y tế vững chắc, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ngày càng cao của người dân.

Sẵn sàng ứng phó, phòng bệnh cho trẻ

Tại Khoa Nhi, Trung tâm Y tế huyện Thới Bình thời điểm này mỗi ngày tiếp nhận 5-7 bệnh nhi, cao điểm có đến 15 bệnh nhi đến khám và nhập viện điều trị. Hiện tại, số bệnh nhi nằm viện từ 35-40 trẻ, độ tuổi từ 2-14 tuổi, mắc các bệnh thường gặp như: sốt xuất huyết, tay chân miệng, cúm mùa, đặc biệt là bệnh sởi.

Không ngừng nâng cao chất lượng y tế

Ngành y tế TP Cà Mau chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; không ngừng cải tiến quy trình khám, chữa bệnh theo hướng nhanh, gọn, chính xác.

Bác sĩ nam ở khoa phụ sản

Tại các bệnh viện, cơ sở y tế, mỗi khoa có đặc thù công việc và những con người thầm lặng cống hiến riêng, nhưng có chung nỗ lực chăm sóc sức khoẻ, bảo vệ sự sống bệnh nhân. Riêng tại Khoa Phụ sản, các y, bác sĩ có thêm niềm hạnh phúc đặc biệt hơn đồng nghiệp ở các khoa khác, đó là khoảnh khắc đón những thiên thần nhỏ chào đời... Tiến sĩ - Bác sĩ Lê Nguyễn Trọng Nhân (Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau) và Bác sĩ CKI Châu Minh Chí (Bệnh viện Ða khoa Hoàn Mỹ Minh Hải) là 2 trong số rất nhiều nhân viên y tế trong tỉnh chăm chút cho những mầm sống - thế hệ công dân tương lai, chào đời khoẻ mạnh.

70 năm cần mẫn vì sức khoẻ Nhân dân

Cách đây 70 năm, vào ngày 27/2/1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho ngành y tế với những lời căn dặn vô cùng sâu sắc: "Lương y phải như từ mẫu" và “Xây dựng nền y học của ta”. Tâm niệm lời dặn dò của Bác, lớp lớp thế hệ ngành y cả nước, trong đó có đội ngũ ngành y tế Cà Mau không ngừng nỗ lực, phát huy chuyên môn, rèn luyện y đức để thực hiện tốt nhiệm vụ vẻ vang bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ Nhân dân.