ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 27-7-24 10:38:15
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chợ Bách hoá Phường 7 - Hiện đại trong quản lý

Báo Cà Mau Tại chợ Bách hoá Phường 7, TP Cà Mau, hệ thống camera giám sát và hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC) đã giúp công tác quản lý chợ được dễ dàng, cũng như đảm bảo an toàn hoạt động cho các tiểu thương.

Là một trong những khu chợ lớn, quy tụ nhiều tiểu thương và người tiêu dùng trên địa bàn TP Cà Mau, chợ Bách hoá Phường 7 chia làm 3 khu, khu bách hoá, khu chợ trái cây và khu chợ nông sản. Chính vì diện tích lớn, lượng hàng hoá nhiều và người mua sắm khá đông nên khó tránh những sự cố về an ninh lẫn cháy nổ. Ðể công tác quản lý và hỗ trợ tiểu thương tốt hơn, Công ty Cổ phần Dịch vụ Thương mại Cà Mau đã đầu tư hệ thống camera giám sát và hệ thống PCCC tại chợ, với kinh phí gần 1,8 tỷ đồng.

Hiện toàn chợ có 24 camera giám sát được đặt ở những vị trí đắc địa, có thể quan sát được tổng thể lẫn chi tiết trong từng khu vực chợ. Ngoài ra, có 3 đầu thu và 2 ti vi quan sát được đặt trong trung tâm điều khiển để các nhân viên bảo vệ và kỹ thuật điện có thể thường xuyên theo dõi. Tổng chi phí hệ thống camera giám sát chợ là hơn 128 triệu đồng.

Ban Quản lý chợ theo dõi camera toàn chợ để đảm bảo an ninh cho tiểu thương lẫn người mua.

Anh Hồ Trúc Lăng, nhân viên kỹ thuật điện chợ Bách hoá Phường 7, cho biết: “Camera giám sát tại chợ đã được lắp đặt trên 4 năm, giúp dễ quản lý toàn khu chợ hơn so với trước khi có camera. Nếu có sự cố gì trong chợ, chúng tôi đều nhìn thấy rõ hết. Ví dụ tiểu thương bị mất đồ, sẽ báo về phòng quản lý để mở camera xem lại, biết được người lấy để đề phòng các đối tượng khả nghi”.

Camera được mở 24/24. Hệ thống này còn thu được hình  màu vào ban đêm nên rất dễ phát hiện những sự cố trong đêm tối. Mỗi nhân viên trong phòng quản lý đều có điện thoại kết nối với hệ thống camera nên khi di chuyển ra ngoài tuần tra, họ vẫn có thể theo dõi các khu vực qua điện thoại một cách sát sao.

Những vị trí được lắp đặt camera đều được khảo sát kỹ lưỡng.

Bà Trương Thị Thanh Thuỳ, 58 tuổi, tiểu thương kinh doanh hàng may mặc tại chợ, cho biết: “Có lần tôi bị mất tiền. Ðối tượng giả vờ mua và làm thủ thuật tráo tiền của tôi. Tôi lên khu quản lý chợ trích xuất lại camera và bắt được đối tượng. Từ khi có hệ thống camera, tiểu thương ở đây ai cũng an tâm về vấn đề an ninh”.

Riêng hệ thống PCCC có kinh phí đầu tư lên đến hơn 1,6 tỷ đồng. Chợ có hẳn một phòng cất giữ các bình chữa cháy, máy bơm chữa cháy... Hệ thống báo cháy được lắp đặt toàn chợ kết hợp cùng hệ thống camera, để khu vực nào có sự cố cháy nổ thì các nhân viên bảo vệ tại chợ sẽ lập tức ứng cứu.

Hệ thống PCCC tại Chợ bách hoá Phường 7 được đầu tư hẳn phòng điều khiển, để thường xuyên kiểm tra các thiết bị và tập huấn phòng chống cháy nổ.

“Ban Quản lý chợ thường xuyên nhắc nhở từng gian hàng kiểm tra về việc PCCC. Cứ lâu lâu lại thấy diễn tập PCCC, chúng tôi cảm thấy an tâm. Nhất là ban đêm, về nhà có thể theo dõi qua camera giám sát và hệ thống PCCC hiện đại, khi có sự cố cháy nổ là ứng cứu ngay, dập tắt liền, tránh dẫn đến hậu quả quá lớn”, ông Nguyễn Thanh Tùng, tiểu thương kinh doanh mỹ phẩm tại chợ, chia sẻ.

Hệ thống camera và PCCC tại chợ thường xuyên được bảo trì và kiểm tra định kỳ. Nếu có sự cố mất điện, Ban Quản lý chợ sẽ liên hệ điện lực để khắc phục ngay, không để tình trạng camera bị ngắt kết nối quá lâu.

Ông Nguyễn Khắc Duẩn, Giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ Thương mại Cà Mau, cho biết: “Công ty là đơn vị quản lý, khai thác chợ Bách hoá Cà Mau. Chúng tôi đã đầu tư hệ thống camera hiện đại và cả hệ thống PCCC tốt nhất để giúp tiểu thương an tâm mua bán. Sắp tới, chúng tôi sẽ xây thêm một khu vực chợ mới và chắc chắn việc lắp đặt camera sẽ được mở rộng hơn để Ban Quản lý chợ có thể xem xét từng ngõ ngách và quản lý bằng điện thoại ở mọi lúc, mọi nơi, mang đến sự an ninh, an toàn ở mức cao nhất cho người bán lẫn người mua tại khu chợ. Chúng tôi muốn xây dựng và tạo nên một khu chợ văn minh, hiện đại giữa thời 4.0 với những kỹ thuật quản lý tiên tiến”./.

 

Lam Khánh

 

Nền tảng số - Rộng mở đầu ra cho sản phẩm OCOP

Huyện Ngọc Hiển có 21 sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao, cung ứng mỗi năm hàng trăm tấn thành phẩm cho người tiêu dùng. Bên cạnh mua bán truyền thống, các chủ thể từng bước ứng dụng hiệu quả nền tảng số để mở rộng kênh phân phối. Trên các sàn thương mại điện tử, trang web mua sắm trực tuyến, mạng xã hội... sản phẩm OCOP của địa phương được quảng bá, giới thiệu rộng rãi, lượng khách hàng tương tác ngày càng tăng, sức tiêu thụ ổn định, giúp các chủ thể yên tâm, đẩy mạnh sản xuất.

Giúp nông dân tiếp cận sàn thương mại điện tử

Thời gian qua, Bưu điện TP Cà Mau đã phối hợp với Hội Nông dân thành phố hỗ trợ nông dân chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ nông sản. Hoạt động này góp phần vào việc xây dựng mạng lưới kết nối giữa nông dân và doanh nghiệp, nhà bán lẻ, tạo ra chuỗi giá trị bền vững cho cả nông dân và doanh nghiệp.

Xây dựng hội viên phụ nữ thành công dân số

Năm 2024 là năm quan trọng thực hiện khâu đột phá và chủ đề năm “Tăng cường ứng dụng CNTT - Chuyển đổi số trong tổ chức sinh hoạt Hội” của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) TP Cà Mau.

Hoàn thành 21/37 nhiệm vụ CCHC

Qua 6 tháng đầu năm, tỉnh Cà Mau đã hoàn thành đúng và sớm hạn 21/37 nhiệm vụ theo kế hoạch cải cách hành chính (CCHC) đề ra, đạt 56,76%; các nhiệm vụ còn lại đang thực hiện trong thời gian quy định. Ðáng chú ý, tỉnh triển khai thực hiện nhiều giải pháp, sáng kiến để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước, nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp (DN).

Tắt sóng 2G vẫn đảm bảo quyền lợi người dùng

Theo lộ trình, cả nước sẽ tắt sóng 2G từ tháng 9/2024, các điện thoại chỉ hỗ trợ công nghệ 2G (2G only) sẽ không được sử dụng trên mạng lưới. Trước đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị đầu cuối thông tin di động mặt đất buộc các thiết bị di động sản xuất, nhập khẩu vào Việt Nam phải hỗ trợ công nghệ từ 4G trở lên. Theo đó, từ ngày 1/7/2021, cả nước dừng nhập khẩu đối với điện thoại 2G only.

“Em an toàn hơn cùng Google”

Xã hội hiện đại, trẻ em dễ dàng tiếp cận và sử dụng thông thạo điện thoại thông minh, các ứng dụng Internet vào nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên, môi trường mạng phức tạp, trẻ dễ dàng bị dẫn dụ, thu hút bởi nhiều thông tin chưa phù hợp độ tuổi, gây nên những sai lầm không đáng có. Do đó, trẻ cần được trang bị kiến thức và kỹ năng an toàn trên không gian này.

Thúc đẩy giải quyết thủ tục phi địa giới

Hướng đến nền hành chính phục vụ, tỉnh Cà Mau đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tạo bước phát triển đột phá trong công tác cải cách hành chính (CCHC). Ðáng nói là, tỉnh đã vận hành hiệu quả việc giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) không phụ thuộc địa giới hành chính. Ðây là tiền đề quan trọng góp phần hiện đại hoá nền hành chính, nâng cao sự hài lòng, tin tưởng của Nhân dân.

Ðịnh hình sự đổi mới trong ngành bán lẻ

Kinh tế số đã tạo ra những thay đổi trong ngành bán lẻ. Người tiêu dùng ngày nay có thể mua sắm bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu chỉ với một chiếc điện thoại thông minh có kết nối Internet. Ðiều này đã thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử (TMÐT) và các nền tảng mua sắm trực tuyến, từ đó thay đổi cách thức kinh doanh của các nhà bán lẻ.

Chuyển đổi số báo chí - Khởi đầu ấn tượng

Tỉnh Cà Mau hiện nay có 3 cơ quan báo chí, là Báo Cà Mau, Ðài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau và Tạp chí Văn nghệ Cà Mau. Các cơ quan báo chí và lực lượng người làm báo Cà Mau luôn thể hiện tinh thần dấn thân, nhiệt huyết, trách nhiệm gắn với tôn chỉ, mục đích hoạt động để hoàn thành sứ mệnh làm cầu nối chuyển tải; cụ thể hoá chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thông tin toàn diện về đời sống xã hội nhanh, kịp thời, chính xác và chính thống. Kế thừa truyền thống báo chí đầy tự hào, trên nền tảng của những thành tựu đạt được, báo chí Cà Mau đang hoà dòng mạnh mẽ vào xu thế chuyển đổi số (CÐS).

Kiến tạo một Cà Mau Online bằng công nghệ 3D

Website camau360.com đã đi vào hoạt động được 6 tháng với những kết quả khả quan cùng tiềm năng đầy hứa hẹn trong tương lai để tạo ra một Cà Mau Online.