ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 1-6-24 08:06:15
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chợ Online sôi động, nguồn thu thuế sụt giảm

Báo Cà Mau (CMO) Khi mạng xã hội phát triển rầm rộ, thu hút hàng triệu lượt người tham gia, theo dõi. Nơi đó cũng trở thành kênh mua bán nhộn nhịp nhất hiện nay và là xu hướng mua sắm của người tiêu dùng hiện đại. Song, việc quản lý thuế trên thị trường mới này vô cùng khó khăn, chia sẻ doanh thu của thị trường truyền thống, ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn thu và công tác chống thất thu của địa phương.

Cục trưởng Cục Thuế Cà Mau Nguyễn Thành Sua nhìn nhận: “Khó khăn lớn nhất hiện nay là diện bán hàng mở rộng về đối tượng nhưng giảm về quy mô. Các công ty truyền thống của tỉnh theo đó bị thu hẹp lại do các đối tượng bán hàng Online chi phối, khiến nguồn thu ngân sách giảm đáng kể”.

Chia sẻ doanh thu thị trường truyền thống

Không khó để tìm ra địa chỉ kinh doanh Online trên các mạng xã hội Facebook, Zalo… rao bán đầy đủ các mặt hàng tiêu thụ dành cho cả khách sỉ và lẻ với số lượng lớn, nhỏ khác nhau. Bên cạnh đó, rất nhiều tài khoản kinh doanh khác buôn bán các mặt hàng đồ ăn, thức uống, rau củ quả với số lượng không nhiều. Nhìn chung, bán hàng Online hiện nay đang phát triển nhanh và rộng với số lượng người tham gia bán hàng ngày càng đông. Dù chỉ với quy mô nhỏ nhưng khi số người hoạt động nhiều khiến thị trường truyền thống ngày càng bị thu hẹp và khó khăn hơn.

Ông Sua bộc bạch: “Thật sự rất khó quản lý, kiểm soát những đối tượng này. Bởi chủ yếu là bán nhỏ lẻ, một tháng vài chục triệu đồng, doanh thu chưa tới mức chịu thuế. Song, cũng có nhiều người bán trên 100 triệu đồng/tháng nhưng phân tán, chia manh mún, không tập trung, thanh toán qua nhiều người, không gom về một tài khoản”.

Trong khi ngành thuế hiện nay quản lý chủ yếu qua tài khoản thanh toán, quản lý qua công ty giao hàng. Nhưng hiện nay họ bán với hình thức lấy tên người này, người khác, hoặc thanh toán phân tán cho nhiều người, nên chưa thể quản lý được.

Tuy nhiên, theo ngành thuế đánh giá, sau khi khảo sát thực tế, hầu hết lực lượng bán hàng Online số lượng lớn, nhưng nhìn chung quy mô, doanh số nhỏ, chủ yếu nghề tay trái, phụ để tăng thu nhập. Không thất thu thuế lớn từ nguồn mua bán Online này nhưng sẽ sụt giảm thuế phát sinh. Do nhiều người tham gia bán hàng, chia sẻ doanh thu của doanh nghiệp bán hàng truyền thống làm thuế giảm, chứ chưa phải thất thu thuế.

Thị trường online phát triển ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu các doanh nghiệp truyền thống, làm giảm nguồn thu thuế đáng kể.

Tăng cường chống thất thu

Liên quan đến thất thu thuế đối với thị trường truyền thống, thực tế hiện nay cũng cho thấy, đa phần chuỗi bán lẻ trải rộng khắp các tỉnh, thành, xuống tận các vùng nông thôn. Về quy mô, chuỗi bán lẻ này lớn dần và rộng, về mặt tiêu dùng thuận lợi cho người dân, về mặt giá cả cạnh tranh rất lớn đối với doanh nghiệp truyền thống, nhưng về mặt thuế đóng góp rất nhỏ. Bởi hầu hết chuỗi bán lẻ này nộp thuế về trụ sở chính tại TP Hồ Chí Minh.

Bên cạnh đó, thất thu thuế hiện nay còn do tình trạng gian lận trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, không xuất hoá đơn bán hàng, không ghi nhận doanh thu, không kê khai để trốn thuế. “Ðó là cái hiện nay diễn biến phức tạp. Trong đó, tình hình gian lận, trốn thuế về hoá đơn chứng từ là phần lớn. Ðiều này diễn ra trên quy mô cả nước, không riêng địa phương. Song, về phía quản lý, ngành thuế chỉ có thể thanh tra, kiểm tra phát hiện tới đâu xử lý tới đó chứ chưa có giải pháp căn cơ lâu dài”, ông Sua bộc bạch.

Ðã qua, để chống thất thu, tăng cường khai thác nguồn thu, ngành thuế cũng có nhiều giải pháp. Trong đó, thực hiện hiệu quả Kế hoạch số 97/KH-UBND của UBND tỉnh, chỉ đạo sở, ngành phối hợp cùng ngành thuế triển khai nhiều biện pháp chống thất thu, kiểm soát hoá đơn, chứng từ, góp phần nâng cao ý thức người nộp thuế trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Nhưng đó chỉ là giải pháp tình thế.

Theo báo cáo ngành thuế, năm 2020 khai thác tăng thu trên 389 tỷ đồng. Trong đó, thanh tra, kiểm tra thuế 574 cuộc, đạt 104% so kế hoạch năm, số thuế truy thu, phạt qua thanh tra, kiểm tra trên 31 tỷ đồng và khai thác nguồn thu, tăng thu trên 358 tỷ đồng.

Ông Sua cho biết: “Ðể tăng cường nguồn thu, chống thất thu, năm 2021, ngành thuế tiếp tục đẩy mạnh triển khai đồng bộ các biện pháp quản lý thuế. Trong đó, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế, trốn lậu thuế và đẩy mạnh công tác quản lý nợ đọng thuế. Ðồng thời, phối hợp chặt chẽ các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố tổ chức kiểm tra chống thất thu theo Kế hoạch số 97/KH-UBND của UBND tỉnh”./.

 

Hồng Nhung

Xây dựng nền tảng tài chính cho tương lai

Việc sở hữu kiến thức về tài chính là kỹ năng hữu ích, yếu tố quyết định đến sự thành công trong cuộc sống. Ðể thúc đẩy sự phát triển toàn diện cho cộng đồng, vai trò của ngân hàng trong việc thực hiện sứ mệnh giáo dục tài chính (GDTC) trở nên vô cùng quan trọng. Bằng cách cung cấp kiến thức, sản phẩm, dịch vụ phù hợp, ngân hàng không chỉ giúp cá nhân và doanh nghiệp quản lý tài chính hiệu quả, mà còn góp phần xây dựng nền tảng tài chính vững chắc cho tương lai.

Tín dụng chính sách - Ðồng hành phát triển kinh tế

Ông Trần Phương Nam, Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện Cái Nước, cho biết, nhằm triển khai hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội, NHCSXH huyện luôn phối hợp chặt chẽ với cấp uỷ, chính quyền địa phương; các phòng, ban, ngành và các tổ chức hội, đoàn thể nhận uỷ thác. Từ đó, đã tác động tích cực đến nhận thức của cấp uỷ, chính quyền. Cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở vào cuộc trách nhiệm hơn, nâng cao chất lượng tín dụng, phát huy hiệu quả nguồn vốn...

Tránh lịch sử tín dụng xấu trên CIC

Lịch sử tín dụng tích cực không chỉ là chìa khoá mở cửa cho các cơ hội tài chính, mà còn là nền tảng để xây dựng mối quan hệ tin cậy với các tổ chức tài chính. Tuy nhiên, một trong những rủi ro lớn nhất đối với lịch sử tín dụng là sự xuất hiện của nợ xấu.

Cảnh giác với thiết bị đọc trộm tại cây ATM

Phương thức đánh cắp dữ liệu thẻ ATM ngày càng phổ biến, gây thiệt hại lớn cho người sử dụng. Bài viết này sẽ cung cấp một số thông tin về phương thức cài đặt thiết bị đọc trộm dữ liệu (skimming) tại các cây ATM, cũng như khuyến cáo cách thức để người dùng tránh khỏi nguy cơ bị đánh cắp thông tin.

Giải pháp linh động giúp đẩy lùi tín dụng đen

Ðể có hướng mở, giúp người có hoàn cảnh khó khăn đột xuất, người có nhu cầu vay vốn làm ăn, kể cả người tuổi hưu có nhu cầu về tài chính được tiếp cận vốn vay mà không phải ràng buộc về tài sản thế chấp, ngành bưu điện đã phối hợp với một số ngân hàng và tổ chức, cho vay vốn với nhiều ưu đãi.

Quy định mới, ngăn chặn “ép” mua bảo hiểm

Thị trường bảo hiểm Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, vẫn tồn tại một số vấn đề như: tình trạng “ép” khách hàng mua bảo hiểm qua kênh ngân hàng, tư vấn sai lệch thông tin, chi trả bồi thường không sòng phẳng... Ðể giải quyết những vấn đề này, Chính phủ đã ban hành nhiều quy định mới nhằm nâng chất ngành bảo hiểm và bảo vệ quyền lợi khách hàng.

Ðảm bảo thanh toán an toàn, thông suốt dịp Tết

Những ngày cận Tết, nhu cầu giao dịch, thanh toán của người dân, doanh nghiệp tăng cao. Thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đã ban hành công điện về việc đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng dịp tết Giáp Thìn 2024.

Core banking - Trái tim của ngân hàng

Trong thời đại bùng nổ công nghệ và hội nhập quốc tế như hiện nay, các ngân hàng không ngừng hiện đại hoá hệ thống công nghệ thông tin để nâng cao năng lực cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Một trong những giải pháp quan trọng nhất trong quá trình hiện đại hoá này chính là công nghệ phần mềm lõi (core banking).

Tăng kênh giao dịch, tránh nghẽn ATM dịp Tết

Tình trạng ùn ứ, tắc nghẽn ATM những ngày cuối năm (âm lịch) thường xảy ra do nhu cầu giao dịch tiền mặt tăng cao, trong khi số lượng ATM không đủ đáp ứng. Ðể giải quyết vấn đề này, các ngân hàng thương mại trên địa bàn đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó có việc tăng kênh giao dịch đa phương tiện.

Thu - chi ngân sách năm 2024 - Ðảm bảo tiết kiệm, hiệu quả

Ðể kịp thời thu đúng, thu đủ ngân sách Nhà nước (NSNN), ngành thuế chủ động xây dựng phân bổ dự toán NSNN năm 2024. Theo đó, căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, quyết định của Thủ tướng Chính phủ về giao dự toán NSNN cho các địa phương và tình hình thực tiễn tại tỉnh, HÐND tỉnh đã ra nghị quyết thông qua dự toán ngân sách tỉnh năm 2024 là 5.336 tỷ đồng, trong đó thu nội địa 5.230 tỷ đồng, tăng trên 500 tỷ đồng so với năm 2023.