ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 25-3-25 02:16:50
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chủ động phòng bệnh dại

Báo Cà Mau Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 3 ổ dịch dại trên động vật ở các huyện Ngọc Hiển, Ðầm Dơi và TP Cà Mau. Tập quán nuôi chó thả rông; ý thức còn chủ quan của người dân, một số trường hợp khi bị chó cắn không tiêm phòng vắc xin bệnh dại; tỷ lệ tiêm phòng vắc xin dại cho đàn chó nuôi đạt thấp, là nguyên nhân chính dẫn đến các trường hợp xuất hiện ổ bệnh dại, tử vong ở người.

Nhằm nâng cao ý thức cho người nuôi thú cưng, một số địa phương thực hiện cắm, treo biển báo tuyên truyền quản lý về các hành và các mức xử phạt để người dân nắm rõ (Ảnh chụp tại Công viên Hùng Vương phường 5).

Theo báo cáo của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, để ứng phó với tình hình dịch bệnh dại ở động vật, ngoài chuẩn bị sẵn sàng về lực lượng, trang thiết bị chống dịch, thì nguồn hoá chất, vắc xin cũng trong trạng thái chủ động. Theo đó, từ đầu năm đến nay đã tiêm phòng được 3.003 liều vắc xin cho chó mèo, trong đó tiêm phòng bao vây ổ dịch 2.250 liều, xã hội hoá 753 liều. Dự kiến trong năm 2024 sẽ tiêm phòng được khoảng 45 ngàn liều vắc xin dại cho đàn chó mèo (ngân sách tỉnh là 36 ngàn liều, xã hội hoá 9 ngàn liều), tỷ lệ đạt khoảng 32%, tuy nhiên con số này vẫn còn thấp so với quy định là ít nhất 80% so với tổng đàn.

Ðể chủ động phòng ngừa bệnh dại, nhiều hộ gia đình trực tiếp đưa thú cưng đến các điểm tiêm ngừa, vừa đảm bảo an toàn cho vật nuôi, vừa bảo vệ sức khoẻ cho gia chủ và cộng đồng.

Ngoài ra, để đẩy mạnh tuyên truyền, Chi cục còn phối hợp với ngành y tế, địa phương hướng dẫn, vận động người dân thực hiện nghiêm việc quản lý chặt chó mèo nuôi, như đưa chó mèo đi tiêm phòng dại, mở các đợt ra quân bắt chó thả rông, chia sẻ thông tin dịch bệnh khi phát hiện ca bệnh để truy vết nguồn gốc.

Trước tình hình dịch dại ở động vật diễn ra phức tạp, ông Nguyễn Văn Ngờ (Phường 9, TP Cà Mau) chủ động đưa chó đi tiêm ngừa dại để an tâm hơn. Ông Ngờ chia sẻ: “Tôi thực hiện tiêm dại cho chó từ khi nó còn nhỏ, định kỳ mỗi năm tiêm nhắc lại. Chi phí này không thể tiết kiệm được. Nhà có cả trẻ con và người già nên mình cứ chủ động để an toàn sức khoẻ cho cả nhà. Mặc dù là nuôi ở nhà, chó cũng rất hiền nhưng gia đình vẫn cẩn thận, nhốt trong chuồng hoặc xích lại, chỉ khi cho đi vệ sinh thì mới thả ra nhưng có xích dây và có người xem chừng”.

Ở các địa phương vùng nông thôn, nhất là những nơi từng xảy ra ổ dịch dại, đã nâng cao cảnh giác trước bệnh dại trên động vật. Năm 2023, trên địa bàn huyện Thới Bình xảy ra 7 ổ dịch dại, tại thị trấn Thới Bình, xã Biển Bạch Ðông, xã Thới Bình và xã Tân Phú. Riêng trong năm 2024 chưa xuất hiện ổ dịch dại trên đàn chó mèo, nhưng có 1 trường hợp tử vong do bệnh dại tại xã Tân Phú.

Ông Nguyễn Vũ Phong, Phó trưởng trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Thới Bình, cho biết: “Tổng đàn chó, mèo trên địa bàn huyện là 19.872 con, trong đó thực hiện tiêm phòng 2.655 con, đạt 13,3%. Hiện tỷ lệ tiêm phòng vẫn ở mức thấp, do ở nông thôn tập quán nuôi chó thả rông hoặc nuôi để giữ vuông, giữ nhà nên không bắt được chó để tiêm phòng. Ðặc biệt, ở một số hộ nuôi số lượng nhiều, hộ cận nghèo, hộ nghèo thì chi phí tiêm phòng bệnh dại vẫn là rào cản. Thời gian tới, trạm sẽ phối hợp với thú y xã tham mưu cho UBND các xã lập kế hoạch tiêm phòng, tăng cường tuyên truyền nhằm nâng cao tỷ lệ đăng ký tiêm phòng ở vật nuôi”./.

 

Nhi Ngô

 

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Chính phủ vừa có Nghị quyết số 51/NQ-CP ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hội nhập quốc tế" (Chương trình).

Hiệu quả từ ứng dụng AI trong y tế

Trong bối cảnh công nghệ số phát triển mạnh mẽ, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào đời sống nói chung và ngành y tế nói riêng mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Trong đó, một số ứng dụng AI đã và đang được triển khai trong ngành y tế đã góp phần đáng kể nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ Nhân dân.

Mang đến sự tin tưởng cho người dân

Hiện nay, Bệnh viện Ða khoa (BVÐK) Năm Căn có tổng số 187 viên chức và người lao động, trong đó có 48 bác sĩ (14 bác sĩ chuyên khoa I, 3 bác sĩ chuyên khoa II), 14 dược sĩ (1 thạc sĩ dược, 6 dược sĩ đại học, 7 cao đẳng dược), còn lại là trình độ cử nhân, cao đẳng, đại học khác. Ðặc biệt, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế khá đầy đủ và hiện đại.

Hướng đến ngành y tế hiện đại, xứng tầm

Hệ thống y tế tại Cà Mau ngày càng hoàn thiện. Năm 2025, các bệnh viện trong tỉnh hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, nâng cao sự hài lòng của bệnh nhân.

Tiêm vắc xin phòng sởi cho trẻ

Ðể phòng, chống bệnh phát ban dạng sởi, trạm y tế các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Cái Nước đẩy mạnh tuyên truyền tiêm vắc xin sởi - rubella, giúp trẻ nâng cao miễn dịch, ngăn ngừa bệnh phát sinh trong cộng đồng.

Xã hội hoá - Nâng chất lượng dịch vụ y tế

Tại huyện Trần Văn Thời, cùng với sự nỗ lực của hệ thống y tế công lập là sự chung tay góp sức của các cơ sở y tế tư nhân, đã tạo nên mạng lưới y tế vững chắc, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ngày càng cao của người dân.

Sẵn sàng ứng phó, phòng bệnh cho trẻ

Tại Khoa Nhi, Trung tâm Y tế huyện Thới Bình thời điểm này mỗi ngày tiếp nhận 5-7 bệnh nhi, cao điểm có đến 15 bệnh nhi đến khám và nhập viện điều trị. Hiện tại, số bệnh nhi nằm viện từ 35-40 trẻ, độ tuổi từ 2-14 tuổi, mắc các bệnh thường gặp như: sốt xuất huyết, tay chân miệng, cúm mùa, đặc biệt là bệnh sởi.

Không ngừng nâng cao chất lượng y tế

Ngành y tế TP Cà Mau chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; không ngừng cải tiến quy trình khám, chữa bệnh theo hướng nhanh, gọn, chính xác.

Bác sĩ nam ở khoa phụ sản

Tại các bệnh viện, cơ sở y tế, mỗi khoa có đặc thù công việc và những con người thầm lặng cống hiến riêng, nhưng có chung nỗ lực chăm sóc sức khoẻ, bảo vệ sự sống bệnh nhân. Riêng tại Khoa Phụ sản, các y, bác sĩ có thêm niềm hạnh phúc đặc biệt hơn đồng nghiệp ở các khoa khác, đó là khoảnh khắc đón những thiên thần nhỏ chào đời... Tiến sĩ - Bác sĩ Lê Nguyễn Trọng Nhân (Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau) và Bác sĩ CKI Châu Minh Chí (Bệnh viện Ða khoa Hoàn Mỹ Minh Hải) là 2 trong số rất nhiều nhân viên y tế trong tỉnh chăm chút cho những mầm sống - thế hệ công dân tương lai, chào đời khoẻ mạnh.

70 năm cần mẫn vì sức khoẻ Nhân dân

Cách đây 70 năm, vào ngày 27/2/1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho ngành y tế với những lời căn dặn vô cùng sâu sắc: "Lương y phải như từ mẫu" và “Xây dựng nền y học của ta”. Tâm niệm lời dặn dò của Bác, lớp lớp thế hệ ngành y cả nước, trong đó có đội ngũ ngành y tế Cà Mau không ngừng nỗ lực, phát huy chuyên môn, rèn luyện y đức để thực hiện tốt nhiệm vụ vẻ vang bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ Nhân dân.