ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 21-11-24 18:30:35
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chào mừng Kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2024)

Chuyển đổi số báo chí - Khởi đầu ấn tượng

Báo Cà Mau Tỉnh Cà Mau hiện nay có 3 cơ quan báo chí, là Báo Cà Mau, Ðài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau và Tạp chí Văn nghệ Cà Mau. Các cơ quan báo chí và lực lượng người làm báo Cà Mau luôn thể hiện tinh thần dấn thân, nhiệt huyết, trách nhiệm gắn với tôn chỉ, mục đích hoạt động để hoàn thành sứ mệnh làm cầu nối chuyển tải; cụ thể hoá chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thông tin toàn diện về đời sống xã hội nhanh, kịp thời, chính xác và chính thống. Kế thừa truyền thống báo chí đầy tự hào, trên nền tảng của những thành tựu đạt được, báo chí Cà Mau đang hoà dòng mạnh mẽ vào xu thế chuyển đổi số (CÐS).

Xây dựng nền tảng số, công nghệ số, tư duy số, kỹ năng số để các cơ quan báo chí tỉnh Cà Mau thay đổi toàn diện quy trình vận hành, quản lý, sản xuất, thúc đẩy nhanh quá trình CÐS báo chí, bắt kịp cùng xu thế phát triển với cả nước, hoàn thành các nhiệm vụ chính trị được giao trong bối cảnh mới, đang là nhiệm vụ cấp thiết, quan trọng, là chiến lược phát triển lâu dài của báo chí Cà Mau.

Báo chí Cà Mau năng động, chủ động, quyết tâm chuyển đổi số về tư duy, công nghệ, kỹ năng để kịp xu thế báo chí hiện đại. (Trong ảnh: Phóng viên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Cà Mau truyền hình trực tiếp Chương trình nghệ thuật mừng Đảng, mừng Xuân năm 2024). Ảnh: HOÀI NAM

Xu thế tất yếu

Nhà báo Nguyễn Thanh Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh, tự hào: “Hiếm có nơi nào mà truyền thống báo chí lại hào hùng, vẻ vang như mảnh đất Cà Mau. Chúng ta có 3 nhà báo tiền bối: Phan Ngọc Hiển, Trần Ngọc Hy và Nguyễn Mai là Anh hùng, Liệt sĩ. Lực lượng người làm báo kế thừa luôn dồi dào cả về số lượng và chất lượng. Với hơn 200 người làm báo chuyên nghiệp, cũng chừng ấy đội ngũ làm báo không chuyên, đời sống báo chí ở Cà Mau luôn sôi động, hoàn thành tốt sứ mệnh nghề nghiệp và nhiệm vụ chính trị được giao”.

Phóng viên tác nghiệp tại Hội thao truyền thống các cơ quan báo Ðảng các tỉnh Nam Sông Hậu tổ chức tại Sóc Trăng năm 2024. Ảnh: HOÀNG VŨ

Bàn về xu thế đổi mới, phát triển của báo chí tỉnh nhà gắn với CÐS, Nhà báo Nguyễn Thanh Dũng khẳng định: “Ðó là xu thế tất yếu của báo chí Cà Mau trong bối cảnh mới. CÐS báo chí là ứng dụng các nền tảng công nghệ: IoT (mạng xã hội di động), Big Data (phân tích dữ liệu lớn), AI (trí tuệ nhân tạo), SMAC (điện toán đám mây) từ khâu quản trị, xuất bản, phân phối và tiêu thụ báo chí, đã và đang là xu thế chung của báo chí hiện đại. Ðó là cơ hội để các cơ quan báo chí, người làm báo ở Cà Mau đổi mới mạnh mẽ, phát triển xứng tầm với nguồn lực, nội lực sẵn có”.

Nhà báo Nguyễn Quốc Danh, Phó tổng biên tập Báo Cà Mau, tâm huyết: “CÐS hiệu quả, phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế, theo hướng truyền thông đa phương tiện, đa nền tảng, đã tạo nên diện mạo tươi mới, sinh khí sôi động, phấn khởi tại Báo Cà Mau. Báo Cà Mau đã chuẩn bị đầy đủ về cả tâm thế và nguồn lực; đề ra những bước đi cụ thể, các giải pháp khả thi, nỗ lực và tạo ra những điểm nhấn đột phá trong CÐS báo chí. Ðó cũng là con đường, là cơ hội để báo chí có thể thích ứng, tồn tại và phát triển trong bối cảnh mới”.

Chuyển đổi số đã tạo ra bước chuyển toàn diện, tích cực cho đời sống báo chí Cà Mau. (Ảnh: Bộ phận kỹ thuật Báo Cà Mau online).

CÐS cần sự quyết tâm, chủ động, sáng tạo, kiên trì, đột phá và cả những dự báo để các cơ quan báo chí Cà Mau có thể tồn tại, phát triển trong bối cảnh mới. Bên cạnh đó là cơ chế, là nguồn lực, sự đồng hành với báo chí tỉnh nhà trong những chặng đường kế tiếp. UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 203/KH-UBND, ngày 21/8/2023 triển khai Chiến lược CÐS báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Song hành với thuận lợi là những thách thức, trăn trở mà các cơ quan báo chí Cà Mau phải đối mặt trong quá trình CÐS. Các cơ quan báo chí và người làm báo Cà Mau với “mắt sáng, lòng trong, bút sắc”, với tâm thế chủ động, đã sẵn sàng cho một hành trình mới trong kỷ nguyên số.

Kết quả ấn tượng

Báo Cà Mau được đánh giá là đơn vị tiên phong kiến tạo diện mạo số, đời sống báo chí số thực chất, năng động. Nhà báo Nguyễn Quốc Danh cho biết: “Báo Cà Mau có thuận lợi là đã triển khai ứng dụng mô hình hoạt động toà soạn điện tử và báo Cà Mau điện tử hơn 10 năm qua. Ðến nay, toà soạn hoàn toàn thực hiện quy trình xuất bản không giấy. Theo đó, các loại hình báo Cà Mau có sự đổi mới mạnh mẽ, nhất là báo điện tử, thực hiện nhiều tác phẩm báo chí tích hợp đa phương tiện, phân phối nội dung qua các nền tảng mạng xã hội để tăng sự lan toả thông tin. Tháng 9/2023, Báo Cà Mau ra mắt giao diện mới báo Cà Mau điện tử. Hiện tại, hơn 90% nội dung các sản phẩm báo chí của Báo Cà Mau đã được số hoá lên các nền tảng số và mạng xã hội”.

Quy trình xuất bản báo in được số hoá 100% tại Toà soạn Báo Cà Mau.

Nhà báo Nguyễn Thanh Dũng đánh giá: “Báo Cà Mau là đơn vị báo chí tiên phong, đạt được những kết quả tích cực, nổi bật trong CÐS. Có thể kể đến việc phát triển báo Cà Mau Online trên đa nền tảng, tích hợp nhiều loại hình, thể loại báo chí hiện đại. Mới nhất, báo Cà Mau Online tiếp tục ra mắt chuyên trang tiếng Khmer, sắp tới là chuyên trang tiếng Anh, những nỗ lực đổi mới đầy khích lệ”.

47 năm “cánh sóng” vươn xa, Ðài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau đang hối hả kiến tạo diện mạo tươi mới gắn với quá trình CÐS tại đơn vị. Nhà báo Hồ Tấn Lộc, Phó giám đốc đài, cho biết: “CÐS không chỉ là xu thế mà còn là nhiệm vụ cấp thiết, mang tính chiến lược cho nhà đài. Trong đó, việc CÐS được bắt đầu từ khâu nâng cao nhận thức sâu rộng trong toàn thể đơn vị, đưa CÐS trở thành cảm hứng, động lực và nguồn năng lượng chủ đạo trong mọi hoạt động”.

Số hoá báo chí giúp các chương trình sản xuất của Ðài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Cà Mau ngày càng chuyên nghiệp, chất lượng. (Ảnh: Phim trường chương trình chuyên đề toạ đàm của Ðài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Cà Mau).

Ðài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau cơ bản đã xây dựng được hạ tầng số đáp ứng yêu cầu tối thiểu của quá trình sản xuất nội dung số. Ðồng thời, khán, thính giả ở địa phương, trong nước và quốc tế có thể tiếp cận thông tin của Cà Mau thông qua các nền tảng phân phối nội dung số của đài hiện nay như: Trang thông tin điện tử ctvcamau.vn; các fanpage: Thời sự Cà Mau, Ðài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau; các kênh Youtube và TikTok Truyền hình Cà Mau; ứng dụng CTVonline trên nền tảng truyền hình số quốc gia VTVgo, và rất nhiều ứng dụng, hạ tầng phát thanh, truyền hình Internet khác.

Với đặc thù riêng, Tạp chí Văn nghệ Cà Mau qua hơn 60 năm hình thành, phát triển đang đứng trước những bước ngoặt lớn gắn với CÐS để có thể hiện thực hoá khát khao đổi mới, phát triển. Phát huy vai trò của văn học - nghệ thuật trong xây dựng và phát triển văn hoá, con người vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc, Tạp chí Văn nghệ Cà Mau xác định CÐS là nhiệm vụ, là động lực và là cơ hội để viết tiếp hành trình vẻ vang.

Tạp chí Văn nghệ Cà Mau với đặc thù riêng, bước đầu đã có những chuyển động theo xu thế chuyển đổi số trong quy trình xuất bản và phân phối, quảng bá sản phẩm báo chí.

Nhà văn Lê Minh Nhựt, Phó chủ tịch Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh, Tổng Biên tập Tạp chí Văn nghệ Cà Mau, khẳng định: “CÐS phải bắt đầu từ tư duy, từ yếu tố nhận thức và trình độ, kỹ năng của con người. Với lĩnh vực văn học - nghệ thuật, CÐS cũng có đặc thù riêng, bám sát vào việc chuyển đổi thói quen tiếp cận, văn hoá đọc mới trên nền tảng số của độc giả. Trong các khâu xuất bản, phân phối, tiêu thụ sản phẩm Tạp chí Văn nghệ Cà Mau, theo xu thế chung, chúng tôi nỗ lực vận dụng các thành tựu của kỷ nguyên số và bước đầu có được những chuyển biến tích cực”.

Kỳ vọng là lớn lao, niềm tin là trọn vẹn, CÐS với báo chí Cà Mau là hành trình đã được khởi động, bắt đầu mạnh mẽ và không có sự ngừng nghỉ, thoả mãn. Tất cả để hình thành diện mạo báo chí cách mạng Cà Mau chính thống, hiện đại, nhân văn, vì sự nghiệp bảo vệ, xây dựng, phát triển quê hương Cà Mau giàu đẹp và Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hùng cường, hạnh phúc./.

 

Hải Nguyên - Lê Chí

 

Mang lợi ích cho người dân

Xác định chuyển đổi số (CÐS) là xu thế tất yếu, là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu, thời gian qua, TP Cà Mau đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp đột phá thúc đẩy chuyển đổi số trên cả 3 trụ cột là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Tiên phong chuyển đổi toàn diện

Là đô thị trung tâm của tỉnh, TP Cà Mau có nhiều thuận lợi trong thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số (CÐS). Thành phố luôn tiên phong và đến nay đã đạt được những kết quả khá ấn tượng về lĩnh vực này. Ông Tăng Vũ Em, Phó chủ tịch UBND thành phố, cho biết, công tác triển khai thực hiện nhiệm vụ CÐS trên địa bàn được quan tâm chỉ đạo kịp thời; các nhiệm vụ, chỉ tiêu cơ bản được tiến hành nghiêm túc. Các đơn vị có liên quan đã triển khai tốt, có nhiều chuyển biến trong nhiệm vụ được giao theo chức năng của mình.

Thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp SME

Trong xu thế hội nhập, đứng trước nhiều thách thức buộc các doanh nghiệp (DN) phải thay đổi mình, ứng dụng mạnh mẽ các dịch vụ số, phần mềm từ trong công tác quản lý, điều hành đến hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nắm bắt nhu cầu đó, tỉnh Cà Mau đã và đang tích cực hỗ trợ các DN trên địa bàn, nhất là DN nhỏ và vừa (SME).

Tận dụng cơ hội từ chuyển đổi số trong giáo dục

Ông Lê Hoàng Dự, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT), đã chỉ ra những nội dung quan trọng trong chuyển đổi số (CÐS) để cải thiện chất lượng giáo dục và giúp học sinh có hành trang bước vào kỷ nguyên số.

Khánh Thuận đẩy mạnh chuyển đổi số

Xác định chuyển đổi số (CÐS) là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, thời gian qua, xã Khánh Thuận đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp đẩy mạnh xây dựng chính quyền số, phát triển xã hội số, kinh tế số.

Chuyển đổi số “Toàn dân, toàn diện”

Với sự nỗ lực của các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị, công tác chuyển đổi số (CÐS) trên địa bàn TP Cà Mau tiếp tục đạt được nhiều kết quả tích cực trên tất cả các mục tiêu, nhiệm vụ, đặc biệt là ở 3 trụ cột chính: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Ðưa sản phẩm OCOP lên TikTok

Việc ứng dụng công nghệ số và mạng xã hội trong quảng bá và tiêu thụ sản phẩm đang mở ra cơ hội phát triển cho các sản phẩm OCOP của tỉnh Cà Mau. Ðặc biệt, việc đưa sản phẩm OCOP lên nền tảng TikTok đang là một trong những hướng đi quan trọng để khai thác tiềm năng tiêu thụ, đồng thời gia tăng giá trị cho các sản phẩm địa phương.

Kết nối nhà trường và phụ huynh

vnEdu Connect là ứng dụng góp phần kết nối nhà trường và phụ huynh học sinh (PHHS) một cách nhanh chóng, tiện lợi, hiệu quả khi hỗ trợ trao đổi thông tin hai chiều như: kết quả học tập, thời khoá biểu, thông báo nghỉ học, thông báo họp phụ huynh... Bên cạnh đó, vnEdu Connect giúp đơn giản hoá các thủ tục trong nhà trường, góp phần chuyển đổi số cho ngành giáo dục với các tiện ích như thanh toán học phí, tuyển sinh đầu cấp, theo dõi tình trạng sức khoẻ...

Sáng tạo ứng dụng số - Ðộng lực phát triển kinh tế

Xác định chuyển đổi số (CÐS) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đột phá, gần 3 năm qua, cùng với cả nước, tỉnh Cà Mau đã đẩy mạnh công cuộc CÐS, đưa người dân, doanh nghiệp (DN) tiếp cận gần hơn với các sản phẩm, dịch vụ số, thúc đẩy phát triển kinh tế số, đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý của chính quyền gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Tích cực hỗ trợ người dân đăng ký định danh mức 2

Theo quy định, công dân sau khi có tài khoản định danh điện tử (TKÐDÐT) mức 2 mới có thể tích hợp các thông tin về thẻ BHYT, chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông, giấy phép lái xe, mã số thuế hoặc giấy tờ khác vào thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chíp. Ðối với TKÐDÐT mức 2, công dân không thể tự đăng ký mà phải đến công an xã, phường, thị trấn hoặc nơi làm thủ tục cấp thẻ CCCD để đăng ký. Thời gian qua, Công an huyện Trần Văn Thời đã tích cực hỗ trợ người dân hoàn thành thủ tục này.