ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 18-1-25 16:03:40
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chuyển đổi số du lịch tạo ra sản phẩm mới, giá trị mới

Báo Cà Mau Chủ trì buổi toạ đàm Thúc đẩy chuyển đổi số du lịch tỉnh Cà Mau, với chủ đề "Chuyển đổi số du lịch tạo ra sản phẩm mới, giá trị mới", Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân nhấn mạnh, các cơ sở, đơn vị, doanh nghiệp cần tìm ra một mô hình, một giải pháp cho riêng mình để hợp sức cho ngành du lịch tỉnh chuyển đổi số mạnh mẽ hơn.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân mong muốn doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch cùng hành động để đóng góp cho sự thành công chung của ngành du lịch tại địa phương.

Toạ đàm do Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức vào sáng 9/10, với sự tham dự của 2 diễn giả là ông Phan Đình Huê, Giám đốc Công ty Dịch vụ Du lịch Vòng Tròn Việt và ông Tôn Thất Tuấn, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tin học Lạc Việt.

Ông Phan Đình Huê, Giám đốc Công ty Dịch vụ Du lịch Vòng Tròn Việt, chia sẻ về “Nhu cầu về chuyển đổi số trong hoạt động du lịch”.

Thời gian qua, Cà Mau đã triển khai ứng dụng Trang thông tin du lịch Cà Mau (camautourism.vn) và ứng dụng app du lịch thông minh trên thiết bị di động, cho phép du khách tra cứu, tìm kiếm thông tin du lịch. Qua đó, đã góp phần phát huy hiệu quả vai trò hỗ trợ công tác quản lý hoạt động du lịch, kết nối người dân, du khách và doanh nghiệp tương tác, chia sẻ dữ liệu về du lịch. 

Đến nay, Cà Mau có hơn 120 đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch. Trong đó, có hơn 75% đơn vị đã ứng dụng công nghệ thông tin trong quảng bá.

“Đây là nền tảng quan trọng để tiếp tục thúc đẩy chuyển đổi số du lịch trong thời gian tới theo hướng sâu hơn, toàn diện hơn. Theo đó, việc cung cấp đầy đủ thông tin và trải nghiệm trực tuyến cho khách du lịch cũng được diễn ra quyết liệt tại địa phương”, ông Tiêu Minh Tiên, Phó giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, khẳng định.

Cùng với những tham vấn, chia sẻ kinh nghiệm từ các cơ quan quản lý Nhà nước, hiến kế từ các chuyên gia, các đơn vị kinh doanh du lịch; buổi toạ đàm còn ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp, xây dựng đối với mục tiêu thúc đẩy chuyển đổi số du lịch, tạo ra sản phẩm mới, giá trị mới; các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh chia sẻ những khó khăn, vướng mắc, và những mong muốn đối với chuyển đổi số trong du lịch.

Ông Nguyễn Bảo Xia, Phó giám đốc Công ty Cổ phần Thương Mại - Dịch vụ - Du lịch Phú Cường, cho rằng, Cà Mau cần truyền thông mạnh hơn để khách du lịch biết đến, từ đó thu hút khách đến tỉnh nhiều hơn.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Minh Luân nhấn mạnh, chuyển đổi số như là yếu tố bắt buộc để tiếp tục vận hành và phát triển mạnh giữa thị trường du lịch đầy cạnh tranh hiện nay, nhưng cần có lộ trình, chiến lược, thời gian tới, tỉnh sẽ tổ chức nhiều chương trình, toạ đàm, hội thảo… để tiếp tục tìm giải pháp; và cần sự vào cuộc quyết tâm của toàn hệ thống chính trị.

Về các kiến nghị hạ tầng internet, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân giao Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch hỗ trợ khắc phục những hạn chế; đồng thời đề nghị các cơ sở, doanh nghiệp cần đẩy mạnh truyền thông trên nền tảng số, xây dựng clip ngắn (song ngữ) tự giới thiệu để thu hút du khách; các Tổ chuyển đổi số cộng đồng cũng cần phát huy vai trò trong việc hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với chuyển đổi số…

“Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch cần hoàn thành sớm nhất Đề án phát triển du lịch tỉnh để từ đó phát triển du lịch đúng hướng, bền vững, để Cà Mau luôn để lại ấn tượng đẹp trong lòng du khách - một mảnh đất xanh, sạch, đẹp, thân thiện, an toàn và văn minh”, ông Nguyễn Minh Luân lưu ý./.

 

Băng Thanh 

Hướng đến Kho bạc số

Cùng với toàn hệ thống, Kho bạc Nhà nước (KBNN) tỉnh Cà Mau đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) nhằm hình thành nền tảng Kho bạc số, góp phần xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số. Ðó là những kết quả đáng ghi nhận của KBNN tỉnh trong công tác cải cách hành chính (CCHC), hiện đại hoá đơn vị thời gian qua.

"Bác sĩ nông học” trong lòng bàn tay

Hiện nay, trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành công cụ đắc lực trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là nông nghiệp. Việc ứng dụng công nghệ AI vào chẩn đoán sâu bệnh và quản lý dinh dưỡng cây trồng không chỉ giúp giảm thiểu thiệt hại mà còn nâng cao hiệu quả canh tác cho nông dân. Trong bối cảnh đó, ứng dụng “2NÔNG” của Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) nổi lên như một giải pháp tiên phong đầy hứa hẹn.

Chuyển biến từ ứng dụng công nghệ

Việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) được Ban Giám hiệu, toàn thể giáo viên, nhân viên Trường THCS xã Hàng Vịnh (huyện Năm Căn) rất quan tâm, nhờ đó tạo sự chuyển biến, kết quả to lớn cả trong nhận thức, lề lối và kết quả làm việc.

Ðoàn, Hội phát triển trên nền tảng công nghệ số

Ðể hội viên, thanh niên (TN) có trách nhiệm trong thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) đề ra, các cấp hội trong tỉnh đã có nhiều đổi mới trong cách nghĩ, cách làm, cũng như đề xuất các giải pháp hay để nâng cao chất lượng công tác Ðoàn, Hội. Theo đó, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số (CÐS) là giải pháp được quan tâm thực hiện.

Xây dựng thị trường tiêu dùng hiện đại

Thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) là hình thức sử dụng các ứng dụng công nghệ số như Internet Banking, VNPay, quét mã QR... thay vì dùng tiền mặt như cách truyền thống. Hiện nay, TTKDTM là xu hướng tất yếu thúc đẩy phát triển kinh tế, hướng đến xây dựng thị trường tiêu dùng văn minh, hiện đại.

Tăng tốc hoàn thiện bệnh án điện tử

Bắt đầu khởi động xây dựng thí điểm bệnh án điện tử (BAÐT) từ năm 2022 đối với 2 bệnh viện lớn của tỉnh là Bệnh viện Ða khoa tỉnh và Bệnh viện Sản - Nhi, đến nay, BAÐT đang bước vào giai đoạn hoàn thiện và dự kiến 2 bệnh viện này trình Bộ Y tế thống nhất triển khai thực hiện chính thức vào cuối năm 2024, đầu năm 2025, góp phần vào số hoá lĩnh vực y tế, thúc đẩy chuyển đổi số của địa phương.

Thanh toán không dùng tiền mặt - Lợi ích thiết thực cho ngành giáo dục

Ðược sự thống nhất của UBND tỉnh, Sở GD&ÐT đã triển khai chính thức Hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt trong toàn ngành từ đầu học kỳ 2 năm học 2023-2024.

Cần hỗ trợ thêm cho tổ công nghệ số

Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, được phê duyệt tại Quyết định số 749/QÐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ, đã xác định quan điểm sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ ở các cấp và sự tham gia của toàn dân là yếu tố bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số (CÐS).

Ðồng hành cùng phụ nữ kinh doanh thời 4.0

Ứng dụng tối đa thành tựu chuyển đổi số vào quá trình khởi sự kinh doanh, đồng thời tạo ra một kênh sinh hoạt, mua bán chung cho phụ nữ trên môi trường mạng đang là một trong những cách làm hay được Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) TP Cà Mau triển khai và nhân rộng.

Mang lợi ích cho người dân

Xác định chuyển đổi số (CÐS) là xu thế tất yếu, là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu, thời gian qua, TP Cà Mau đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp đột phá thúc đẩy chuyển đổi số trên cả 3 trụ cột là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.