ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 18-1-25 15:06:30
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chuyển đổi số từ nhận thức trong làm ăn tập thể

Báo Cà Mau Chuyển đổi số (CÐS) là giải pháp quan trọng, xu hướng tất yếu để hợp tác xã (HTX) nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất, tham gia vào chuỗi giá trị; đặc biệt là giúp HTX nói chung và HTX nông nghiệp nói riêng tìm kiếm mô hình hoạt động kinh doanh linh hoạt hơn, vừa tiết giảm chi phí, vừa tối ưu nguồn lực. Tuy nhiên, theo đánh giá của Liên minh HTX tỉnh, CÐS trong HTX nông nghiệp đang trong giai đoạn bước đầu và diễn ra còn chậm.

Những kết quả bước đầu

Ông Nguyễn Chí Thuần, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh, cho biết, những năm qua, việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật, công nghệ cao, CÐS vào sản xuất đang được Ðảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Hiện nay, toàn tỉnh có 275 HTX, gồm 225 HTX đang hoạt động, 50 HTX ngưng hoạt động. Thời gian qua, một số HTX mạnh dạn chuyển đổi theo hình thức sản xuất hiện đại, tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh cao như ứng dụng công nghệ sime-biofloc và nuôi tôm thẻ chân trắng theo hình thức siêu thâm canh; ứng dụng công nghệ nuôi tôm theo quy trình nuôi thuỷ sản VietGAP; ứng dụng công nghệ bảo quản lạnh nhanh, chất phụ gia thiên nhiên trong bảo quản và chế biến nông sản; ứng dụng công nghệ cơ giới hoá trong thu hoạch, áp dụng tiêu chuẩn VietGAP trong sản xuất dưa hấu; ứng dụng thực hành theo tiêu chuẩn VietGAP và ICM trong sản lúa; 2 HTX ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất lúa - tôm.

Trong đó, nổi bật là HTX ứng dụng công nghệ vào nuôi tôm thẻ chân trắng theo hình thức siêu thâm canh ở mức độ nhỏ lẻ, diện tích nuôi tôm từ 36-52 ha/HTX, thành viên tham gia từ 32-36 người, năng suất bình quân trên 22 tấn/vụ/ha, cá biệt đạt trên 50 tấn/vụ/ha; HTX Lý Văn Lâm thực hiện canh tác dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP với diện tích gieo trồng 17 ha, năng suất đạt bình quân 40 tấn/ha, đã được hỗ trợ đầu tư thực hiện chứng nhận, liên kết đầu ra, cung ứng vào các siêu thị Co.opmart Cà Mau, Co.opmart Sài Gòn.

Bên cạnh đó, trong năm 2023, Trung tâm Ðào tạo và Tư vấn kinh tế hợp tác (CCD) thuộc Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn II kết hợp Công ty Sorimachi Việt Nam lựa chọn 21 công ty, doanh nghiệp, HTX tham gia thử nghiệm miễn phí 2 phần mềm, gồm Nhật ký sản xuất điện tử (FaceFarm) và Hạch toán chi phí sản xuất - kế toán (WACA). Theo đó, phần mềm Nhật ký sản xuất (FaceFarm) đã có 11 đơn vị đăng ký; phần mềm lĩnh vực kế toán dành cho HTX (WACA) có 10 đơn vị đăng ký, đến nay có 2 đơn vị đã áp dụng sử dụng, là HTX Ba khía Ðầm Dơi và HTX Dịch vụ nông nghiệp thuỷ sản Dân Phát.

Áp dụng chuyển đổi số, khoa học - công nghệ nhằm tạo ra những sản phẩm chất lượng, tiếp cận thị trường hiệu quả. (Ảnh chụp tại HTX Ba khía Ðầm Dơi).

Nhận diện hạn chế, chuyển đổi nhận thức

Theo đánh giá của Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh, mặc dù thời gian qua tỉnh đã quan tâm, đẩy mạnh CÐS nông nghiệp, nông thôn, nhưng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của HTX còn nhiều hạn chế.

Một điều quan tâm là về năng lực và tư duy, nhận thức của HTX đối với CÐS, hiện nay trên địa bàn tỉnh đã có một số HTX ứng dụng công nghệ cao trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nhưng các HTX này chủ yếu chỉ tập trung vào ứng dụng công nghệ về phương pháp và kỹ thuật sản xuất, còn ứng dụng CÐS vào khâu chế biến, quản lý HTX, kinh doanh sản phẩm chưa thực sự được chú trọng.

Về nguồn nhân lực, phần lớn thành viên HTX xuất phát từ nông dân, trình độ tiếp cận thị trường chậm, khoa học - công nghệ còn kém, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm trong sản xuất, chưa qua đào tạo về công nghệ thông tin nên gặp khó khăn trong việc tiếp cận và thực hiện quá trình CÐS. Năng lực khai thác thông tin, định hướng chiến lược, xây dựng kế hoạch CÐS, tiếp cận thị trường số, làm việc trên môi trường không gian mạng, hay mức độ sẵn sàng ứng dụng và tiếp nhận đổi mới khoa học, kỹ thuật còn rất hạn chế. Bên cạnh đó, việc nắm bắt thông tin thị trường, công tác kết nối giao thương với các siêu thị, doanh nghiệp xuất nhập khẩu chưa thường xuyên.

Bên cạnh đó, năng lực, trình độ của người quản lý, điều hành HTX nông nghiệp còn hạn chế, chủ yếu hoạt động theo kinh nghiệm, chưa qua đào tạo nên gặp khó khăn trong việc tiếp cận và thực hiện quá trình CÐS. Năng lực khai thác thông tin, mức độ sẵn sàng ứng dụng và tiếp nhận đổi mới khoa học, kỹ thuật còn rất hạn chế. Lực lượng lao động, thành viên của HTX nhìn chung thiếu kỹ năng cơ bản trong quá trình làm việc, thiếu kỹ năng phục vụ quá trình CÐS, như tiếp cận thị trường, ứng dụng công nghệ thông tin... Thêm vào đó, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của HTX nông nghiệp còn lạc hậu, nhiều HTX nông nghiệp chưa có máy tính, thiết bị kết nối mạng.

Áp dụng CÐS được xem là sự phát triển mang tính tất yếu trong tình hình hiện nay. Chính vì thế, để HTX mạnh dạn chuyển đổi hình thức sản xuất, kinh doanh theo hướng hiện đại, hiệu quả, theo ông Nguyễn Chí Thuần, việc cần làm đầu tiên là tập trung tuyên truyền, chuyển đổi nhận thức về quá trình CÐS trong phát triển HTX cho đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể, HTX các cấp; người quản lý, thành viên của HTX. Tổ chức các chuyên đề, hội thảo về CÐS; tổ chức tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm, giới thiệu các mô hình HTX trong và ngoài tỉnh thực hiện CÐS  thành công. Tổ chức tập huấn, đào tạo nâng cao nhận thức, trình độ cho cán bộ quản lý HTX về lợi ích của việc ứng dụng công nghệ số, thương mại điện tử, tập trung vào kỹ năng tiếp thị, xây dựng kế hoạch, tổ chức sản xuất, ứng dụng khoa học - công nghệ, công nghệ cao...

Bên cạnh đó, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ cho các HTX, để HTX thực sự làm vai trò cầu nối, dẫn dắt nông dân trong sản xuất, quảng bá, xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm...

Xây dựng hệ thống tiện ích, giám sát, tăng hiệu năng quản trị nội bộ bằng công nghệ số cho các HTX, như quản trị nhân sự, xuất nhập tồn kho, định giá vốn, giá bán, quản lý sản xuất, vùng canh tác, quản trị hàng hoá theo lô, theo mã, quản lý chuỗi cung ứng (đóng gói, vận chuyển, kho lưu trữ)... cho phép theo dõi, tư vấn, hướng dẫn thực hiện các quy trình sản xuất, vận hành, thao tác từ xa, tạo và kết thúc hoạt động trên hệ nhật ký điện tử chuyên biệt của hệ thống. Ðồng thời, giúp HTX kết nối với các kênh thông tin về chính sách, kỹ thuật, thị trường... và các đơn vị cung ứng vật tư, vận chuyển, tiêu thụ... để tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh./.

 

Văn Ðum

 

Hướng đến Kho bạc số

Cùng với toàn hệ thống, Kho bạc Nhà nước (KBNN) tỉnh Cà Mau đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) nhằm hình thành nền tảng Kho bạc số, góp phần xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số. Ðó là những kết quả đáng ghi nhận của KBNN tỉnh trong công tác cải cách hành chính (CCHC), hiện đại hoá đơn vị thời gian qua.

"Bác sĩ nông học” trong lòng bàn tay

Hiện nay, trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành công cụ đắc lực trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là nông nghiệp. Việc ứng dụng công nghệ AI vào chẩn đoán sâu bệnh và quản lý dinh dưỡng cây trồng không chỉ giúp giảm thiểu thiệt hại mà còn nâng cao hiệu quả canh tác cho nông dân. Trong bối cảnh đó, ứng dụng “2NÔNG” của Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) nổi lên như một giải pháp tiên phong đầy hứa hẹn.

Chuyển biến từ ứng dụng công nghệ

Việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) được Ban Giám hiệu, toàn thể giáo viên, nhân viên Trường THCS xã Hàng Vịnh (huyện Năm Căn) rất quan tâm, nhờ đó tạo sự chuyển biến, kết quả to lớn cả trong nhận thức, lề lối và kết quả làm việc.

Ðoàn, Hội phát triển trên nền tảng công nghệ số

Ðể hội viên, thanh niên (TN) có trách nhiệm trong thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) đề ra, các cấp hội trong tỉnh đã có nhiều đổi mới trong cách nghĩ, cách làm, cũng như đề xuất các giải pháp hay để nâng cao chất lượng công tác Ðoàn, Hội. Theo đó, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số (CÐS) là giải pháp được quan tâm thực hiện.

Xây dựng thị trường tiêu dùng hiện đại

Thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) là hình thức sử dụng các ứng dụng công nghệ số như Internet Banking, VNPay, quét mã QR... thay vì dùng tiền mặt như cách truyền thống. Hiện nay, TTKDTM là xu hướng tất yếu thúc đẩy phát triển kinh tế, hướng đến xây dựng thị trường tiêu dùng văn minh, hiện đại.

Tăng tốc hoàn thiện bệnh án điện tử

Bắt đầu khởi động xây dựng thí điểm bệnh án điện tử (BAÐT) từ năm 2022 đối với 2 bệnh viện lớn của tỉnh là Bệnh viện Ða khoa tỉnh và Bệnh viện Sản - Nhi, đến nay, BAÐT đang bước vào giai đoạn hoàn thiện và dự kiến 2 bệnh viện này trình Bộ Y tế thống nhất triển khai thực hiện chính thức vào cuối năm 2024, đầu năm 2025, góp phần vào số hoá lĩnh vực y tế, thúc đẩy chuyển đổi số của địa phương.

Thanh toán không dùng tiền mặt - Lợi ích thiết thực cho ngành giáo dục

Ðược sự thống nhất của UBND tỉnh, Sở GD&ÐT đã triển khai chính thức Hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt trong toàn ngành từ đầu học kỳ 2 năm học 2023-2024.

Cần hỗ trợ thêm cho tổ công nghệ số

Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, được phê duyệt tại Quyết định số 749/QÐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ, đã xác định quan điểm sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ ở các cấp và sự tham gia của toàn dân là yếu tố bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số (CÐS).

Ðồng hành cùng phụ nữ kinh doanh thời 4.0

Ứng dụng tối đa thành tựu chuyển đổi số vào quá trình khởi sự kinh doanh, đồng thời tạo ra một kênh sinh hoạt, mua bán chung cho phụ nữ trên môi trường mạng đang là một trong những cách làm hay được Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) TP Cà Mau triển khai và nhân rộng.

Mang lợi ích cho người dân

Xác định chuyển đổi số (CÐS) là xu thế tất yếu, là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu, thời gian qua, TP Cà Mau đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp đột phá thúc đẩy chuyển đổi số trên cả 3 trụ cột là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.