ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 24-12-24 09:47:44
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chuyện sạt lở chưa có hồi kết

Báo Cà Mau (CMO) Thời gian qua, tỉnh Cà Mau đã huy động toàn lực để ứng phó nhằm hạn chế thiệt hại do sạt lở gây ra. Không chỉ vậy, tỉnh còn tích cực phối hợp với các đơn vị chức năng của bộ, ngành, các nhà khoa học để tìm tòi, nghiên cứu những giải pháp, mô hình mới nhằm ứng phó với tình trạng sạt lở ven biển, ven sông.

Bài 2: Dồn sức chống sạt lở

Mặc dù tỉnh đã có nhiều cố gắng, thế nhưng, hiện nay nhu cầu nguồn vốn để triển khai các dự án thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) vô cùng lớn và hiện tỉnh vẫn đang trong thế bị động.

Luôn ở thế bị động

Tuyến đê biển Tây kéo dài từ tỉnh Kiên Giang qua các huyện ven biển U Minh, Trần Văn Thời, Phú Tân của Cà Mau với chiều dài 108 km, toàn tuyến này có hơn 26 ngàn hộ dân và gần 129 ngàn héc ta đất sản xuất nông nghiệp theo hệ sinh thái ngọt phía Bắc Cà Mau. Do đó, cần có giải pháp phù hợp, có kế hoạch lâu dài để bảo vệ đê biển, dân cư ven biển, bảo vệ rừng phòng hộ, cũng như sự phát triển bền vững trong khu vực này. Đây là việc cấp bách đang đặt ra cho tỉnh hiện nay.

Cửa biển Đá Bạc là một trong những vị trí sạt lở rất nguy hiểm, sóng biển đã đánh tới thân đê.
Hiện trường vụ sạt lở khu vực xã Tân Tiến diễn ra vào đầu tháng 5/2018.
Mỗi năm cửa biển Vàm Xoáy, xã Đất Mũi bị sạt lở hàng chục mét đất ven biển.

Phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau Châu Công Bằng cho biết, Cà Mau là tỉnh có điều kiện địa lý tự nhiên vô cùng khó khăn trước sự biến đổi khí hậu. Nguồn lực thì hạn chế, trong khi BĐKH tác động mạnh nên rất cần sự hỗ trợ của Trung ương. Hiện nay, những khu vực mà tỉnh đưa vào diện phải xử lý khẩn cấp ngày một nhiều hơn, mới xử lý khẩn cấp khu vực này xong lại xuất hiện khu vực khác. Có thể nói tỉnh luôn luôn nằm trong tình thế bị động.

Mục tiêu di dời, bố trí, sắp xếp lại dân cư theo Quyết định số 333/QĐ-UBND, tỉnh cần hình thành 35 cụm, tuyến dân cư trên địa bàn 8 huyện với tổng số hộ là 13.873. Trong đó, ổn định tại chỗ 5.142 hộ; Di chuyển dân cư vùng sạt lở ngoài vào vùng dự án 8.731 hộ; Di dời 1.485 hộ dân nghèo không đất, 2.631 hộ dân cư sống trong rừng đặc dụng. Đối với mục tiêu này, đến nay tỉnh chỉ mới hoàn thành 5 dự án, bố trí ổn định cho khoảng 1.569 hộ.

Ở một khía cạnh khác, dù đã tiến hành quy hoạch lại sản xuất, quy hoạch lại dân cư, quy hoạch đầu tư… Tuy nhiên, hiện tỉnh đang không đủ nguồn lực để thực hiện những quy hoạch đã được duyệt. Hiện có những khu vực cực kỳ cấp bách như khu vực xã Tân Thuận, Tân Tiến của Đầm Dơi, thị trấn Năm Căn, các khu dân cư ven biển Tây... cũng đang thiếu vốn nghiêm trọng.

Nói về nhu cầu vốn để thực hiện các dự án thích ứng với BĐKH trong thời gian tới, Phó giám đốc Sở KH&ĐT Trần Văn Tâm phân tích thêm, trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, vốn đầu tư công của tỉnh luôn có sự lồng ghép với phòng chống thiên tai và thích ứng với BĐKH, dù vậy nguồn lực vẫn chỉ mới đáp ứng một phần nhỏ.

Chủ động thích ứng BĐKH

Đối với Cà Mau, tác động của BĐKH đã quá rõ, một số vùng hiện đang bị ngập sâu qua từng năm. Tác động của BĐKH càng ngày càng rõ nét và sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực sản xuất và đời sống. Trước tình hình đó, thời gian qua tỉnh đã nỗ lực tìm mọi giải pháp để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại. Bên cạnh, những giải pháp công trình thì tỉnh còn tiến hành nhiều dự án phi công trình như tổ chức sản xuất theo hướng thích ứng với BĐKH. “Tỉnh luôn tập trung tuyên truyền để người dân chủ động trong sản xuất với các biện pháp mô hình, đối tượng sản xuất thích ứng với BĐKH và phát triển bền vững. Điều đáng mừng là hiện nay đa phần người dân đã thấy và đã hiểu những tác động tiêu cực của BĐKH”, ông Bằng cho biết thêm.

Riêng đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng công trình thích ứng với BĐKH, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tiến Hải nhấn mạnh, với nguồn vốn còn hạn chế như thời gian qua, nguyên tắc đầu tư của tỉnh là có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên các dự án bức xúc nhằm hạn chế tác động của BĐKH nhưng cũng phải góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, tỉnh cũng đã tính toán lồng ghép nhiều nguồn lực đầu tư để phát huy hiệu quả các dự án một cách tốt nhất.

Một trong những nguồn vốn lồng ghép dễ nhận thấy và mang lại hiệu quả nhất là nguồn thuỷ lợi phí. Thay vì chỉ phục vụ cho mục tiêu nạo vét để phục vụ sản xuất thì tỉnh còn kết hợp để tiến hành xây dựng đê chống tràn kết hợp xây dựng giao thông nông thôn để bảo vệ sản xuất, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Điều chỉnh quy hoạch để thích ứng trong điều kiện tác động tiêu cực của BĐKH là việc làm cần thiết và quan trọng. Tỉnh rất cần các bộ, ngành và cơ quan chuyên môn hỗ trợ cho tỉnh một số công việc mà tỉnh không làm được, nhất là các nghiên cứu cơ bản, các quy trình, kỹ thuật xây dựng công trình, mô hình sản xuất để thích ứng trong điều kiện tác động của BĐKH…

Trong sản xuất tỉnh cũng đã chủ động quy hoạch để thích ứng với BĐKH. Tuy nhiên, hiện tỉnh vẫn còn lúng túng do quy hoạch chung của cả vùng hiện nay chưa được thực hiện. Một ví dụ khá cụ thể là hệ thống thuỷ lợi cho cả vùng nhằm hướng tới mục tiêu ngọt hoá bán đảo Cà Mau. Tuy nhiên, việc tính toán đóng cống Cái Bé thế nào để đưa nước ngọt về Cà Mau hiện nay vẫn chưa rõ ràng, khi nào đưa và đưa được bao nhiêu đều ảnh hưởng đến quy hoạch sản xuất của tỉnh.

Bên cạnh xây dựng những công trình bảo vệ sản xuất, đời sống người dân thì việc mọi người phải chủ động thích ứng và sống chung với BĐKH. Đây được xem là giải pháp căn bản và hiệu quả nhất./.

Đức Toàn

 

Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh chúc mừng lễ Giáng sinh Uỷ ban Đoàn kết Công giáo tỉnh Cà Mau

Nhân dịp lễ Giáng sinh năm 2024, đồng chí Lê Thanh Triều, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh uỷ, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh làm trưởng đoàn cùng các đồng chí đại diện các sở, ban, ngành đã đến thăm, tặng quà, chúc mừng Uỷ ban Đoàn kết Công giáo tỉnh Cà Mau, tại Nhà thờ Họ đạo Cà Mau (Phường 6, TP Cà Mau).

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 – 2030

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1598/QĐ-TTg ngày 19/12/2024 phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

80 năm Quân đội Nhân dân Việt Nam: Truyền thống hào hùng, sự nghiệp vẻ vang

Sáng 20/12, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024).

Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng

Đại hội đại biểu Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh lần thứ V, nhiệm kỳ 2024- 2029, đã bầu Ban Chấp hành Hội khoá mới gồm 28 thành viên. Ông Nguyễn Việt Trung đắc cử Chủ tịch Hội.

Cử tri đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, trách nhiệm xây dựng quê hương

Ngày 20/12, tại xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời, đồng chí Lê Thị Nhung, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh cùng tổ đại biểu HĐND tỉnh có buổi tiếp xúc cử tri hơn 70 cử tri.

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành cao tốc Cần Thơ - Cà Mau trước 31/12/2025

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 563/TB-VPCP ngày 19/12/2024 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong chuyến công tác và làm việc với các bộ, địa phương về tình hình triển khai dự án xây dựng đường bộ cao tốc Cần Thơ - Cà Mau và một số dự án giao thông trọng điểm tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Bộ Chính trị, Ban Bí thư ra chủ trương thực hiện 3 đề án, dự án quan trọng của Đảng

Đây là những đề án, dự án quan trọng, góp phần tôn vinh những giá trị vẻ vang trong lịch sử phát triển của Đảng ta, góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, lề lối làm việc và cải cách thủ tục hành chính trong Đảng cũng như góp phần hiện đại hoá các cơ sở hạ tầng để phục vụ hoạt động của Đảng.

U Minh cần Khai thác hiệu quả tiềm năng, tạo đột phá để phát triển

“U Minh là vùng đất còn nhiều khó khăn, nên trong nhiệm kỳ tới cần tập trung ưu tiên đầu tư gì để tạo động lực, tạo đột phá mạnh mẽ, phát triển bền vững hơn. Vấn đề này thuộc về bộ máy Nhà nước, phải vào cuộc với tinh thần quyết tâm, trách nhiệm”, Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Nguyễn Đức Hiển chỉ đạo tại buổi làm việc với Thường trực Huyện uỷ U Minh, ngày 19/12.

Nhiều ý kiến cử tri phản ánh về an sinh xã hội và chế độ chính sách

Nhằm thông tin kết quả Kỳ họp thứ 17, HĐND tỉnh khoá X và ghi nhận những ý kiến của cử tri về tình hình kinh tế - xã hội trong tỉnh, ngày 19/12, HĐND tỉnh tổ chức nhiều tổ đại biểu tiếp xúc cử tri các địa phương.

Đoàn Đại biểu Quốc hội 13 tỉnh, thành phố tặng quà cựu chiến binh xã Đất Mũi

Tiếp tục chuỗi hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội của 13 tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương đến trao đổi, học tập kinh nghiệm về hoạt động đại biểu dân cử tại tỉnh Cà Mau. Sáng ngày 19/12, đoàn đến thăm tặng quà cho các cựu chiến binh có hoàn cảnh khó khăn tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển và trải nghiệm du lịch xuyên rừng Mũi Cà Mau.