ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 22-11-24 03:11:30
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chuyện về chiếc khẩu trang

Báo Cà Mau (CMO) Thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, cả nước thực hiện giãn cách xã hội từ ngày 1/4. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Xã hội trong giai đoạn này cần sống chậm lại, nhưng các lực lượng phòng, chống dịch, nòng cốt là ngành y tế, lực lượng vũ trang và toàn hệ thống chính trị cần phải quyết liệt hơn nữa, khẩn trương hơn nữa”.

Từ khi ghi nhận ca nhiễm đầu tiên (ngày 23/1), Việt Nam đã triển khai tích cực, đồng bộ và hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. Bên cạnh diễn biến dịch bệnh, câu chuyện về chiếc khẩu trang luôn là đề tài hết sức thời sự, chắc chắn nó vẫn còn “nóng” cho dù dịch Covid-19 có qua đi.

Sử dụng khẩu trang đúng cách là biện pháp hữu hiệu để phòng tránh sự lây lan của đại dịch Covid-19.

Đó là những ngày bình yên. Một ông anh Việt kiều từ Bắc Âu khi về thăm Việt Nam cứ hoài thắc mắc: “Sao dân miền Tây mình đi ra ngoài đường là bịt kín mít từ đầu tới chân hết vậy. Kỳ cục nhất là ai cũng đeo khẩu trang. Mỗi người một gương mặt riêng, bịt kín như vậy nhìn ai cũng như ai, làm sao phân biệt được?”. Dân miền Tây đeo khẩu trang là chuyện bình thường, nhất là sau ký ức về đại dịch hô hấp SARS năm 2003. Phải nói thêm, miền Tây nắng gió, người miền Tây trước khi sử dụng khẩu trang cũng đã dùng khăn rằn, chế thêm quai nón lá bằng vải khổ rộng để che chắn. Mode làm đẹp của các cô, các chị, các em miền Tây da trắng, tóc dài thì chiếc khẩu trang càng trở nên thời thượng.

Những ngày tâm dịch Covid-19 dần dịch chuyển về lục địa già châu Âu, chính ông anh của tôi hoảng loạn: “Bây giờ muốn đeo cái khẩu trang cho an toàn, nhưng ngặt nỗi bên này vẫn kỳ thị ghê lắm”. Và rồi, một số người gốc Á, vì an toàn bản thân, liều lĩnh đeo khẩu trang, họ bị những người châu Âu xua đuổi, kỳ thị, thậm chí là hành hung. Thông tin chính thống của châu Âu cũng không hề khuyến nghị và coi thường giá trị của chiếc khẩu trang. Và rồi, bi kịch đến rất nhanh. Hệ thống y tế được coi là tân tiến bậc nhất ở châu Âu vỡ trận theo đúng nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Châu Âu ghi nhận những ca nhiễm từ nguyên thủ quốc gia cho đến hoàng thân, quốc thích, nghệ sĩ, vận động viên thể thao. Ý, Tây Ban Nha, Pháp, Đức… điêu đứng vì dịch bệnh. Số người tử vong tăng lên chóng mặt. Người châu Âu bỗng nhiên nhìn nhận lại vấn đề về chiếc khẩu trang.

Đầu tháng 4/2020, cùng với khoảng thời gian Việt Nam thực hiện giãn cách xã hội, châu Âu đồng loạt phát đi thông điệp, hãy sử dụng khẩu trang như là một biện pháp phòng chống dịch, bảo vệ bản thân và cộng đồng. Một tổ chức khoa học của châu Âu đã công bố hiệu quả phòng, chống dịch Covid-19 giữa việc rửa tay bằng xà phòng và đeo khẩu trang, con số biết nói 55% so với mức 65%. Hàng loạt cá nhân có sức ảnh hưởng hoặc đảm nhận vị trí quan trọng trong khối EU đã thay đổi hoàn toàn nhận thức về việc đeo khẩu trang. Lý đo được đưa ra, sinh mệnh của con người, sự an toàn của cộng đồng có ý nghĩa lớn hơn là sự khác biệt về quan niệm văn hoá. Rõ ràng, trước đại dịch, không phân biệt quốc tịch, tôn giáo, văn hoá, mọi người đều bình đẳng với nhau, chỉ có 2 vế: sống hoặc chết.

Ở Việt Nam, những ngày bình yên, khẩu trang là mặt hàng có thể nói thừa mứa, thông dụng và chẳng ai để ý. Cho đến những ngày dịch bệnh bắt đầu gieo rắc sự sợ hãi, khẩu trang trở thành mặt hàng có thể nói là chiếm đỉnh trong chuỗi cung - cầu của xã hội. Vị thế của mặt hàng này đã thay đổi đến mức không ai nhận ra. Rồi tình trạng khan hiếm hàng, nhiều nơi cung cấp treo bảng “Hết khẩu trang, đừng hỏi”. Lúc này, mỗi người vận dụng hết các mối quan hệ, các kênh bán hàng, với mục tiêu duy nhất là đủ khẩu trang để sử dụng cho bản thân, gia đình. Mọi thứ trở nên ổn định hơn, khi các khuyến cáo khoa học của ngành y tế nhận định, khẩu trang vải có tác dụng ngăn ngừa, phòng chống đại dịch Covid-19. Cùng với các giải pháp vĩ mô, sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị, sự chung sức của toàn xã hội, khẩu trang không còn là mối bận tâm với Việt Nam. 100% người dân tuân thủ, nói cho đúng, tự giác đeo khẩu trang.

Diễn biến dịch Covid-19 còn phức tạp, nhưng có thể nói, Việt Nam đã được ghi nhận như một Quốc gia, Chính phủ đạt được hiệu quả thuyết phục trong việc ngăn chặn, phòng chống đại dịch này. Chỉ số niềm tin ở vị trí số 1 thế giới của Nhân dân Việt Nam vào công tác phòng, chống dịch Covid-19 của Đảng, Chính phủ là sự khẳng định vững chắc cho nhận định ấy. Chiếc khẩu trang là biểu hiện cho chiến thuật, chiến lược phù hợp, hiệu quả và đóng góp không ít vào thành công chung của cả nước cho đến thời điểm hiện tại.

Sau những ký ức kinh hoàng của dịch bệnh, mà các nghiên cứu khoa học nhận định, có thể lưu trữ trong bộ gen của các thế hệ (hoặc nhiều thế hệ) kế tiếp, con người sẽ hình thành những mẫu chung về cách thức ứng phó, hoặc cao hơn, là những mã chung về văn hoá để ứng xử với tự nhiên và xã hội. Rất có thể, sau đại dịch Covid-19, chiếc khẩu trang không còn là biểu hiện cho sự khác biệt về văn hoá Đông - Tây, mà trái lại, sẽ trở thành biểu tượng của sự đảm bảo an toàn. Biết đâu được, khi thông điệp chào hỏi bằng cách bắt tay phổ biến thế giới, nay bỗng trở nên lỗi thời, hầu như bị triệt thoái.

Trước dịch bệnh, mọi người đều bình đẳng, chỉ có lựa chọn duy nhất: Sống hoặc chết! Đôi khi, kết quả cuối cùng phụ thuộc vào việc chúng ta đeo khẩu trang hoặc chối bỏ nó./.

Phạm Quốc Rin

Ðồng tâm hiệp lực phòng, chống sạt lở

Khi nào Cà Mau khắc phục được tình trạng sạt lở ven biển, ven sông? Ðây là câu hỏi hiện nay gần như chưa ai có câu trả lời chính xác. Bởi tình trạng sạt lở luôn diễn biến khó lường, trong khi hạ tầng thuỷ lợi chưa được đầu tư hoàn thiện, nguồn lực lại đang khó khăn...

Nhiều hạn chế cần khắc phục trong phòng, chống thiên tai

Vừa qua, trưởng các khu vực đã tổ chức kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại địa bàn được phân công phụ trách trong toàn tỉnh. Trên cơ sở kiểm tra thực tế, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (PCTT,TKCN&PTDS) tỉnh, đánh giá, công tác tổng kết PCTT&TKCN năm 2023 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2024 đã được các địa phương thực hiện đầy đủ, kịp thời.

An toàn của người dân là trên hết

Ðể kịp thời ứng phó với biến đổi khí hậu cũng như thích nghi với triều cường biến động, xã Khánh Hội, huyện U Minh chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng, chống thiên tai (PCTT), tìm kiếm cứu nạn (TKCN). Trong đó, chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân, nhất là ngư dân trong việc chủ động phòng chống, nhằm giảm thiểu thiệt hại, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản.

Sẵn sàng hỗ trợ người dân

Mưa lớn, triều cường, ngập lụt, dông lốc, sạt lở đất, xâm nhập mặn... là những loại hình thiên tai được dự báo sẽ có nguy cơ diễn ra từ nay đến cuối năm và sẽ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, nhất là sản xuất của người dân. Trước dự báo này, người dân cần chủ động bảo vệ sản xuất, tài sản.

Vất vả nghề bám biển

Vất vả và luôn phải đối diện với hiểm nguy, nhưng đó chưa phải là tất cả những gì mà ngư dân phải đối mặt trong hành trình mưu sinh trên biển. Quá trình lao động nơi đầu sóng của những ngư dân, đôi lúc phải đánh đổi bằng cả tính mạng, nhất là đối với các phương tiện nhỏ.

Sẵn sàng nhân lực, vật lực ứng phó thiên tai

Theo nhận định của Ðài Khí tượng thuỷ văn tỉnh Cà Mau, từ nay đến cuối năm 2024 còn khoảng 4-5 cơn bão, áp thấp nhiệt đới (ATNÐ) trên biển Ðông, trong đó khoảng 2-3 cơn đổ bộ vào đất liền, tập trung nhiều ở khu vực Trung Bộ và các tỉnh phía Nam. Trên địa bàn tỉnh có khả năng xuất hiện nhiều loại hình thiên tai khác như: gió mạnh trên biển, mưa lớn, triều cường, ngập lụt, dông lốc, sạt lở đất ven sông, ven biển.

Chủ động ứng phó thiên tai trên biển

Công tác phòng chống thiên tai (PCTT) trên biển đang được sự quan tâm đặc biệt, khi thời tiết biến đổi liên tục và thất thường. Ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (PCTT,TKCN&PTDS) tỉnh, có buổi trò chuyện cùng phóng viên Báo Cà Mau về nhiều phương án phòng chống thiên tai và hỗ trợ ngư dân trên biển trong tình hình biến đổi khí hậu (BÐKH).

Bảo vệ nhà ở và sản xuất trước thiên tai

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện Phú Tân, mưa dông, lốc xoáy làm sập, tốc mái 24 căn nhà (sập hoàn toàn 5 căn, tốc mái 19 căn); chìm 3 tàu cá, hư hỏng 2 cụm pa nô, tổng thiệt hại trên 1 tỷ đồng.

Nhiều khó khăn trong thu quỹ Phòng, chống thiên tai

Quỹ Phòng, chống thiên tai (PCTT) được xác định là nguồn lực quan trọng để hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả, tái thiết sau thiên tai xảy ra. Tuy nhiên, tại huyện U Minh, nhiều năm qua việc thu quỹ PCTT luôn đạt thấp, nhiều đơn vị, doanh nghiệp đang chậm trễ trong việc nộp quỹ.

Kiểm soát chặt, thích ứng nhanh

Những tháng cuối năm, vùng biển phía Nam là nơi thường xuyên xuất hiện bão, mưa lớn và gió mạnh. Ðể đảm bảo an toàn cho người và phương tiện ra khơi, bên cạnh tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp an toàn, ngành chức năng và các địa phương trong tỉnh còn tăng cường kiểm tra, kiểm soát, hướng dẫn ngư dân trang bị những thiết bị cần thiết trên tàu cá.