ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-9-24 07:05:30
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cứu người, duy trì cuộc sống mãi mãi

Báo Cà Mau (CMO) Do rào cản tâm lý, nhiều người cho rằng, hiến mô, tạng khi khoẻ mạnh sẽ mang đến vận rủi. Riêng với chị Trần Phương Lan, ngụ Phường 5, TP Cà Mau, ở tuổi 45, khoẻ mạnh, chị hiến tặng mô, tạng là cho mình cơ hội tiếp tục duy trì cuộc sống và có cơ hội mang lại sự sống cho biết bao người khác.

Chị Lan phân bày với cô con gái: “Theo khoa học, chết đi, theo thời gian thân xác cũng sẽ phân huỷ, mất hết. Nếu sau này mẹ chết, chôn hoặc thiêu, con sẽ mất mẹ vĩnh viễn. Còn khi mô, tạng mẹ được cho một người khác, con sẽ thấy mẹ vẫn sống, vẫn tồn tại ở cuộc đời này”.

Cho đi cũng là cho mình cơ hội

Chị Lan cười: “Tôi không sợ chết, chỉ sợ mình đăng ký hiến tặng mà không có cơ hội được tặng”. Bởi, không hẳn người tình nguyện đã đăng ký hiến tặng mô, tạng sau khi chết, chết não, chuyện ghép tạng sẽ diễn ra suôn sẻ, vì khi người đó chết, nếu người nhà không thông báo hoặc kể cả khi nhận được tin báo, nhân viên y tế đến nhưng chỉ một người trong họ hàng không đồng ý thì không thể lấy được. Thế nên, sự ủng hộ của con gái chị là động lực để chị hy vọng việc làm nhỏ của mình làm nên ý nghĩa lớn".

Cùng tâm niệm như chị Lan, chị Nguyễn Thị Ngọc Sương (ngụ Phường 7, TP Cà Mau) đã tự nguyện làm đơn hiến xác cho khoa học từ năm 2016. 59 tuổi, chị Sương suy nghĩ: “Trong cuộc đời, sinh có hẹn, tử bất kỳ. Khi chết thân xác cũng về với cát bụi, sống là cho đi thì lúc chết có thể sử dụng thân xác làm điều tốt lại càng hay”. Chị hy vọng rằng, cộng đồng, xã hội sẽ có càng nhiều người hiến tặng mô, tạng, kể cả thân xác hoặc đăng ký hiến tặng sẽ có rất nhiều người bệnh có cơ hội được cứu sống.

KHAN HIẾM NGUỒN TẠNG

Ca ghép tạng thành công của Việt Nam là ca ghép thận vào ngày 4/6/1992 tại Bệnh viện 103, Hà Nội. Cho đến nay, Việt Nam đã thực hiện được ghép thận, tim, gan, phổi và có tỷ lệ sống sót sau ghép rất cao. Tính đến ngày 15/8/2017, cả nước đã thực hiện được 2.534 ca ghép tạng, trong đó có 2.431 ca ghép thận, 80 ca ghép gan, 20 ca ghép tim, 1 ca ghép tim - phổi, 1 ca ghép thận - tuỵ và 1 ca ghép phổi.

Lễ tôn vinh nghĩa cử cao đẹp của người hiến giác mạc tỉnh Nam Định. Ảnh: NGUYỄN HÙNG

Ngoài ra, từ con số không người đăng ký hiến tặng mô, tạng khi còn sống hoặc sau khi chết, chết não, tính đến ngày 11/10/2017, cả nước đã có 10.107 người đăng ký hiến tạng sau khi chết, chết não (5.607 trường hợp tại Trung tâm Ghép tạng quốc gia, 4.500 trường hợp tại Bệnh viện Chợ Rẫy). Đã có 17/192 trường hợp đăng ký hiến tặng mô, tạng khi còn sống đã thực hiện việc hiến tạng. Tuy vậy, so với nhu cầu chờ ghép vẫn còn quá nhỏ, chủ yếu là do không có nguồn tạng để ghép.

Hiện nay, ngoài Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người trực thuộc Bộ Y tế (Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia), còn Bệnh viện Chợ Rẫy là nơi tiếp nhận tư vấn, đăng ký hiến mô, tạng sau khi qua đời khu vực phía Nam. Ngoài ra, toàn bộ 17 cơ sở y tế có giấy phép về ghép tạng đều có thể tư vấn, tiếp nhận đăng ký hiến mô, tạng ở người hiến sống.

Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Phúc, Phó Giám đốc Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia, cho biết, khó khăn trong truyền thông về hiến tặng mô, tạng ở nước ta hiện nay cơ bản vẫn là truyền thông phong trào, chủ yếu do các cơ quan Nhà nước đứng ra tổ chức bằng nguồn ngân sách Nhà nước. Nội dung chủ yếu mới chỉ tập trung vào tạo tiếng vang, sự chú ý của công luận và góp phần nâng cao nhận thức cơ bản của xã hội. Do sự hạn hẹp của nguồn lực Nhà nước trên cả 3 phương diện: tài chính, tổ chức và con người cộng với mức độ xã hội hoá thấp nên mặc dù có nhiều cố gắng trong thời gian qua nhưng quy mô và hiệu quả của hoạt động truyền thông còn nhiều hạn chế. Thông tin báo chí chủ yếu mới ở bình diện phản ánh, truyền thông sự kiện chỉ mới hình thành và mang tính vụ việc.

Ngay tại tỉnh Cà Mau, việc hiến tặng mô, tạng chưa được nhiều người quan tâm, đăng ký. Ông Ngô Minh Thung, Uỷ viên Thư ký Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện Hội Chữ thập đỏ tỉnh Cà Mau, cho biết, không giống hiến máu tình nguyện, hiến tặng mô, tạng khó khăn hơn rất nhiều. Việc đem đến sự sống cho người khác bằng việc hiến tặng khi còn sống hoặc sau khi chết, chết não là việc làm vô cùng ý nghĩa và cao đẹp. Nhưng thực tế không phải ai cũng sẵn sàng làm được điều đó. Chưa kể nhận thức của người Việt về việc hiến tặng mô, tạng chưa cao, sự hiểu biết về chết não còn hạn chế, đặc biệt, quan niệm về cái chết toàn thây còn nặng nề.

"Trong vài năm nữa, phong trào hiến tạng sẽ được nhân rộng như hiến máu tình nguyện. Hiện nay, Hội Chữ thập đỏ tỉnh đang nỗ lực mở các lớp tập huấn và hướng đến vận động cán bộ, công chức thuộc các cơ quan Nhà nước hiến tặng, trước hết là nhân viên y tế", ông Thung tin tưởng.

Đối với Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia, để phong trào hiến tạng tại Việt Nam phát triển, trung tâm tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền, truyền thông qua báo chí và truyền hình, thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, tham dự các hội thảo nhằm nâng cao ý thức và nhận thức của cộng đồng. Thời gian tới, trung tâm sẽ tăng cường các hoạt động truyền thông, cơ quan truyền thông chính là một phần quan trọng giúp phong trào hiến, tặng mô, tạng được lan toả và phát triển mạnh mẽ hơn nữa./.

Băng Thanh

Nếu muốn đăng ký hiến tạng, bạn có thể thực hiện theo một trong các cách sau:
1. Đến Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia - Bộ Y tế (40 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội: Tầng 2, nhà C2, Bệnh viện Việt Đức) để được trực tiếp tư vấn, hướng dẫn đăng ký hiến tặng mô, tạng và được cấp thẻ ghi nhận đăng ký hiến tặng mô, tạng (Hotline: 0915 060 550 hoặc 0243 938 6693).
2. Nếu ở xa, bạn có thể gửi đơn đăng ký hiến tặng mô, tạng + 1 ảnh chân dung 3x4 + bản sao CMND hoặc hộ chiếu đến Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia, hoặc qua Email: gheptang@vncchot.com để được tiếp nhận và cấp thẻ ghi nhận đăng ký hiến tặng mô, tạng. Ngoài ra, bạn có thể đăng ký trực tiếp trên trang web: vnhot.vn
3. Đến bất kỳ cơ sở y tế có chức năng lấy, ghép mô, tạng nào để trực tiếp được tư vấn, hướng dẫn thủ tục đăng ký hiến tạng và cấp thẻ đăng ký hiến tạng cho bạn (Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Quân y 103, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện 198, Bệnh viện Xanh Pôn, Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ, Bệnh viện Đa khoa Thái Nguyên, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhi đồng II, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang).

 

Cập nhật các vấn đề thiết yếu trong bệnh lý tim mạch và siêu âm

Chiều 14/9, Phòng khám Đa khoa Thành Lợi phối hợp với Viện Tim mạch TP Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo cập nhật các vấn đề thiết yếu trong bệnh lý tim mạch và siêu âm.

Dinh dưỡng hợp lý để phát triển bền vững

Dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển thể lực, tầm vóc, trí tuệ của mỗi con người, đặc biệt là trẻ em.

Ðiểm sáng công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình

Với sự quan tâm của các cấp uỷ, chính quyền, thời gian qua, Phòng khám Ða khoa khu vực xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình (DS-KHHGÐ), tạo chuyển biến tích cực, nâng cao chất lượng dân số ở địa phương.

Kiểm tra các cơ sở kinh doanh, sản xuất bánh trung thu tại TP Cà Mau

Sáng nay (5/9), theo kế hoạch đã đề ra, Đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2024 có buổi kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh trung thu trên toàn địa bàn TP Cà Mau.

Nhóm đối tượng dễ mắc bệnh tim mạch

Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, số người tử vong do tim mạch hơn cả tử vong do ung thư, COPD và đái tháo đường cộng lại. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người tử vong vì bệnh tim mạch, chiếm 33% ca tử vong và xu hướng ngày càng trẻ hoá.

Chọn lựa và bảo quản thực phẩm đúng cách

Thực phẩm luôn được xem là một trong những thứ thiết yếu đối với đời sống hằng ngày của mọi gia đình. Khi mức sống người dân ngày càng được nâng cao thì nhu cầu về thực phẩm sạch, nhất là đối với những loại thực phẩm tươi sống càng cấp thiết hơn. Tuy nhiên, cách chọn lựa và bảo quản thực phẩm như thế nào vừa để đảm bảo chất lượng dinh dưỡng, vừa an toàn vệ sinh trong quá trình chế biến và sử dụng, đòi hỏi người tiêu dùng cần có những kỹ năng cơ bản.   

Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm dịp Tết trung thu 2024

Để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bảo vệ sức khoẻ cho mọi người, Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Cà Mau đã xây dựng kế hoạch triển khai công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết trung thu 2024. Nội dung chính của kế hoạch gồm công tác tuyên truyền và công tác kiểm tra.

Bệnh ung thư và gánh nặng tài chính

Ung thư không những là nỗi ám ảnh từ sự đau đớn về thể xác, tinh thần, tuổi thọ của người bệnh mà còn là gánh nặng chi phí điều trị cho gia đình bệnh nhân. Bởi thực tế cho thấy, có rất nhiều loại thuốc đặc trị ung thư không nằm trong danh mục được thanh toán theo chế độ của bảo hiểm y tế hiện nay.

Không để lây lan dịch bệnh trong trường học

Hiện nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm đang diễn biến phức tạp, đặc biệt là các bệnh lây qua đường hô hấp, đường tiêu hoá và các bệnh dù có vắc xin phòng bệnh ở trẻ nhưng có thể quay trở lại. Ðể chủ động kiểm soát các loại dịch bệnh truyền nhiễm có thể lây lan trong trường học và bảo vệ sức khoẻ học sinh, trước khi bước vào năm học mới, Sở Y tế phối hợp với Sở Giáo dục và Ðào tạo tỉnh Cà Mau triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch.

Nơi ánh đèn không bao giờ tắt

Đó là Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Ða khoa tỉnh, nơi các y, bác sĩ, thiết bị y tế luôn trong trạng thái sẵn sàng, tất cả vì cuộc đua giành lấy sự sống cho bệnh nhân từ tay tử thần.