ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 17-3-25 11:30:34
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Bữa ăn cho trẻ mầm non

Ðảm bảo dinh dưỡng và an toàn

Báo Cà Mau Trong công tác chăm sóc trẻ, các điểm trường mẫu giáo, mầm non đặc biệt quan tâm việc đảm bảo dinh dưỡng, an toàn bữa ăn cho trẻ. Trường Mẫu giáo Bông Hồng (Phường 5, TP Cà Mau) hiện có 9 lớp với 237 trẻ đang theo học. Nhà trường thực hiện bữa ăn bán trú gồm bữa sáng, bữa chính và bữa xế phụ.

Khu vực bếp bố trí 5 nhân viên cấp dưỡng để chuẩn bị các suất ăn tại chỗ; bên cạnh các tiêu chí về đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ nấu ăn cho trẻ, họ còn được khám sức khoẻ định kỳ, để đảm bảo trong quá trình chế biến thực phẩm. Khu vực bếp, sơ chế, chế biến thực phẩm tách biệt với khu dạy trẻ. Không gian bếp thoáng mát, tương đối rộng, mỗi dụng cụ nấu ăn đều sử dụng chất liệu inox; có tủ lưu mẫu thức ăn sau chế biến đúng quy định, phòng các trường hợp sự cố xảy ra. Vào những lúc thời tiết nắng nóng, hay mưa dầm thì công tác bảo quản thức ăn càng được giám sát chặt chẽ, phục vụ sát giờ ăn của trẻ.

Thực hiện bữa ăn bán trú, thức ăn, thực phẩm sau khi nấu sẽ được lưu mẫu cẩn thận theo quy định ( ảnh chụp tại Trường Mẫu giáo Bông Hồng).

Vào đầu năm học, khi đón trẻ, giáo viên sẽ ghi chú thói quen và sở thích từng trẻ, thông số chiều cao, cân nặng để tiện cho việc theo dõi về sau, cân bằng lại các chỉ số béo phì, suy sinh dưỡng, trẻ thấp còi và nhẹ cân giữa đầu năm học và cuối năm. Theo đó, nhà trường sẽ thực hiện đo chiều cao 6 tháng/lần và cân nặng cho trẻ mỗi 3 tháng/lần.

Cô Trần Diệu Hiền, Phó hiệu trưởng Trường Mẫu giáo Bông Hồng, chia sẻ: “Thực đơn được luân phiên thay đổi và bộ phận bán trú sẽ lên thực đơn trước 1 tuần để Ban Giám hiệu phê duyệt, trong đó đảm bảo cân đối các nhóm chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Riêng với việc chăm sóc sức khoẻ định kỳ của trẻ, nhà trường phối hợp với Trạm Y tế Phường 5 thực hiện khám 2 lần/năm, trong đó tầm soát các vấn đề về răng miệng, da liễu và các bệnh về mắt”.

Ðối với những trẻ ăn chậm, biếng ăn, giáo viên sẽ hỗ trợ những ngày đầu để theo dõi thói quen ăn uống của trẻ, sau đó với lợi thế ăn cùng bạn, ăn tập trung, chỉ sau 2 tuần trẻ hợp tác và ăn giỏi hơn so với dùng bữa tại nhà. (Ảnh chụp tại Trường Mẫu giáo Bông Hồng)

Tại Trường Mầm non Hạnh Phúc (Phường 9, TP Cà Mau), trường tận dụng quỹ đất tương đối rộng rãi xây dựng khuôn viên trồng rau xanh sau vườn, vừa cung cấp lượng rau sạch có sẵn tại chỗ, vừa làm khu trải nghiệm thực tế lý thú cho trẻ. Tại vườn, trẻ có thể tập làm nông dân khi tự tay gieo hạt, tưới nước, chăm và thu hoạch rau. Ngoài ra, trường cũng mở rộng thêm 2 ao nuôi cá với các loài như: cá tra, cá tai tượng, cá rô, cá lóc... phục vụ bữa ăn hằng ngày của trẻ.

Ðể đảm bảo các suất ăn cho trẻ, mỗi cơ sở bố trí 3 nhân viên cấp dưỡng thực hiện 3 bữa/ngày, gồm bữa sáng, bữa chính và bữa xế. (Ảnh chụp tại Trường Mầm non Hạnh Phúc)

Chị Trần Thị Loan, Trường Mầm non Hạnh Phúc, cho biết: “Vườn rau tại trường được duy trì ở 2 cơ sở, Phường 9 và Phường 5, được thực hiện trước thời điểm dịch Covid-19 và duy trì đến nay. Do trồng chủ yếu phục vụ bữa ăn cho trẻ nên rau xanh đảm bảo các tiêu chí sạch và an toàn, không sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Những luống rau xanh mướt không chỉ cân bằng hệ sinh thái, tạo không gian xanh cho trường, mà riêng đối với bữa ăn hằng ngày, trẻ cũng hào hứng ăn hơn vì được ăn rau do mình trồng, nạp vào cơ thể lượng chất xơ cần thiết. Thông qua đó, giáo viên dạy trẻ nhận biết, phân biệt từng loại rau xanh tốt cho sức khoẻ, loại nào sẽ được chế biến hoặc ăn sống”.

Ðể đảm bảo an toàn thực phẩm, mỗi ngày nhân viên cấp dưỡng đều thực hiện ghi chú vào sổ lưu mẫu, lưu mẫu thức ăn lần lượt 3 lần/3 bữa ăn của trẻ./.

 

Ngô Nhi

 

Sữa Fidimilk tăng chiều cao cho trẻ emPhân Phối giá yến tinh chế DXNEST Nguyên Chất, Giá Tốt amix creatine 500 các dòng sữa phát triển trí não hiệu quả ago dad

Hướng đến ngành y tế hiện đại, xứng tầm

Hệ thống y tế tại Cà Mau ngày càng hoàn thiện. Năm 2025, các bệnh viện trong tỉnh hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, nâng cao sự hài lòng của bệnh nhân.

Tiêm vắc xin phòng sởi cho trẻ

Ðể phòng, chống bệnh phát ban dạng sởi, trạm y tế các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Cái Nước đẩy mạnh tuyên truyền tiêm vắc xin sởi - rubella, giúp trẻ nâng cao miễn dịch, ngăn ngừa bệnh phát sinh trong cộng đồng.

Xã hội hoá - Nâng chất lượng dịch vụ y tế

Tại huyện Trần Văn Thời, cùng với sự nỗ lực của hệ thống y tế công lập là sự chung tay góp sức của các cơ sở y tế tư nhân, đã tạo nên mạng lưới y tế vững chắc, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ngày càng cao của người dân.

Sẵn sàng ứng phó, phòng bệnh cho trẻ

Tại Khoa Nhi, Trung tâm Y tế huyện Thới Bình thời điểm này mỗi ngày tiếp nhận 5-7 bệnh nhi, cao điểm có đến 15 bệnh nhi đến khám và nhập viện điều trị. Hiện tại, số bệnh nhi nằm viện từ 35-40 trẻ, độ tuổi từ 2-14 tuổi, mắc các bệnh thường gặp như: sốt xuất huyết, tay chân miệng, cúm mùa, đặc biệt là bệnh sởi.

Không ngừng nâng cao chất lượng y tế

Ngành y tế TP Cà Mau chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; không ngừng cải tiến quy trình khám, chữa bệnh theo hướng nhanh, gọn, chính xác.

Bác sĩ nam ở khoa phụ sản

Tại các bệnh viện, cơ sở y tế, mỗi khoa có đặc thù công việc và những con người thầm lặng cống hiến riêng, nhưng có chung nỗ lực chăm sóc sức khoẻ, bảo vệ sự sống bệnh nhân. Riêng tại Khoa Phụ sản, các y, bác sĩ có thêm niềm hạnh phúc đặc biệt hơn đồng nghiệp ở các khoa khác, đó là khoảnh khắc đón những thiên thần nhỏ chào đời... Tiến sĩ - Bác sĩ Lê Nguyễn Trọng Nhân (Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau) và Bác sĩ CKI Châu Minh Chí (Bệnh viện Ða khoa Hoàn Mỹ Minh Hải) là 2 trong số rất nhiều nhân viên y tế trong tỉnh chăm chút cho những mầm sống - thế hệ công dân tương lai, chào đời khoẻ mạnh.

70 năm cần mẫn vì sức khoẻ Nhân dân

Cách đây 70 năm, vào ngày 27/2/1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho ngành y tế với những lời căn dặn vô cùng sâu sắc: "Lương y phải như từ mẫu" và “Xây dựng nền y học của ta”. Tâm niệm lời dặn dò của Bác, lớp lớp thế hệ ngành y cả nước, trong đó có đội ngũ ngành y tế Cà Mau không ngừng nỗ lực, phát huy chuyên môn, rèn luyện y đức để thực hiện tốt nhiệm vụ vẻ vang bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ Nhân dân.

Vững y đức, giỏi chuyên môn

Trung tâm Y tế huyện Ngọc Hiển (Trung tâm) thành lập vào ngày 1/4/2004, trên cơ sở chia tách từ Trung tâm Y tế huyện Năm Căn. Qua 21 năm hoạt động và phát triển, lực lượng y, bác sĩ của Trung tâm từng bước phát huy chuyên môn, vững vàng y thuật lẫn y đức, đáp ứng nhu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ ngày càng cao của Nhân dân.

Phát huy di sản của Ðại Danh y Lê Hữu Trác

Ðược coi là ông Tổ của ngành Y học cổ truyền Việt Nam, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác không chỉ đặt nền móng vững chắc cho y học cổ truyền nước nhà, mà còn lan toả những giá trị nhân văn sâu sắc. Cùng với ngành y cả nước, thế hệ trẻ ngành y Cà Mau luôn ra sức học tập, phát huy di sản của Ðại Danh y Lê Hữu Trác, góp phần nâng cao y đức, thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ Nhân dân.

Phòng khám Ða khoa khu vực Tắc Vân: Nỗ lực chăm sóc sức khoẻ Nhân dân

Nhiều năm qua, đội ngũ y, bác sĩ Phòng khám Ða khoa khu vực Tắc Vân luôn đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người dân và phòng chống dịch bệnh hiệu quả.