ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 5-7-24 23:58:25
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Dần hình thành thói quen số

Báo Cà Mau Ðược đánh giá là một trong những đơn vị đi đầu trong công tác chuyển đổi số (CÐS), thời gian qua, TP Cà Mau luôn quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, thông suốt nhiệm vụ CÐS. Trong đó, tập trung triển khai mạnh mẽ và hiệu quả việc nâng cao nhận thức của người dân trong thanh toán số - không dùng tiền mặt, từ đó dần hình thành thói quen số cho công dân, góp phần đưa thành phố phát triển thành đô thị thông minh trong tương lai.

Một trong những kết quả nổi bật mà thành phố đã triển khai và đạt được trong thời gian qua là thực hiện thanh toán phí, lệ phí thủ tục hành chính (TTHC) bằng hình thức trực tuyến, quét mã QR qua ứng dụng ngân hàng tại bộ phận một cửa thành phố và xã, phường. Ðã thực hiện mở khoảng 3 ngàn tài khoản ngân hàng miễn phí cho người dân trên địa bàn; 100% cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên tại các cơ quan, đơn vị đã đăng ký tài khoản dịch vụ công trực tuyến và giao dịch thủ tục trực tuyến khi có nhu cầu.

Cùng với đó, thành phố đã vận động doanh nghiệp sử dụng hoá đơn điện tử đạt 100%. Tính đến nay, có 2.255 công ty, doanh nghiệp và 554 hộ kê khai sử dụng hoá đơn điện tử; có 162 doanh nghiệp và 47 hộ kê khai đã chuyển sang sử dụng hoá đơn điện tử có mã khởi tạo từ máy tính tiền. Ðồng thời, thành phố đã chủ động kết nối chủ thể đưa các sản phẩm OCOP lên sàn giao dịch thương mại điện tử để phát triển kinh doanh cho các cơ sở kinh doanh và người dân, đạt 100%.

Ông Tăng Vũ Em, Phó chủ tịch UBND TP Cà Mau, cho biết: “Qua 3 năm triển khai CÐS, đến nay, nhận thức trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân có bước chuyển biến rõ nét. Hầu hết các giao dịch của người dân trong thực hiện TTHC đều thanh toán trực tuyến. Các xã, phường triển khai bằng nhiều mô hình thiết thực, trên 80% người dân trong độ tuổi được cài đặt tài khoản để giao dịch trực tuyến. Ðặc biệt, việc thanh toán không dùng tiền mặt được các hộ kinh doanh, doanh nghiệp và người dân rất ủng hộ. Có thể nói, người dân rất thích thú khi kinh doanh trên sàn giao dịch điện tử, thấy được tiện ích trong việc giao dịch kinh doanh không dùng tiền mặt”.

Với điều kiện thuận lợi là trung tâm của tỉnh, TP Cà Mau đã và đang phát huy mạnh mẽ thanh toán số. Thành phố đã triển khai thực hiện mô hình “Tuyến phố không dùng tiền mặt” với tổng số 42 tuyến đường, cụm dân cư (31 tuyến đường, 11 cụm dân cư) tại 17 xã, phường. Qua đánh giá, nhìn chung các đơn vị thực hiện mô hình đạt kết quả theo kế hoạch đề ra. Ðến nay, có 1.786 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh đã cài đặt và sử dụng phần mền ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt trong kinh doanh, mua bán.

Theo chủ Tiệm vàng Ngọc Trinh, Phường 2, giao dịch kinh doanh vàng số tiền rất lớn, nên việc mang tiền theo bên mình hay cửa tiệm giữ nhiều tiền mặt sẽ hết sức nguy hiểm, do đó, thanh toán không dùng mặt mang đến rất nhiều tiện lợi cho người mua và người bán.

Là đơn vị điển hình của thành phố trong thực hiện CÐS, thời gian qua, UBND Phường 2 đẩy mạnh ứng dụng nhiều tiện ích, nhất là thanh toán số. Người dân TP Cà Mau nói chung, hộ dân trên địa bàn Phường 2 nói riêng đã không còn xa lạ với hình thức này.

Chị Phan Thuý Duy, Tiệm bánh kem Phương Ðông, Phường 2, chia sẻ: “Việc không dùng tiền mặt giúp an toàn và tiện lợi hơn trong mua bán, mình có thể quản lý, kiểm soát tốt việc kinh doanh của tiệm. Khách hàng đến đây không dùng tiền mặt rất cao, chiếm khoảng 80%. Bây giờ, hầu như mọi người đều quét mã, chuyển khoản, ai cũng quen với hình thức này khi giao dịch rồi. Chỉ còn một số người mua số lượng đồ ít, lặt vặt thì mới trả tiền mặt thôi”.

 Giao dịch không dùng tiền mặt tại Tiệm bánh kem Phương Đông, phường 2, Tp.Cà Mau chiếm đến 80%.

“Lúc mới triển khai ít người biết, giờ thấy hầu như ai cũng sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Giờ đây, khách hàng ở các huyện đến đây mua sỉ đồ về bán chủ yếu thanh toán bằng chuyển khoản. Nhiều khi món hàng tuy chỉ vài chục ngàn nhưng người mua cũng chuyển khoản”, chị Trần Bích Hằng, hộ kinh doanh hơn 20 năm tại chợ Phường 2, cho biết.

Với hơn 20 năm buôn bán, chị Trần Bích Hằng, hộ kinh doanh tại chợ Phường 2 cho biết, hầu như ai cũng sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt và đã trở thành thói quen phổ biến.

Không chỉ đẩy mạnh thanh toán số trong kinh doanh mua bán, thành phố còn thực hiện chi trả trợ cấp không dùng tiền mặt. Tổng số đối tượng quản lý trên danh sách chi trả trợ cấp hằng tháng là 11.947 người; số đối tượng đã có tài khoản là 3.309 đối tượng. Số đối tượng đã được chi trả qua tài khoản 2.786 đối tượng, với số tiền chi trả trên 3 tỷ đồng.

Ngoài ra, thành phố đang triển khai, hướng dẫn người dân cài đặt ứng dụng sổ sức khoẻ điện tử. Hiện, tổng số hồ sơ tạo lập 23.609/237.114 người, đạt 9,96%; có 17/17 cơ sở y tế công lập và 210/690 cơ sở y tế ngoài công lập thanh toán không dùng tiền mặt. 100% các trường mầm non - mẫu giáo, tiểu học, THCS trên địa bàn thành phố đã triển khai việc thanh toán không dùng tiền mặt đối với các khoản thu phí, lệ phí theo quy định và đã triển khai thực hiện hồ sơ quản lý nhà trường trên môi trường mạng.

Ông Tăng Vũ Em thông tin thêm: “Thành phố hiện đã triển khai lắp đặt hơn 40 camera để quản lý về trật tự đô thị và vệ sinh môi trường. Giai đoạn 2 sẽ lắp thêm 56 camera nữa để quản lý, xử phạt hành vi xả rác thải, lấn chiếm trật tự đô thị, vi phạm vệ sinh môi trường. Qua lắp đặt, triển khai giám sát, đã phát hiện và xử lý rất nhiều trường hợp, bước đầu tạo sức răn đe, làm chuyển biến nhận thức trong người dân".

"Thời gian tới, thành phố định hướng quản lý xã hội bằng công nghệ số; tiếp tục nâng cao nhận thức, kỹ năng số cho người dân; đưa ứng dụng vào hoạt động sản xuất, giao dịch trực tuyến, góp phần hình thành công dân số, xây dựng thành phố thông minh trong tương lai”, ông Tăng Vũ Em kỳ vọng./.

 

Phi Long - Phương Du

 

Kiến tạo một Cà Mau Online bằng công nghệ 3D

Website camau360.com đã đi vào hoạt động được 6 tháng với những kết quả khả quan cùng tiềm năng đầy hứa hẹn trong tương lai để tạo ra một Cà Mau Online.

Chủ công trong chuyển đổi số

Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) và Ðoàn Thanh niên các cấp thực hiện tích cực, hiệu quả nhiệm vụ tiên phong trong chuyển đổi số.

Ðơn giản thủ tục, tạo thuận lợi cho dân

Thời gian qua, huyện U Minh triển khai đồng bộ, toàn diện các nội dung về cải cách hành chính (CCHC). Ðặc biệt, huyện chú trọng công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC), nhất là thực hiện rà soát, đơn giản hoá TTHC và nâng cao chất lượng, thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn huyện.

Ðể người dân dễ làm hồ sơ đất đai

Hồ sơ liên quan đến đất đai được đánh giá là lĩnh vực khó, với nhiều thủ tục hành chính (TTHC) phức tạp, do đó, ngành tài nguyên và môi trường (TN&MT) hết sức cố gắng, từng bước tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận lĩnh vực này. Một trong những minh chứng rõ ràng nhất là Chỉ số Tiếp cận đất đai năm 2023 của tỉnh đã tăng vượt bậc, xếp vị trí 19/63 tỉnh, thành cả nước.

Từ 15/6 kinh doanh vàng phải xuất hoá đơn điện tử

Tại cuộc họp về chính sách tiền tệ, chính sách tài khoá vừa qua, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu kiên quyết thực hiện nghiêm quy định về hoá đơn điện tử (HÐÐT) trong hoạt động kinh doanh, mua bán vàng. Ðồng thời, ấn định thời gian cụ thể là sau ngày 15/6/2024, doanh nghiệp (DN) nào không thực hiện HÐÐT kết nối với cơ quan thuế trong mua bán vàng sẽ bị rút giấy phép.

Người dân nông thôn thích ứng với thanh toán số

Hiện nay, việc thanh toán không dùng tiền mặt đã xuất hiện ở khắp mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Có thể thấy, hình thức thanh toán trực tuyến đã và đang góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, hình thành kinh tế số. Tại huyện Ngọc Hiển, việc thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng phổ biến và trở thành thói quen của người dân nông thôn.

Phục vụ tốt, dân đồng thuận

Tuy không phải là tiêu chí chính trong Bộ Tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM, nhưng hoạt động cải cách hành chính (CCHC) có tác động quan trọng vào việc thực hiện các chỉ tiêu khác, nhất là những chỉ tiêu cần sự phối hợp giữa chính quyền với dân, giữa chính quyền với doanh nghiệp, từ đó tạo được sự đồng thuận cao trong Nhân dân, góp phần vào tiến trình xây dựng NTM.

Ứng dụng số - Nâng chất hoạt động phụ nữ

Xác định chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ số là xu thế tất yếu, giúp phụ nữ TP Cà Mau thay đổi cách thức làm việc cũng như phương thức sản xuất, kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả công việc, thời gian qua, hội phụ nữ các cấp TP Cà Mau đẩy mạnh thực hiện nhiều hoạt động tuyên truyền, vận động, hỗ trợ hội viên phụ nữ và người dân nâng cao kiến thức, kỹ năng ứng dụng công nghệ số.

Lấy sự hài lòng làm thước đo hiệu quả

Xây dựng nền hành chính dân chủ, hiện đại, chuyên nghiệp, kỷ cương, minh bạch; nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất, năng lực và uy tín ngang tầm nhiệm vụ, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phục vụ Nhân dân tốt nhất, là định hướng cải cách hành chính (CCHC) huyện Ngọc Hiển trong giai đoạn mới.

Tiện ích gắn mã QR trên bảng tên đường

Ðể Nhân dân và khách du lịch có thể dễ dàng tìm hiểu thông tin cơ bản về vị trí, chiều dài, lộ giới, kết cấu tuyến đường và công trình công cộng, cùng tiểu sử của nhân vật, sự kiện... được đặt tên cho tuyến đường, tháng 2 năm nay, TP Cà Mau đã triển khai việc lắp đặt, gắn QR Code lên các bảng chỉ tên đường.