ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 16-4-25 21:48:20
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðiểm sáng đổi mới hoạt động hội

Báo Cà Mau Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Trần Văn Thời tạo điểm nhấn với 2 mô hình: “Quản lý hội viên không giấy” và “Tập hợp phụ nữ tham gia sinh hoạt hội trên không gian mạng”.

Hội LHPN huyện Trần Văn Thời ra mắt mô hình “Quản lý hội viên không giấy” và thí điểm mô hình “Tập hợp phụ nữ tham gia sinh hoạt hội trên không gian mạng”.

Bà Nguyễn Thị Thuỳ Linh, Chủ tịch Hội LHPN huyện, cho biết, Hội tập trung tuyên truyền để nâng cao vai trò, trách nhiệm của cán bộ hội các cấp; tổ chức tập huấn cho cán bộ hội cấp huyện, xã nắm vững phần mềm quản lý hội viên, báo cáo kết quả hoạt động trên hệ thống mạng, trừ các văn bản có tính bảo mật. Mô hình giúp cán bộ hội có thêm 30% thời gian cho việc trực tiếp hướng dẫn cơ sở, nắm tâm tư, nguyện vọng hội viên, quần chúng Nhân dân. Mô hình còn góp phần tiết kiệm chi phí văn phòng phẩm.

Ðối với mô hình “Tập hợp phụ nữ tham gia sinh hoạt hội trên không gian mạng”, bà Nguyễn Thị Thuỳ Linh chia sẻ: “Mô hình tạo nhóm Zalo tổ phụ nữ, nhằm tập hợp những chị em không có điều kiện đi sinh hoạt trực tiếp tại ấp, khóm, những chị em đi làm ăn xa, có điện thoại thông minh và biết ứng dụng mạng xã hội. Thông qua đó, chị em có thể giao lưu, chia sẻ và lan toả những giá trị cuộc sống; phản ánh tâm tư, nguyện vọng của chị em kịp thời. Ðồng thời, đây cũng là kênh để Hội LHPN xã, thị trấn gửi tài liệu sinh hoạt hằng tháng, cung cấp những nội dung cần thiết đến hội viên nhanh chóng, chính thống nhất. Hiện tại đã thí điểm được 26 tổ với 390 hội viên tham gia”.

Ban Chấp hành Hội LHPN xã Khánh Bình đã tạo nhóm Zalo để liên hệ, trao đổi công việc và từng chi hội, t, chia sẻ những thông tin cần thiết lên nhóm.

Bà Trần Mỹ Linh, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ Ấp 19/5, xã Khánh Bình, bộc bạch: “Việc cập nhật thông tin trên không gian mạng rất tiện lợi cho chị em, vì thế chi hội đề xuất nhân rộng thêm 2 tổ nữa. Vào tổ này, chị em đi làm vẫn xem được các văn bản hoặc thông tin chỉ đạo, mời họp của hội nên ai cũng phấn khởi, hăng hái”.

Bà Cao Hạ Quyên, Chủ tịch Hội LHPN xã Khánh Bình, cho biết: “Chị em hội viên thường hạn chế về thời gian, như phải đưa rước con đi học, hoặc đi làm tại công ty khó tập hợp. Khi tạo được nhóm Zalo, có nội dung gì cần truyền tải thì mình thông báo lên đó”.

Mô hình “Quản lý hội viên không giấy” góp phần tiết kiệm thời gian, chi phí văn phòng phẩm.

“Hội sẽ tiếp tục triển khai, nhân rộng 2 mô hình này trên toàn huyện nhằm đáp ứng tốt yêu cầu thực hiện nhiệm vụ công tác Hội và phong trào phụ nữ trong tình hình mới. Ðể mô hình đi vào nền nếp, phát huy tốt hiệu quả như mong muốn, Hội sẽ sớm hoàn thiện quy chế hoạt động, đảm bảo đúng các quy định bảo mật trên không gian mạng. Mặt khác, tăng cường tập huấn, hướng dẫn kỹ năng vận hành cho cán bộ hội các cấp, từng bước phát huy tối đa hiệu quả của mô hình. Ðối với những đơn vị còn khó khăn trong việc trang bị các thiết bị phục vụ việc thực hiện mô hình thì Hội sẽ cố gắng vận động để hỗ trợ”, bà Nguyễn Thị Thuỳ Linh thông tin./.

 

Hoàng Vũ

 

Hỗ trợ bệnh nhân tích hợp sổ sức khoẻ điện tử

Thực hiện chủ trương chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh (KCB), tuổi trẻ Ðoàn uỷ Bệnh viện Ða khoa Cái Nước đồng hành hỗ trợ bệnh nhân tích hợp sổ sức khoẻ điện tử (SSKÐT) trên VNeID, giúp bệnh nhân khi đến cơ sở y tế KCB không phải mang theo nhiều loại giấy tờ rườm rà, phức tạp, rút ngắn thời gian đăng ký KCB, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho bác sĩ dễ dàng tra cứu tiền sử bệnh nhân, có biện pháp điều trị hiệu quả hơn.

Thí điểm ki-ốt y tế thông minh

Xác định chuyển đổi số (CÐS) trong lĩnh vực y tế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm tải thủ tục hành chính và mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân; thực hiện chủ trương của Bộ Y tế và UBND tỉnh về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong khám chữa bệnh (KCB), ngành y tế tỉnh đã phối hợp các đơn vị triển khai thí điểm hệ thống ki-ốt y tế thông minh, mang lại kết quả đáng phấn khởi.

Ưu tiên chuyển đổi số trong cơ quan Nhà nước

Phấn đấu 100% thủ tục hành chính (TTHC) đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình; 100% hồ sơ tiếp nhận trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh được số hoá thành phần hồ sơ và kết quả giải quyết theo quy định; tối thiểu 90% người dân, doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết TTHC; 70% doanh nghiệp SMEs tiếp cận nền tảng chuyển đổi số (CÐS). Ðó là một số chỉ tiêu được đề ra trong kế hoạch phát động phong trào thi đua về CÐS trên địa bàn tỉnh năm 2025, vừa được UBND tỉnh ban hành.

Hiệu quả sau 3 tháng vận hành IOC

Với nhiều tiện ích mang lại, sau 3 tháng vận hành, Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh tỉnh (IOC) bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần hiện thực hoá chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số theo mục tiêu chuyển đổi số của tỉnh.

Tuổi trẻ tiên phong, xung kích trong chuyển đổi số

Công tác Ðoàn, Hội, đặc biệt là trong phong trào thanh - thiếu nhi, có nhiều khởi sắc hơn nhờ sự phát huy cao độ vai trò của thanh niên trong công cuộc chuyển đổi số (CÐS).

Tích cực tích hợp Sổ sức khoẻ điện tử

TP Cà Mau đang tích cực triển khai thực hiện Chiến dịch “Tích hợp Sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VNeID” với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để hướng dẫn, hỗ trợ người dân thực hiện tích hợp Sổ sức khoẻ điện tử (SSKÐT) trên ứng dụng VNeID, để hưởng những lợi ích thiết thực từ chuyển đổi số mang lại.

Tăng tốc tích hợp Sổ sức khoẻ điện tử trên VNeID

Theo thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh, ghi nhận từ khi triển khai Chiến dịch tích hợp Sổ sức khoẻ điện tử (SSKĐT) trên ứng dụng VNeID trên địa bàn tỉnh đến nay, các đơn vị đã triển khai nhiều giải pháp, quyết liệt, tăng tốc để thực hiện chiến dịch, qua đó tăng đáng kể số lượng và tỷ lệ người dân được hướng dẫn, hỗ trợ tích hợp.

Lợi ích đa chiều của hội chợ không tiền mặt

Những năm gần đây, thanh toán không tiền mặt đang dần trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống kinh tế, xã hội. Không chỉ phổ biến tại trung tâm thương mại, siêu thị hay hệ thống bán lẻ, mô hình này còn len lỏi vào hội chợ, nơi vốn gắn liền với thói quen sử dụng tiền mặt từ trước đến nay. Việc áp dụng các phương thức thanh toán số đang mở ra chương mới hiện đại và minh bạch hơn cho thương mại Việt Nam.

“Số hoá” ngành điện, nâng chất phục vụ khách hàng

Là lĩnh vực đóng vai trò quan trọng, phục vụ nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt và sản xuất của người dân, doanh nghiệp, thời gian qua ngành điện tỉnh không ngừng ứng dụng các giải pháp số trong công tác quản lý đến các dịch vụ tiện ích phục vụ khách hàng.

Tầm quan trọng của chuyển đổi số trong cuộc cách mạng mới

Chúng ta đang trong tâm thế bước vào cuộc cách mạng mới. Do vậy, chỉ có áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số mới có thể điều hành linh hoạt, hiệu quả chính quyền trong bộ máy hệ thống chính trị mới. Sau sắp xếp, địa bàn rộng, nhân lực ít, nếu không áp dụng công nghệ số thì khó lòng quản lý đạt hiệu quả.