ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 3-5-25 06:54:51
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Diệu kỳ Đá Bạc

Báo Cà Mau Một ngày tháng Tư, chúng tôi xuôi về Ðá Bạc. Gọi nơi đây là cảnh tiên ở Cà Mau cũng không hề quá. Ðơn giản là hòn Ðá Bạc đẹp thơ mộng, địa thế lại gần bờ, với những ngọn đồi đá kỳ thú, ngoạn mục nhô lên khỏi mặt biển xanh ngắt, sóng vỗ rì rào quanh năm. Người xa về Cà Mau lần đầu, hay cả những người ở tại Cà Mau nữa, chỉ cần nhắc tới hòn Ðá Bạc đều chộn rộn cảm xúc khó tả, thôi thúc và lưu luyến.

Huyền thoại Ðá Bạc

Hòn Ðá Bạc với những câu chuyện kể nhuốm màu huyền thoại vẫn được lưu giữ bởi những con người nơi đây. Ông Lê Thanh Tiền, người gắn bó với mảnh đất hương hoả mà tổ tiên nhiều đời truyền lại ở ấp Ðá Bạc, chia sẻ: “Tích xưa kể, Ðá Bạc có cụm 3 hòn, Hòn Trụi là vì không có cây cối mọc, chỉ có đá; còn Hòn Ngộ và Hòn Bạc là để lưu dấu chuyện ông Ngộ và ông Bạc đã từng ở đây. Cái tên Ðá Bạc là do các hòn ở đây đều có rất nhiều đá ánh lên màu bạc khi phản chiếu với ánh nắng và mặt biển”.

Vẻ đẹp hoang sơ của hòn Ðá Bạc.

Vẻ đẹp hoang sơ của hòn Ðá Bạc.

Dân gian vẫn còn nhắc đến chuyện ông Ngộ, ông Bạc chuyên tâm phụng sự việc đạo, có phép thần thông, niệm Phật mà lướt bay trên mặt biển. Nhưng chưa hết, cảnh quan ngoạn mục, kỳ diệu của hòn Ðá Bạc với Sân Tiên, Giếng Tiên, Bàn Tay Tiên, Dấu Chân Tiên và nhiều giai thoại khác về gốc tích, muông thú trên cụm đảo này đã hằn sâu vào tâm thức của cư dân qua bao thế hệ.

Vẻ đẹp của Ðá Bạc có thể nói là đắc địa và là ưu ái của tạo hoá ban tặng Cà Mau. Thật hiếm nơi nào với kiến tạo thổ nhưỡng trũng lầy, giáp biển lại bỗng nhiên xuất hiện cụm đảo cao ráo, mang vẻ đẹp thoát tục chỉ cách bờ khoảng 500 m. Những lưu dân về vùng đất này và gắn bó tại đây coi hòn Ðá Bạc là biểu tượng mặc định cho máu thịt, hồn cốt khi nhắc nhớ về quê hương.

Ðá Bạc còn là vùng đất của truyền thống cách mạng kiên trung, anh dũng, chiến công lẫy lừng trong thời đại Hồ Chí Minh. Giữ gìn, phát huy lòng yêu nước, khí tiết quật cường của ông cha, đất và người Ðá Bạc đều trọn lòng theo Bác, theo Ðảng, theo cách mạng để đánh đuổi giặc thù, giành lại độc lập, tự do, hoà bình, thống nhất cho quê hương, đất nước.

Ông Lê Thanh Tiền, nguyên Chủ tịch UBND xã Khánh Bình Tây, tự hào về thắng cảnh và truyền thống cách mạng vẻ vang của quê hương Ðá Bạc.

Ông Lê Thanh Tiền, nguyên Chủ tịch UBND xã Khánh Bình Tây, tự hào về thắng cảnh và truyền thống cách mạng vẻ vang của quê hương Ðá Bạc.

Ánh mắt sâu hoắm vời xa, ông Tiền nói về niềm đau của gia đình mình: “Ðó là mùng 3 tháng 9 âm lịch năm 1969, bọn giặc dùng Sư đoàn 21 chủ lực để tiến hành “Nhổ cỏ U Minh”. Ở trên trực thăng quần đảo, dưới bộ binh ruồng bố. Bọn chúng dùng đạn khói cay, lựu đạn để dội xuống những chỗ hiềm nghi có hầm trú ẩn. Nhà tôi 12 người, chết hết 9 người trong trận càn này. Tang tóc, đau thương lắm”.

Rồi ông Tiền xung phong đi bộ đội, cùng với người Ðá Bạc quyết đền nợ nước, trả thù nhà, như lời ông nói: “Dân Ðá Bạc sống chết gì cũng bám trụ quê mình, một lòng một dạ với cách mạng, có sống cũng sống cho cách mạng, có chết cũng chết vì cách mạng”.

Ông Nguyễn Văn Nghiệp, nay đã 74 tuổi, hồi nhớ: “Tôi là người được tổ chức phân công nhiệm vụ trong Kế hoạch Phản gián CM12 tiêu diệt bọn phản động. Phải nói là sự lãnh đạo tài tình, cơ trí của ta đã đập giập đầu, chết tươi bọn rắn độc lưu vong phản quốc. Hòn Ðá Bạc là nơi diễn ra, chứng kiến chiến công lẫy lừng, vang dội ấy. Riêng tôi nghiệm ra, hòn Ðá Bạc không chỉ là thắng cảnh thiên nhiên mà còn có vị thế hết sức trọng yếu về an ninh, quốc phòng”.

Vùng đất thanh bình, trù phú

Trong câu chuyện với khách, ông Tiến còn nhắc chuyện chưa lâu lắm, hòn Ðá Bạc khi đó mới mở mang làm du lịch, người đổ về nhiều đến... sập cầu. Kể về chuyện này, ông Tiến cười: “Bận đó, tôi còn làm Chủ tịch UBND xã này (xã Khánh Bình Tây). Xảy ra sự cố thì lo lắng, xử lý, mà sau này ngẫm nghĩ lại cũng thấy một chuyện khác, đó là hòn Ðá Bạc quả thật là cảnh đẹp mà ai cũng muốn tới, muốn tự mình chiêm ngưỡng. Thiệt tình là vậy đó”.

Nghề biển, nghề rẫy ruộng gắn bó với cư dân Ðá Bạc như duyên nợ thẳm sâu. Ít ai biết, dù sát cạnh biển, nhưng cá đồng mới là nguồn huê lợi nức tiếng ở xứ này. Ngày nay, dấu ấn ấy vẫn hiện hữu qua làng nghề và mặt hàng cá khô bổi Ðá Bạc đã khẳng định vị trí vững chắc trên thị trường tiêu thụ rộng lớn.

Ông Nguyễn Văn Nghiệp hồi nhớ chuyện tham gia Kế hoạch Phản gián CM12 và gởi gắm đôi điều về du lịch Ðá Bạc.

Ông Nguyễn Văn Nghiệp hồi nhớ chuyện tham gia Kế hoạch Phản gián CM12 và gởi gắm đôi điều về du lịch Ðá Bạc.

Và nữa, hòn Ðá Bạc là tài nguyên thiên nhiên du lịch hiếm có, khó tìm và giữ vị trí không thể thay thế trong bản đồ du lịch những điểm đến không thể bỏ qua ở Cà Mau. Không chỉ là du lịch thắng cảnh, mà nơi đây còn có Di tích Quốc gia hòn Ðá Bạc gắn với chiến công Kế hoạch Phản gián CM12 và Chuyên án ÐN10 tiêu diệt tổ chức phản động lưu vong “Mặt trận thống nhất các lực lượng yêu nước giải phóng Việt Nam” do Lê Quốc Tuý và Mai Văn Hạnh cầm đầu. Giá trị, ý nghĩa lịch sử của chiến công này tô thắm thêm truyền thống cách mạng anh dũng, vẻ vang của đất và người Ðá Bạc, trở thành “địa chỉ đỏ” để giáo dục truyền thống cho những thế hệ tiếp nối.

Ðá Bạc hôm nay bừng bừng khí thế phát triển. Như lời ông Nghiệp, nếu tính mốc 50 năm sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, thì cuộc đời hôm nay đã là hạnh phúc tròn đầy. Tuy nhiên, trong niềm riêng, ông Nghiệp có đôi lời gởi gắm: “Khoảng chục năm nay, du lịch Ðá Bạc chưa có sự khởi sắc mạnh mẽ. Muốn Ðá Bạc thực sự giàu đẹp, phồn vinh hơn nữa thì tỉnh Cà Mau phải để ý, tính toán chuyện này sớm chừng nào hay chừng đó. Mà tính đi tính lại, chỉ có mở mang, phát triển du lịch thì Ðá Bạc mới thực sự được bạn bè biết đến, tìm đến, rồi từ đó cái đẹp, cái tự hào của quê hương này mới vang xa, bay cao hơn nữa”.

Ánh bạc của những hòn đá lấp lánh giữa nắng trời, sóng biển khiến Ðá Bạc như kho báu bí ẩn, cuốn hút và say đắm lòng người. Kho báu ấy chờ người đến để chiêm ngưỡng, khai phá và viết tiếp những điều kỳ diệu ở phía tương lai./.

 

Ghi chép của Phạm Hải Nguyên

 

Dấu ấn Trường Sa với Nhà Tưởng niệm Bác Hồ

Được đi công tác đến các điểm đảo, nhà giàn ở Trường Sa là vinh dự của nhiều người làm báo trong cả nước, bởi không mấy khi được đến nơi đầu sóng ngọn gió ấy, để ghi nhận những thay đổi của Trường Sa.

Trường Sa của Tổ quốc hiên ngang phía biển Ðông

Trước trận quyết chiến cuối cùng ở hang ổ của Mỹ - nguỵ tại Sài Gòn, có một sự kiện đặc biệt đã diễn ra, mà theo hồi ký của cố Ðại tướng Võ Nguyên Giáp là “ngoài kế hoạch chiến lược ban đầu”, đó là giải phóng quần đảo Trường Sa. Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương và Bộ Tư lệnh giải phóng các đảo thuộc quần đảo Trường Sa có nguỵ quân chiếm đóng đã chỉ đạo nhất quán phương châm “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng” để giải phóng một vùng lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc có vị trí chiến lược về kinh tế, quân sự, góp phần làm nên mùa xuân đại thắng của dân tộc.

Tiến tới khép kín đê, kè bờ biển Tây

Xây dựng đê biển Tây từ Cái Ðôi Vàm đến Kinh Năm và kè phòng, chống sạt lở bờ biển các đoạn xung yếu từ cửa biển Sông Ðốc đến cửa biển Bảy Háp, tỉnh Cà Mau, là rất cần thiết, nhằm kiểm soát triều cường, phòng chống xói lở bờ biển, tạo điều kiện khôi phục đai rừng phòng hộ, giảm nhẹ thiên tai, ổn định sinh kế, đời sống cho cộng đồng dân cư, góp phần phát triển bền vững khu vực ven biển Tây tỉnh Cà Mau trong điều kiện biến đổi khí hậu, dựa trên việc phát huy lợi thế tổng hợp của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Ra Trường Sa xem “Sơn Ca ba nhất”

Trong 21 đảo, điểm đảo trên tổng 33 điểm đóng quân trên Quần đảo Trường Sa, Sơn Ca là hòn đảo nhỏ thân thương có biệt danh “ba nhất”, đó là “xanh nhất, sạch nhất, trắng nhất”.

Công binh trên đảo Hòn Chuối vượt khó, sáng tạo

Binh chủng Công binh là lực lượng đầu ngành toàn quân về xây dựng, nâng cấp, bảo quản, quản lý hệ thống công trình quốc phòng trên khắp mọi miền Tổ quốc, nhất là các công trình nơi biên giới, hải đảo... Tại đảo tiền tiêu Hòn Chuối, chiến sĩ Ðại đội 1 (Tiểu đoàn 885, Lữ đoàn Công binh 83, Quân chủng Hải quân) đang ngày đêm làm nhiệm vụ xây dựng các công trình tăng cường phòng thủ trên đảo. Ðây không chỉ là trách nhiệm, nghĩa vụ mà còn là tình cảm đối với vùng hải đảo xa xôi nơi cực Nam Tổ quốc.

Ðảm bảo an toàn rừng trên đảo Hòn Chuối

Không chỉ ở đất liền, công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) trên các đảo, trong đó có đảo Hòn Chuối được chủ động triển khai ngay từ đầu mùa khô.

Vượt sóng cả, vì bình yên Tổ quốc

Nơi biên giới biển xa, lực lượng làm nhiệm vụ trên biển kiên cường trước mọi khó khăn, bất chấp thời tiết, để nơi đất liền thêm vững lòng tin khi Tổ quốc luôn được bảo vệ một cách chủ động, cảnh giác trong mọi tình huống từ xa, từ sớm…

Ðến với Trường Sa thân yêu

Cho đến bây giờ, khi gió bấc trở ngọn, đất trời vào xuân, lại gợi lên trong chúng tôi bao nỗi nhớ miên man về Trường Sa thân yêu của Tổ quốc. Vào những ngày đầu tháng 5 (từ ngày 6-12/5/2024) chúng tôi có dịp tháp tùng cùng Ðoàn công tác tỉnh Cà Mau với gần 100 thành viên là cán bộ lãnh đạo ở các sở, ban, ngành, đoàn thể và các huyện, thành phố cùng phóng viên và văn nghệ sĩ, do đồng chí Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh dẫn đầu, cùng với Ðoàn công tác của Quân chủng Hải quân đã tổ chức chuyến đến thăm, tặng quà động viên cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1.

Chuyến hải trình đặc biệt

Trước thềm tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, chuyến hải trình đặc biệt từ đất liền đến các điểm đảo tiền tiêu phía Tây Nam của Tổ quốc dường như mang mùa xuân đến sớm với cán bộ, chiến sĩ và người dân nơi đảo xa.

Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ thời kỳ mới

Phát huy truyền thống anh hùng và hình ảnh cao đẹp của người lính quân hàm xanh, với tinh thần và trách nhiệm, Bộ đội Biên phòng (BÐBP) Cà Mau luôn gắn bó, đồng hành cùng người dân vùng biên giới biển, đảo phát triển kinh tế - xã hội, ổn định cuộc sống, xây dựng vùng biên cương nơi cực Nam Tổ quốc ngày càng vững mạnh.