ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 26-12-24 20:27:50
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số ngày càng được cải thiện

Báo Cà Mau (CMO) Nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp, các ngành và sự nỗ lực cố gắng của đồng bào các dân tộc trong việc triển khai thực hiện đồng bộ các chính sách dân tộc, chính sách an sinh xã hội, đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) nhìn chung ổn định và ngày càng được cải thiện. Kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo năm 2022, tỷ lệ nghèo đa chiều duy trì mức giảm 1-1,5%/năm; trong đó, tỷ lệ hộ nghèo DTTS giảm trên 3%/năm; tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm 4-5%/năm.

Kết quả trên được Ủy ban Dân tộc đánh giá tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác dân tộc năm 2022; sơ kết 1 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình); và triển khai nhiệm vụ năm 2023, vào sáng ngày 4/1. Chủ trì hội nghị có đồng chí Hầu A Lềnh, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.

Đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Cà Mau.

Theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ, cả nước có 3.434 xã thuộc vùng đồng bào DTTS&MN, trên địa bàn 53 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, bao gồm: 1.673 xã khu vực I, 210 xã khu vực II và 1.551 xã khu vực III.

Công tác dân tộc năm 2022 đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu chung về phát triển kinh tế - xã hội. Tỷ lệ hộ nghèo giảm đạt chỉ tiêu đề ra, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào ổn định và từng bước được cải thiện; kết cấu hạ tầng tiếp tục được tăng cường; công tác giáo dục, y tế ở vùng DTTS có nhiều tiến bộ; giá trị văn hóa dân tộc tiếp tục được quan tâm bảo tồn và phát huy. Vùng DTTS&MN ổn định, phát triển, góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội; an ninh - quốc phòng được giữ vững. Đồng bào các dân tộc đoàn kết, tin tưởng vào đường lối đổi mới, thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nâng cao cảnh giác trước mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch.

Trong năm 2022, Cà Mau giảm được trên 2% tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh, tương đương giảm 220 hộ nghèo. Ảnh: Bà con dân tộc Khmer xã Khánh Lâm, huyện U Minh thu hoạch lúa.

Tại hội nghị, các địa phương kiến nghị, đề xuất Trung ương ban hành các định mức hỗ trợ đầu tư dự án 1, dự án 2, dự án 5, dự án 9; Ủy ban Dân tộc và các Bộ, ngành liên quan sớm ban hành hướng dẫn cho các dự án còn lại. Chính phủ sớm giao kế hoạch vốn sự nghiệp cả giai đoạn theo từng dự án thành phần thuộc Chương trình để địa phương tổ chức thực hiện có hiệu quả; ban hành Sổ tay hướng dẫn thực hiện Chương trình, khung chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho cộng đồng và cán bộ các cấp thực hiện Chương trình; ban hành tài liệu tập huấn.

Kiến nghị Chính phủ xem xét có chính sách đặc thù hỗ trợ kinh phí để thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh với các xã, ấp đặc biệt khó khăn không thuộc diện đầu tư của Chương trình nhưng hộ nghèo DTTS còn rất cao, đời sống đồng bào còn khó khăn. Ủy ban Dân tộc hướng dẫn và công nhận các thôn không thuộc thôn đặc biệt khó khăn nhưng đáp ứng đủ tiêu chí 15% hộ đồng bào DTTS sinh sống theo Quyết định số 33/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là thôn thuộc vùng đồng bào DTTS&MN.

Cùng với phát triển kinh tế, thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo, tỉnh Cà Mau cũng thực hiện tốt các chính sách văn hóa, y tế, giáo dục đối với vùng đồng bào DTTS. Ảnh: Giờ học của cô, trò Trường Phổ thông Dân tộc Hữu Nhem, xã Tân Lộc, huyện Thới Bình.

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Hầu A Lềnh, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, khẳng định: “Chính phủ đã cùng các cấp, các ngành, các địa phương triển khai quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trên tất cả các lĩnh vực, đồng thời góp phần xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả.Trong những kết quả chung đó, công tác dân tộc, chính sách dân tộc tiếp tục được Đảng, Nhà nước quan tâm sâu sát; các Bộ, ngành Trung ương và địa phương tích cực phối hợp thực hiện, góp phần chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào DTTS”.

Trên cơ sở kết quả đạt được trong năm 2022, để Chương trình công tác dân tộc năm 2023 và những năm tiếp theo đạt được các mục tiêu đề ra, Ủy ban Dân tộc sẽ tập trung chỉ đạo, điều hành thực hiện 10 nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, tổ chức thực hiện tốt hơn nữa Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025, trọng tâm là tập trung tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong thực hiện Quyết định số 1719/QĐ-TTg để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình; tập trung xây dựng các đề án, chính sách dân tộc trong Chương trình công tác của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ năm 2023 (gồm 7 đề án, chính sách)...

 

Quỳnh Anh

 

Hà Nội được chọn đăng cai Lễ mở ký Công ước Liên Hợp Quốc về tội phạm mạng trong năm 2025

Chiều 24/12 (giờ New York), Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua bằng đồng thuận Công ước Liên Hợp Quốc về Tội phạm mạng.

Định hướng phát triển "lục địa cực Nam”

“Quy hoạch, đầu tư xây dựng Cảng nước sâu Hòn Khoai và nghiên cứu đề xuất làm tuyến đường kết nối từ đất liền ra Cảng Hòn Khoai, định hướng phát triển "lục địa cực Nam” đến đảo Hòn Khoai trong những năm tới. Đây là một hướng chiến lược rất quan trọng của quốc gia cũng như đối với tỉnh Cà Mau”, là một trong nhiều nội dung quan trọng vừa được Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Cà Mau chỉ đạo thực hiện theo kết luận của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng trong chuyến thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Cà Mau vừa qua.

Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW (ngày 22/12/2024) của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Báo Cà Mau trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết số 57-NQ/TW:

Thủ tướng Chính phủ phân công xử lý kiến nghị của Tỉnh ủy Cà Mau

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 9457/VPCP-QHĐP truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý kiến nghị của Tỉnh ủy Cà Mau.

Phát triển công nghiệp sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo hướng bền vững, thân thiện

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1639/QĐ-TTg ngày 24/12/2024 về việc phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đến năm 2030.

Chủ động theo dõi, ứng phó bão số 10

Chủ tịch UBND tỉnh vừa có công văn yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, TP Cà Mau theo dõi, ứng phó bão số 10.

Đồng loạt kiểm tra các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai huyện

Nhằm chấn chỉnh, khắc phục tình trạng phiền hà của người dân khi đến giải quyết TTHC lĩnh vực đất đai, ngày 24/12, đoàn kiểm tra CCHC tỉnh do bà Lê Thị Kim Chung, Phó chánh Văn phòng UBND tỉnh, làm trưởng đoàn đến kiểm tra việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ TTHC lĩnh vực đất đai tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Đầm Dơi.

Thủ tướng chỉ đạo giải pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy tại các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, địa điểm tập trung đông người dịp Tết

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 46/CT-TTg ngày 23/12/2024 về một số giải pháp cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, địa điểm tập trung đông người dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán năm 2025.

Giảm lãi suất cho vay tại Ngân hàng Chính sách hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng của bão số 3

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 1629/QĐ-TTg ngày 23/12/2024 về việc giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội bị ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi).

Lựa chọn các tác phẩm thật sự xuất sắc để trao Giải Diên Hồng lần thứ ba-năm 2025

Giải Diên Hồng lần thứ ba đã có sự tham gia tích cực của các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương; trong đó, số lượng các cơ quan báo chí địa phương tích cực tham gia giải đã tăng hơn mùa trước; chất lượng tác phẩm được thu hẹp khoảng cách giữa Trung ương và địa phương ở loại báo hình, báo điện tử, báo in rất rõ nét. Qua đó, cho thấy sự quan tâm của báo giới nói riêng cũng như dư luận nói chung đối với hoạt động của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.