ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 1-12-23 14:39:03

Dung hoà phát triển kinh tế và ứng phó thiên tai

Báo Cà Mau (CMO) Từng ngành, lĩnh vực, địa phương đều thực hiện việc lồng ghép nội dung phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Ðây là giải pháp đã được triển khai nhiều năm qua trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao năng lực và nhận thức của cộng đồng trong phòng, chống và giảm nhẹ rủi ro thiên tai.

Thời gian qua, nhiều hoạt động liên quan đến nâng cao nhận thức, năng lực phòng chống, giảm rủi ro thiên tai đã được triển khai tạo tính lan toả trong cộng đồng. Theo ông Nguyễn Long Hoai, Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ lợi, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh, chỉ riêng trong năm 2021 đã dành số tiền gần 4 tỷ đồng cho các hoạt động nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai trong cộng đồng. Trong đó, trọng tâm là  tập huấn, huấn luyện thực hành phòng, chống thiên tai, bao gồm nhiều nội dung lý thuyết gắn với thực hành tại chỗ.

Bên cạnh đó, tỉnh tranh thủ và nhận được sự hỗ trợ của các tổ chức phi Chính phủ trong công tác phòng, chống thiên tai để tiếp tục tổ chức diễn tập vận hành cơ chế ứng phó với hạn hán khi có dự báo, cảnh báo sớm triển khai ở cấp xã, cấp huyện. Ngoài các lớp tập huấn, huấn luyện do Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh hướng dẫn, các địa phương còn chủ động phối hợp với các tổ chức đoàn thể, hội… triển khai nhiều lớp tập huấn, diễn tập quy mô nhỏ, góp phần vào kết quả chung trong việc đào tạo, tập huấn, diễn tập phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh.

Các khu vực ven biển là vùng dễ bị thiệt hại bởi thiên tai, người dân cần được trang bị kỹ năng ứng phó.

“Tất cả không chỉ đã góp phần xây dựng cộng đồng cấp xã, huyện an toàn trước thiên tai, có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu (BÐKH); hình thành văn hoá phòng ngừa, chủ động và tích cực tham gia vào công tác phòng, chống thiên tai của đa số người dân, mà còn góp phần thực hiện tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm thiểu thiệt hại về người, tài sản và môi trường do thiên tai”, ông Hoai nhận định.

Một trong những chuyển biến tiêu biểu thể hiện sự ứng phó chủ động trước thiên tai là hàng năm, các địa phương đều thực hiện việc lồng ghép nội dung phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Theo ông Trần Hoàng Lạc, Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển, xác định là địa phương chịu nhiều ảnh hưởng của nhiều loại hình thiên tai nên huyện luôn chỉ đạo các ban, ngành cấp huyện, xã lồng ghép các nội dung phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành, lĩnh vực, địa phương phù hợp với chiến lược phát triển của huyện và đảm bảo phát triển an toàn, bền vững.

Ðặc biệt, để việc lồng ghép sát thực tế, phù hợp với điều kiện kinh tế, điều kiện của từng địa phương và đạt kết quả cao nhất cả trong phát triển kinh tế lẫn phòng, chống thiên tai, Chủ tịch UBND tỉnh giao các chỉ tiêu lồng ghép phòng, chống thiên tai và giảm nhẹ rủi ro thiên tai cho các ngành có liên quan để thực hiện tại các quyết định về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh.

Theo đó, đã có 11 chỉ tiêu phòng, chống thiên tai được tiến hành lồng ghép vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2021-2025. Trong đó, có một số chỉ tiêu quan trọng như: khu vực sạt lở bờ sông, bờ biển có biển báo, cảnh báo sạt lở; các điểm xác định là khu vực xung yếu của hệ thống điện (trạm biến thế, đường dây tải điện và lưới cung cấp) được rà soát, kiểm tra, gia cố nếu cần thiết để kịp thời khắc phục các sự cố do thiên tai gây ra; có biển báo, cảnh báo đảm bảo an toàn đường sông, đường bộ vào mùa mưa bão; tàu thuyền có trang bị phao cứu sinh, xuồng cứu hộ, đèn chiếu sáng; dân trong vùng thường xuyên xảy ra mưa bão được tuyên truyền, thông tin về mẫu nhà phù hợp với vùng mưa bão; trường học, nhà trẻ, bệnh viện trong khu vực đô thị được cấp nước sạch trong và sau thiên tai; tỷ lệ cơ sở giáo dục được kiên cố hoá và có khả năng chống chịu, giảm nhẹ thiệt hại trước tác động của thiên tai...

Triều cường kết hợp với mưa lớn thường gây ra tình trạng ngập úng cục bộ nhiều nơi trên địa bàn tỉnh.

Với sự chủ động và quyết liệt trong triển khai thực hiện, dù phải chịu tác động của dịch Covid-19 nhưng kết thúc năm 2021, có 10 trong số 11 chỉ tiêu lồng ghép đạt và vượt kế hoạch. Theo đó, Trung ương đánh giá Cà Mau là 1 trong 3 tỉnh đứng đầu cả nước trong công tác phòng, chống thiên tai.

Những năm gần đây, tình hình thời tiết, khí tượng - thuỷ văn diễn biến thất thường và ngày càng phức tạp. Bên cạnh ảnh hưởng của hoàn lưu bão và áp thấp nhiệt đới, thì lốc, sét và sạt lở đất là những loại hình thiên tai thường xuyên xảy ra. Ngoài ra, hạn hán và xâm nhập mặn cũng gây nhiều thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân trong tỉnh. Cùng với đó, do phải chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều biển Ðông và nhật triều biển Tây tạo nên nhiều vùng giáp nước và làm gia tăng khả năng xảy ra ngập úng khi triều cường kết hợp với mưa lớn… Tất cả các loại hình thiên tai đều đang có dấu hiệu gia tăng và diễn biến bất thường, tạo ra nguy cơ ảnh hưởng lớn đến dân cư, vùng sản xuất nông nghiệp, sạt lở tại một số công trình trọng điểm; mức độ thiệt hại đến con người, kết cấu hạ tầng và kinh tế - xã hội sẽ là rất lớn nếu thiếu sự chủ động./.

 

Nguyễn Phú

 

Thăm đồng cùng dân

Linh hoạt trong bố trí, tổ chức sản xuất, chủ động phòng hạn ngay trong mùa mưa là giải pháp đã được triển khai trong nhiều tháng qua nhằm ứng phó trước dự báo El Nino có thể xuất hiện, cũng như nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan khác do tác động của biến đổi khí hậu.

An toàn của người dân là ưu tiên hàng đầu

Hơn 29 ngàn người luôn sẵn sàng được huy động nhanh chóng khi xảy ra thiên tai để ứng cứu, hỗ trợ kịp thời cho người dân. Ðặc biệt, việc thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân, nhất là những người yếu thế trong xã hội, luôn được chú trọng và là ưu tiên hàng đầu hiện nay trong công tác phòng, chống thiên tai (PCTT).

Phòng ngừa từ xa, khắc phục nhanh và thực chất

Ðạt 98 trong tổng 100 điểm của bộ tiêu chí đánh giá về thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai; luôn trong tốp 10 tỉnh, thành đứng đầu cả nước về công tác này những năm gần đây, đó là kết quả nổi bật cho thấy những nỗ lực, quyết tâm, sự bài bản, sáng tạo của Cà Mau trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai.

Nâng cao kỹ năng ứng phó thiên tai

Vừa qua, tại thị trấn Cái Ðôi Vàm, huyện Phú Tân tổ chức thành công huấn luyện thực hành phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) năm 2023, có hơn 300 lực lượng tham gia.

Bảo vệ sản xuất trước El Nino

Thiếu nước, xâm nhập mặn, tăng nguy cơ cháy rừng... là các mối đe doạ của đợt El Nino dự báo có thể diễn ra trong mùa khô 2023-2024, với cường độ từ trung bình đến mạnh. Làm thế nào để giảm rủi ro trong sản xuất, ít ảnh hưởng đến đời sống là vấn đề các ngành chức năng, chính quyền địa phương quan tâm.

Giúp dân tự phòng, tránh thiên tai

Theo thống kê, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện Năm Căn xảy ra 53 điểm sạt lở đất, với chiều dài hơn 1.628 m, làm thiệt hại 31 căn nhà (19 căn thiệt hại hoàn toàn), hư hỏng 409 m lộ nông thôn và một số tài sản khác, ước tổng thiệt hại trên 4 tỷ đồng. Lốc xoáy 32 vụ, làm ảnh hưởng 75 căn nhà (thiệt hại hoàn toàn 14 căn), 1 trại sản xuất giống, ước thiệt hại hơn 1,6 tỷ đồng. Triều cường làm tràn, vỡ bờ bao nuôi thuỷ sản 6 vụ, ước tổng thiệt hại khoảng hơn 2,4 tỷ đồng.

Hành trình biến dị thường thành bình thường

Là tỉnh địa đầu cực Nam của Tổ quốc, Cà Mau với rất nhiều tiềm năng, thế mạnh song phải đương đầu với muôn vàn khó khăn, thách thức. Bảo vệ ổn định được diện tích đất và đời sống người dân trước sự xâm hại của biến đổi khí hậu đang là một trong những nhiệm vụ vượt ngoài khả năng nội tại, cần sự trợ lực.

An toàn lưới điện mùa mưa bão

Ngay từ đầu năm, Ðiện lực Ðầm Dơi đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp để chủ động ứng phó với diễn biến thời tiết bất lợi, đảm bảo cấp điện ổn định, an toàn; đồng thời tuyên truyền nâng cao ý thức người dân trong sử dụng điện an toàn.

Phòng, chống triều cường từ sớm

Thông qua đầu tư hệ thống cống Tiểu vùng Nam Cà Mau trên địa bàn huyện Cái Nước, gắn với triển khai kịp thời việc duy tu, sửa chữa bờ bao và nạo vét các công trình thuỷ lợi bức xúc, đã góp phần ứng phó hiệu quả biến đổi khí hậu (BÐKH), triều cường, giảm nhẹ thiệt hại trong sản xuất.

Người hộ đê

Ở tuổi 59, ông Bùi Văn Ðông, Hạt trưởng Hạt Quản lý đê điều luôn dành hết tâm sức để giữ đất, giữ rừng, bảo vệ đời sống và sản xuất của người dân. Ý chí kiên định, lòng quyết tâm mãnh liệt và tinh thần trách nhiệm cao đã giúp ông vượt qua mọi khó khăn, vất vả, sẵn sàng đương đầu với sóng to, gió lớn, giành lại từng tấc đất, cây rừng, bảo vệ cả một vùng rộng lớn phía trong đê biển Tây.