ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 7-7-25 08:05:57
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Giải pháp nước ngọt cho Hòn Chuối

Báo Cà Mau Ở đảo Hòn Chuối, do đặc thù địa hình, lượng nước ngọt sử dụng trên đảo phụ thuộc vào nguồn dự trữ nước mưa. Vì thế, thời điểm mùa khô này, đời sống sinh hoạt của các lực lượng làm nhiệm vụ và người dân sinh sống trên đảo càng khó khăn do thiếu nước ngọt. Nhiều giải pháp lâu dài đang được các ngành chức năng tiến hành khảo sát và thực hiện trong thời gian tới.

Giữa cái nắng gắt mùa khô hạn, người dân Hòn Chuối đã bắt đầu chuyển từ Gành Nam sang Gành Chướng (để tránh gió mùa Tây Nam). Sang đây, họ cũng dễ dàng nhận được nước ngọt từ sự hỗ trợ của các mạnh thường quân, các cấp, các ngành. Có những thời điểm nước không đủ dùng, họ phải xin từ các ghe chở hàng ra đảo.

Chị Trương Hồng Mơ, 38 tuổi, cư dân Hòn Chuối, chia sẻ: "Mấy ngày nay, cũng nhờ các anh Cảnh sát biển và Bộ đội Biên phòng hỗ trợ nước, tôi dự trữ và dời qua đây để xài. Gia đình xài rất tiết kiệm, dùng để tắm giặt, nấu ăn. Nhà có 4 khẩu, 1 ngày dùng hơn nửa phuy nước (phuy khoảng 240 lít - PV). Khi hụt nước, phải xuống ghe chở nước đá để xin”.

Niềm vui của người dân và cán bộ, chiến sĩ khi được hỗ trợ nước ngọt.

Ở Gành Chướng có giếng nước nhưng mỗi ngày chỉ cho ra vài phuy nước, không đủ cho nhu cầu của nhiều hộ dân nơi đây.

Không chỉ người dân “khát” nước, mà các lực lượng đóng quân trên đảo cũng đối mặt với khó khăn trong tăng gia sản xuất do thiếu nước, bởi nước sạch không có dùng thì lấy đâu nước để tưới cây, nuôi gia súc, gia cầm.

Thiếu tá Trần Thanh Ba, Phó đồn trưởng Ðồn Biên phòng Hòn Chuối, cho biết: “Những năm gần đây, các lực lượng đóng quân trên đảo luôn quan tâm đến việc tăng gia sản xuất để cải thiện đời sống cho bộ đội. Tuy nhiên, tình trạng nắng nóng kéo dài, dự trữ nước ngọt không có, ảnh hưởng đến việc trồng trọt. UBND tỉnh vừa hỗ trợ thêm nước sạch nên cán bộ, chiến sĩ cố gắng sử dụng tiết kiệm để tiếp tục trồng trọt. Cơ bản trồng các loại rau ăn hằng ngày, chăn nuôi gia súc, gia cầm để ăn dần khi đất liền không chuyển ra kịp. Vào ngày 17/4 vừa qua, UBND tỉnh hỗ trợ các lực lượng và bà con trên đảo 400 khối nước ngọt. Bên cạnh đó, Hải quân Vùng 5 và Cảnh sát biển cũng hỗ trợ cho đảo 350 khối nước ngọt. Nếu tiết kiệm, chúng tôi đảm bảo sử dụng cho tới mùa mưa".

Cán bộ, chiến sĩ và người dân chắt chiu từng giọt nước.

Song song với việc hỗ trợ nước tạm thời, tỉnh đã cử nhiều đoàn khảo sát để tiến hành những biện pháp lâu dài, nhằm giải quyết triệt để vấn đề thiếu nước ở Hòn Chuối. Ðiển hình như vào ngày 2/5 mới đây, Công ty Cổ phần Cấp nước Cà Mau đã có chuyến đến đảo Hòn Chuối tặng dụng cụ chứa nước và khảo sát điều kiện tự nhiên để tiến hành các bước lắp đặt hệ thống lọc nước biển thành nước ngọt.

Ông Phạm Phước Tài, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Cấp nước Cà Mau, cho biết: "Chúng tôi khảo sát thực tế các hộ sinh sống trên đảo và các đơn vị biên phòng, Cảnh sát biển... về nhu cầu dụng cụ chứa nước, từ đó cung cấp thêm. Ðây là giải pháp tạm thời. Còn về lâu dài, chúng tôi sẽ hỗ trợ biện pháp kỹ thuật xử lý nước biển thành nước ngọt để phục vụ các lực lượng, bà con trên đảo. Giải pháp này phải có thời gian. Trên đảo hiện chưa có nguồn điện nên phải sử dụng tấm pin năng lượng mặt trời hoặc năng lượng gió, do đó, phải chờ xử lý về vấn đề nguồn điện trước”.

Ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết: “Về giải pháp lâu dài, chúng tôi có đi khảo sát lắp nhà máy để lọc nước biển. Chi phí ước tính rất tốn kém và công nghệ phức tạp. Còn hiện tại, với số lượng nước đang được hỗ trợ mỗi ngày, người dân và chiến sĩ trên đảo có thể dùng sinh hoạt đến ngày 15/5. Hiện nay, tỉnh chỉ đạo Bộ đội Biên phòng xây dựng những hồ nước lớn để trữ nước tại chỗ. Chúng tôi cũng cấp thêm các bồn nước đến người dân và lực lượng làm nhiệm vụ để dự trữ thêm nước nhằm phục vụ cho mùa khô hạn năm nay"./.

 

Lam Khánh

 

Huy động tối đa lực lượng hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả sạt lở

Đó chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử trong chuyến kiểm tra sáng 29/6 tại ấp Vàm Đầm, xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi. Địa phương vừa xảy ra vụ sạt lở vào 22 giờ đêm 27/6, ảnh hưởng đến nhiều hộ mua bán ven sông.

Đồn Biên phòng Tân Tiến kịp thời giúp dân khắc phục sự cố sạt lở

Trung tá Nguyễn Minh Tuấn, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Tân Tiến (Bộ đội Biên phòng tỉnh Cà Mau) cho biết, đơn vị vừa triển khai lực lượng kịp thời giúp dân khắc phục hậu quả vụ sạt lở đất xảy ra tại địa bàn ấp Vàm Đầm, xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi.

Mùa chạy lở

Mùa khô là thời gian người dân vùng ngọt hoá phập phồng lo sụt lún; bước qua những tháng đầu mùa mưa, bà con vùng ven biển lại vào mùa chạy lở. Tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển đang tiếp diễn, gây thiệt hại nhà cửa, tài sản, thậm chí đe doạ tính mạng người dân.

Bảo vệ đê điều mùa mưa bão

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn quốc gia, thời tiết ở khu vực biển Ðông từ tháng 7/2025, bão và áp thấp nhiệt đới bắt đầu diễn biến phức tạp, làm cho tổng lượng mưa ở hầu hết các khu vực đạt mức tương đương hoặc cao hơn trung bình nhiều năm.

Kè mềm chống sạt lở đất ven sông

Mỗi năm, trên địa bàn huyện Cái Nước xảy ra từ 5-10 vụ sụt lún, sạt lở đất ven sông, trong đó, xã Trần Thới là một trong những địa phương thường xuyên chịu ảnh hưởng. Từ năm 2024 đến nay, xã Trần Thới vận động Nhân dân xây dựng được 3.000 m kè mềm và tiếp tục nhân rộng trong năm 2025.

Theo dõi sát thời tiết để giảm thiệt hại

Theo thông tin từ Ðài Khí tượng Thuỷ văn tỉnh, trên địa bàn tiếp tục có mưa vừa, mưa to, mưa kéo dài. Ðây là lời cảnh báo nguy cơ xảy ra ngập cục bộ tại vùng trũng thấp, ven sông, vùng ngoài đê bao và các tuyến đường thấp trên địa bàn tỉnh; nguy cơ vùng ven biển Tây có khả năng xuất hiện thời tiết xấu và sóng to, gió mạnh làm mực nước triều dâng cao bất thường. Thế nên, cần phải chủ động đề phòng để tránh thiệt hại.

Chủ động các giải pháp bảo vệ sản xuất

Những ngày qua, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, trên địa bàn tỉnh xảy ra mưa nhiều đã ảnh hưởng đến một số diện tích lúa hè thu và khu vực nuôi thuỷ sản. Hiện nay, nhiều nơi người dân đang chủ động triển khai các giải pháp để bảo vệ sản xuất, tránh thiệt hại.

Giảm thiệt hại nhờ chủ động phòng ngừa

Trước tác động của biến đổi khí hậu, thời tiết ngày càng trở nên cực đoan, mưa dông, lốc xoáy có thể xảy ra bất cứ lúc nào, làm ảnh hưởng không nhỏ đến nhà ở của người dân trên địa bàn, nhất là trong những tháng đầu mùa mưa. Nhưng nhờ làm tốt công tác tuyên truyền về phòng, chống thiên tai (PCTT) theo phương châm “4 tại chỗ” đã giúp người dân nâng cao nhận thức, chủ động chằng, chống, từ đó, số lượng căn nhà bị thiệt hại do mưa dông, lốc xoáy giảm dần qua từng năm.

Nỗi lo mùa sạt lở

Mỗi năm cứ bước vào mùa mưa bão, người dân tại các khu vực ven sông, ven biển lại nơm nớp nỗi lo sạt lở gây thiệt hại về nhà cửa, tài sản, đe doạ đến tính mạng.

Chủ động trong phòng, chống thiên tai

Mưa bão ngày càng phức tạp, khó lường, các hiện tượng thời tiết, nhất là dông, lốc xoáy, triều cường, nước biển dâng... xảy ra ngày càng nhiều hơn, phạm vi ảnh hưởng lớn hơn, nguy hiểm hơn... Thực tế này buộc công tác phòng chống, ứng phó với thiên tai phải luôn trong tâm thế chủ động, quyết liệt, kịp thời và phù hợp thực tế.