ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 23-10-24 08:36:56
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Giáo dục ATGT cho trẻ mầm non

Báo Cà Mau (CMO) Ngay từ bậc mầm non trẻ đã được dạy các kỹ năng cơ bản về an toàn giao thông, từ đó dần hình thành ý thức chấp hành luật giao thông. Cũng từ những bài học giao thông trẻ có được sân chơi an toàn, lành mạnh lại tự có khả năng bảo vệ chính mình.

Học mà chơi, chơi mà học

Ở lứa tuổi mầm non các em còn quá nhỏ nên tâm lý thích được vui chơi và gặp bè bạn hơn là thích học, chính vì thế phương châm giáo dục phù hợp nhất ở độ tuổi này là “vui là chính”.

Trẻ hào hứng khi tham gia các hoạt động về an toàn giao thông.

Cô Trần Kiều Anh, giáo viên lớp Lá, trường Mầm non Hoa Phong Lan, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, cho biết: “Với đặc thù địa hình kinh rạch chằng chịt, phần đông trẻ còn phải phụ thuộc vào các phương tiện đường thuỷ để đến trường, trong khi giao thông đường bộ ngày càng phức tạp, việc trang bị cho trẻ những kỹ năng về an toàn giao thông từ những ngày cắp sách đến trường là cần thiết. Nhà trường phối hợp chặt chẽ với phụ huynh tăng cường bổ trợ các kỹ năng giao thông cho trẻ  từ nhà đến trường mọi lúc mọi nơi”.

Việc trang bị kỹ năng này bắt đầu từ những điều đơn giản nhất, đặc biệt trẻ mầm non tư duy như tờ giấy trắng, hay có những hành động bắt chước những điều mình bắt gặp hằng ngày, vì thế, để trẻ tiếp thu nhanh phải kết hợp đan xen giữa lý thuyết và thực hành.

Cô Anh cho biết: “Các tiết học giao thông thường diễn ra theo chủ đề, tuần tự mỗi tháng sẽ có chủ đề trọng điểm. Tại trường, các hình thức truyền đạt đi từ nhỏ đến lớn, đầu tiên sẽ cho trẻ xem tranh ảnh, thông tin về an toàn giao thông, tiếp đó là tiếp xúc với các mô hình, trò chơi giao thông, sau cùng là thực hành”.

Để tạo cho trẻ ký ức về các kỹ năng tham gia giao thông, hằng ngày giáo viên sẽ cho trẻ đọc thơ, học bài hát về giao thông “Đèn xanh, đèn đỏ, đèn vàng; Ba đèn tín hiệu an toàn giao thông; Đi đường bé nhớ nghe không; Đèn xanh tín hiệu đã thông đường rồi; Đèn vàng chậm lại dừng thôi; Đèn đỏ dừng lại kẻo rồi tông nhau; Bé ngoan, bé giỏi thuộc làu; Xanh đi, đèn đỏ dừng mau đúng rồi”.

Với cách ghi nhớ trên, trẻ vừa có thể dễ dàng thuộc và nhanh chóng áp dụng, khi gặp tình huống sẽ biết phản xạ theo đúng như những gì đã được học ở lớp. Điểm gây hứng thú nhất ở trẻ vẫn là được chơi trò chơi mỗi khi đến tiết học giao thông. Thông qua từng mô hình, loại đồ chơi giáo viên giúp trẻ nhận biết các nguyên tắc và phương tiện, biển báo giao thông cơ bản thường gặp trên đường.

Lồng ghép các buổi hoạt động góc, hoạt động ngoài trời trẻ được tổ chức những trò chơi tập thể về chủ đề giao thông. Từng nhóm được phân vai đóng phương tiện và người lái, xử lý tình huống nhỏ như: tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm, đi đúng làn đường quy định, khi lái xe trời tối cần phải bật đèn xe, sử dụng kèn khi tham gia giao thông ở những đoạn đường đông người... hầu hết trẻ rất hào hứng khi được phân vai trong trò chơi, các hoạt động góc diễn ra vào buổi sáng sớm, vừa giúp trẻ vui chơi có thêm kiến thức lại rèn luyện sức khoẻ.

Trẻ áp dụng vào thực tiễn

Từ những bài học hữu ích ở trường, trẻ nhanh chóng tiếp thu và áp dụng vào chính thực tiễn cuộc sống hằng ngày, qua đó cho thấy những tiết học giao thông thực sự mang lại nhiều hiệu quả tích cực.

Chị Tạ Thuý Kiều, ấp Cây Khô, xã Hồ Thị Kỷ, cho biết: “Mỗi khi có dịp đi ra ngoài trên xe máy, cháu nhà (5 tuổi) hay nhắc mẹ là phải đội mũ bảo hiểm, không thôi bị công an bắt. Khi thấy người lớn trên đường chở 3, không đội mũ bảo hiểm, cháu liền chỉ và nói đúng những lỗi vi phạm giao thông đến tôi cũng bất ngờ. Tôi cảm thấy rất vui vì con đã được giáo dục toàn diện mọi mặt”.

Xung phong trả lời tình huống một cách năng nổ khi cô giáo kiểm tra kiến thức giao thông bằng tranh ảnh, cháu Trần Minh Long, trường Mầm non Hoa Phong Lan, xã Hồ Thị Kỷ, có thể kể rành rọt và phân biệt được các biển báo giao thông cũng như phương tiện tham gia giao thông trên đường: “Đi trên đường phải đi lề bên phải, lên xe máy phải đội mũ bảo hiểm và ôm người lớn khi con ngồi sau lưng, gặp đèn đỏ phải dừng lại, khi đi trên sông phải mặc áo phao để bảo vệ an toàn cho bản thân”.

Từ những bài học nhỏ trong cuộc sống hằng ngày đã giúp trẻ hình thành các thói quen, ý thức chấp hành đúng luật giao thông. Đây là điều rất cần thiết./.

Ngô Nhi 

Tra cứu phạt nguội trước khi đăng kiểm xe cơ giới

Theo Thông tư 30/2023/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải, các phương tiện bị “phạt nguội” (vi phạm giao thông qua hệ thống camera giám sát) chưa thực hiện việc chấp hành xử phạt vi phạm hành chính sẽ không được cấp giấy chứng nhận đăng kiểm. Ðây là một trong những giải pháp nhằm đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của các chủ phương tiện trước khi đăng kiểm xe. Tuy nhiên, nhiều chủ phương tiện vẫn chưa nắm rõ quy định này, khi đến hạn đăng kiểm, bị từ chối thì mới vỡ lẽ mình vi phạm.

Cao điểm xử lý học sinh vi phạm Luật Giao thông đường bộ

Thực hiện tháng cao điểm xử lý vi phạm giao thông (VPGT) đối với học sinh của Cục Cảnh sát giao thông, trong những ngày vừa qua, lực lượng làm nhiệm vụ trên địa bàn tỉnh đã và đang tăng cường nhiều biện pháp quyết liệt xử lý vi phạm đối với đối tượng học sinh tại các điểm trường.

Biển chỉ dẫn giao thông gây… mất an toàn

Ðó là biển chỉ dẫn trước cổng Trường Tiểu học Ðông Hưng 2, ấp Giá Ngự, xã Ðông Hưng.

Siết chặt quản lý vận tải đường bộ

Hiện nay, tổng số xe thuộc các đơn vị đăng ký kinh doanh hoạt động vận chuyển hành khách và hàng hoá trên địa bàn tỉnh là hơn 3.100 xe, gồm xe buýt, xe tuyến cố định, xe taxi, xe hợp đồng, xe trung chuyển và xe tải, xe công-ten-nơ, xe đầu kéo.

Phát động học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông

Sáng 5/10, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Uỷ ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia, Công ty Honda Việt Nam tổ chức lễ phát động trực tuyến với các tỉnh, thành trên cả nước về việc học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông, năm học 2024-2025. Điểm cầu tỉnh Cà Mau được đặt tại Trường THPT Cái Nước (thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước).

Dừng, đỗ xe cần đúng luật và văn minh

Hiện nay, tại các khu vực nội thị TP Cà Mau, các loại phương tiện giao thông đang có xu hướng tăng nhanh, nhất là đối với xe ô tô. Ðiều này đang tạo áp lực lên hạ tầng giao thông, cùng với đó là nhiều vấn đề phát sinh. Trong đó, chuyện đậu, đỗ xe nơi công cộng đã và đang là đề tài nóng, bởi có nhiều chuyện đáng bàn đằng sau vấn đề này.

Nguy cơ tai nạn từ việc phơi lúa trên lộ

Hiện nay đang vào cao điểm thu hoạch lúa hè thu, nhiều nơi người dân đem lúa ra lộ nhựa phơi, gây mất an toàn giao thông.

Biện pháp xử phạt vừa răn đe, vừa nhân văn

Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. Trong đó, quy định về điểm và trừ điểm đối với giấy phép lái xe (GPLX) đang được dư luận quan tâm, nhất là đối tượng tài xế trong lĩnh vực vận chuyển hành khách, hàng hoá, bởi đây là biện pháp vừa mang tính răn đe, vừa mang yếu tố nhân văn, tạo điều kiện để người hành nghề tài xế không mất việc khi vô tình vi phạm các lỗi về trật tự, an toàn giao thông (TTATGT).

Cấp thiết nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh

Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh trên địa bàn tỉnh Cà Mau là tuyến đường độc đạo, huyết mạch, từ TP Cà Mau về các huyện: Cái Nước, Năm Căn, Phú Tân, Ngọc Hiển. Ðây là tuyến đường mở ra cơ hội phát triển kinh tế, cơ hội thu hút đầu tư các dự án trọng điểm, như: Khu Kinh tế Năm Căn, Cảng Năm Căn, Cảng tổng hợp Hòn Khoai; phát huy tiềm năng và lợi thế Khu Du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau... Tuy nhiên, trong thời gian rất dài đã qua, bên cạnh thực trạng nhỏ, hẹp, chỉ có 2 làn xe thì tình trạng cứ mưa là xuống cấp nhanh chóng, triều cường là ngập, ảnh hưởng rất lớn đến định hướng phát triển của tỉnh.

Hiểm hoạ từ phớt lờ quy định đội mũ bảo hiểm

Hiện nay, việc chấp hành quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm (MBH) khi đi mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện tuy đã có nhiều chuyển biến tích cực, song, vẫn còn một số đối tượng vi phạm hoặc chấp hành theo kiểu đối phó. Trong khi đó, không đội MBH hoặc đội MBH không đúng quy cách là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông (TNGT) thương tâm.