ĐT: (0290) 383 1066 - 383 3905
Thứ tư, 4-10-23 09:30:30

Giúp dân chuyển đổi số

Báo Cà Mau Thời gian qua, Công an huyện U Minh tích cực phối hợp thực hiện các nhiệm vụ của Ðề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” của Chính phủ (Ðề án 06), đặc biệt là cấp căn cước công dân (CCCD) và tài khoản định danh điện tử, góp phần tích cực vào công tác chuyển đổi số ở địa phương.

Thiếu tá Lê Huy Giọng, Ðội trưởng Ðội Cảnh sát Quản lý hành chính - Trật tự xã hội, Công an huyện U Minh, cho biết: “Thực hiện chiến dịch cấp CCCD, Công an huyện tiến hành thành lập các tổ cấp CCCD tại địa bàn các xã, thị trấn; phân công lực lượng cán bộ, chiến sĩ thực hiện kể cả ngày và đêm, thứ Bảy, Chủ nhật, luôn cả ngày lễ, nhằm sớm hoàn thành các chỉ tiêu mà kế hoạch đã đề ra”.

Công an huyện U Minh xuống địa bàn cấp CCCD cho người già, đi lại khó khăn.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, Công an huyện đã thành lập 2 tổ cấp CCCD kết hợp cấp tài khoản định danh điện tử mức 1, mức 2 cho người dân. Theo đó, 1 tổ đặt tại Công an huyện và 1 tổ lưu động luân phiên đến các ấp trên địa bàn huyện. Khi luân phiên cấp CCCD tại địa bàn dân cư, Công an huyện phối hợp với các ngành liên quan, các nhà mạng như: VinaPhone, Viettel để thực hiện đăng ký sim chính chủ cho người dân.

Anh Phạm Châu Thanh, Ấp 2, xã Khánh Hội, chia sẻ: “Tôi thấy công an phối hợp với các nhà mạng thành lập tổ công tác xuống tới ấp để giúp người dân đăng ký sim chính chủ và cấp tài khoản định danh điện tử rất là tiện lợi, giúp người dân chúng tôi đỡ tốn công và thời gian, chi phí đi lại”.

Người dân rất phấn khởi khi được cán bộ chiến sĩ công an đến tận nhà cài đặt VneID và cấp tài khoản định doanh điện tử mức 1.

Bên cạnh đó, Công an huyện còn phối hợp với Ðoàn Thanh niên, các Tổ công nghệ số cộng đồng trên địa bàn huyện tuyên truyền, hướng dẫn người dân cài đặt các ứng dụng tiện ích như: ví thanh toán trực tuyến; đăng ký tài khoản và thực hiện các bước giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) trực tuyến trên Cổng thông tin dịch vụ công Quốc gia.

Ðến nay, Công an huyện đã cấp CCCD cho 100% người đủ điều kiện trên địa bàn huyện, với hơn 105 ngàn CCCD; cấp tài khoản định danh điện tử, đã kích hoạt sử dụng 44.779 tài khoản. Qua đó, góp phần rất lớn giải quyết TTHC trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp.

Theo thông tin từ UBND huyện, trong quý III, cấp huyện tiếp nhận giải quyết 2.073 hồ sơ TTHC cho tổ chức, cá nhân, trong đó có 2.032 hồ sơ trực tuyến toàn trình. Các xã, thị trấn đã tiếp nhận giải quyết 1.537 hồ sơ TTHC cho tổ chức, cá nhân, trong đó có 1.534 hồ sơ trực tuyến toàn trình và một phần.

“Thời gian tới, Công an huyện tiếp tục thực hiện cấp CCCD, kèm tài khoản định danh điện tử cho người dân trên địa bàn huyện; tiếp tục phân công lực lượng, thành lập các tổ xuống địa bàn thực hiện nhiệm vụ kể cả ngày thứ Bảy, Chủ nhật và ngày lễ. Việc cấp tài khoản định danh điện tử tích hợp các loại giấy tờ của công dân vào CCCD bao gồm cả bảo hiểm y tế, giấy phép lái xe, giấy chứng nhận đăng ký xe... để sau này thực hiện giao dịch điện tử tiện hơn, góp phần tích cực vào công tác chuyển đổi số ở địa phương”, Thiếu tá Lê Huy Giọng cho biết thêm.

Những kết quả bước đầu trong thực hiện Ðề án 06 sẽ là động lực để Công an huyện U Minh thực hiện các nhiệm vụ tiếp theo với nhiều yêu cầu cao hơn./.

 

Trần Thể

 

Phổ cập bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023

Phổ cập, truyền thông bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023 thông qua việc hiển thị bộ nhận diện trên Trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị, trên các bảng điện tử, màn hình công cộng thuộc sự quản lý, các trang web, ứng dụng di động của các sở, ngành, địa phương, doanh nghiệp và trên các báo điện tử của ngành, lĩnh vực quản lý từ ngày 01/10/2023 đến ngày 10/10/2023.

Hỗ trợ phụ nữ chuyển đổi số

Thực hiện mục tiêu của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam, dưới sự chỉ đạo của Hội LHPN tỉnh, Hội LHPN huyện Thới Bình tích cực tham gia chuyển đổi số (CÐS) bằng những việc làm thiết thực.

Thay đổi nhận thức từ cơ sở

Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến, thời gian qua, UBND xã Ðịnh Bình, TP Cà Mau đã phát huy được vai trò của tổ công nghệ số cộng đồng. Cùng với đó, công tác tuyên truyền tận nhà hộ dân đã làm thay đổi nhận thức của người dân trong thực hiện cũng như những tiện ích mà dịch vụ công trực tuyến mang lại.

Giúp dân chuyển đổi số

Thời gian qua, Công an huyện U Minh tích cực phối hợp thực hiện các nhiệm vụ của Ðề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” của Chính phủ (Ðề án 06), đặc biệt là cấp căn cước công dân (CCCD) và tài khoản định danh điện tử, góp phần tích cực vào công tác chuyển đổi số ở địa phương.

Quyết tâm trả kết quả trước hẹn

(CMO) Vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh có thư tuyên dương 15 đơn vị đóng góp nổi bật trong việc triển khai giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), dịch vụ công trên môi trường điện tử, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp. Thị trấn Năm Căn (huyện Năm Căn) là 1 trong 15 đơn vị điển hình được tuyên dương.

Phát triển kinh tế số: Cần giải pháp đột phá

(CMO) Chiều 30/8, chủ trì Phiên họp trực tuyến với 63 điểm cầu trong cả nước, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó chủ tịch Uỷ ban Quốc gia về chuyển đổi số, nhấn mạnh: “Để đạt mục tiêu kinh tế số chiếm tối thiểu 20% vào năm 2025 như chiến lược Quốc gia về phát triển kinh tế số, xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đề ra, ước tính kinh tế số phải tăng trưởng gấp 3-4 lần tăng trưởng GDP, tức là khoảng 20-25%/năm. Đây là một nhiệm vụ khó khăn, thách thức, cần có giải pháp đột phá mới có thể đạt được”.

Số hoá hoạt động sản xuất kinh doanh

(CMO) Thời gian qua, thương mại điện tử (TMÐT) đã có bước phát triển đột phá. Ðặc biệt, trong và sau dịch Covid-19, TMÐT càng trở nên sôi động hơn. Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ số, xây dựng kênh phân phối mới như là một phương án hữu hiệu để các doanh nghiệp (DN) vượt qua khó khăn, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Lợi ích từ liên thông dịch vụ công

(CMO) Bắt đầu từ ngày 10/7, hai nhóm thủ tục hành chính (TTHC) liên thông “Ðăng ký khai sinh - Ðăng ký thường trú - Cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho trẻ dưới 6 tuổi” và “Ðăng ký khai tử - Xoá đăng ký thường trú - Trợ cấp mai táng, hỗ trợ chi phí mai táng” được cung cấp trực tuyến trên toàn quốc. Qua đó, đã tạo điều kiện thuận lợi trong giải quyết TTHC, giúp cắt giảm giấy tờ, thời gian, chi phí của người dân.

Tiện lợi chợ 4.0

(CMO) Thời gian gần đây, trên địa bàn huyện Ngọc Hiển, mô hình chợ 4.0 (chợ không dùng tiền mặt) đang phát huy hiệu quả tích cực. Chợ 4.0 không chỉ giúp tiểu thương, người tiêu dùng trải nghiệm và tiếp cận với phương thức thanh toán hiện đại không dùng tiền mặt, kích thích hoạt động mua sắm, mà còn góp phần xây dựng xã hội số, kinh tế số theo mục tiêu chương trình chuyển đổi số của huyện.

Ðơn giản hoá thành phần hồ sơ

(CMO) Tỷ lệ thủ tục hành chính (TTHC) phát sinh tại Bộ phận Một cửa của TP Cà Mau luôn đứng đầu so các địa phương khác trong tỉnh. Từ đó, kéo theo áp lực nhất định đối với đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) trong việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ. Ðơn vị luôn quyết liệt chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính (CCHC), cũng như cải thiện điểm số trên lĩnh vực này.