ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 20-6-25 08:31:09
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Giúp trẻ mắc sởi nhanh phục hồi

Báo Cà Mau Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ với biểu hiện sốt cao, mệt mỏi, chán ăn. Trong quá trình điều trị và phục hồi sau sởi, dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Chế độ ăn uống đầy đủ và hợp lý không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, mà còn góp phần bù đắp lượng dinh dưỡng đã mất, hỗ trợ cơ thể nhanh chóng phục hồi và hạn chế các biến chứng nguy hiểm.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, trong thời gian trẻ mắc sởi, bữa ăn cần đảm bảo đầy đủ và cân đối giữa 4 nhóm thực phẩm chính theo mô hình “ô vuông thức ăn” bao gồm, nhóm ngũ cốc, khoai củ (glucid): Cung cấp năng lượng, muối khoáng và đường. Nhóm đạm (protein): Bao gồm đạm động vật (thịt, cá, trứng, sữa) và đạm thực vật (đậu, đỗ). Nhóm chất béo (lipid): Dầu ăn, mỡ, bơ giúp hấp thu vitamin tan trong dầu như A, D, E, K. Nhóm vitamin, khoáng chất và chất xơ: Chủ yếu từ rau xanh và trái cây tươi. Ðặc biệt, trong quá trình cung cấp dưỡng chất, Protein đóng vai trò xây dựng và phục hồi các tế bào bị tổn thương, đồng thời hỗ trợ nâng cao miễn dịch.

Việc bổ sung dinh dưỡng cho trẻ mắc sởi cần được phụ huynh quan tâm nhiều hơn.

Việc bổ sung dinh dưỡng cho trẻ mắc sởi cần được phụ huynh quan tâm nhiều hơn.

Bác sĩ CKI Nguyễn Kim Loan, Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau, cho biết: “Khi trẻ bị sởi, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ cơ thể phục hồi nhanh chóng. Trước hết, cha mẹ nên chú ý bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin A, C, kẽm và sắt, đây là những vi chất thiết yếu giúp cơ thể chống lại virus và nâng cao hệ miễn dịch. Việc tăng cường rau củ quả tươi, thực phẩm giàu đạm và khoáng chất trong bữa ăn hằng ngày là điều cần thiết”.

Trẻ bị sởi thường sốt cao và dễ mất nước, do đó cha mẹ cần đảm bảo cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày. Ngoài nước lọc, có thể bổ sung thêm nước ép trái cây tươi, cháo loãng hoặc nước điện giải để bù nước và giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Vì trẻ thường bị loét miệng, mệt mỏi và chán ăn khi mắc sởi, thức ăn nên được chế biến mềm, dễ nuốt và dễ tiêu hoá như cháo, súp hoặc cơm nhão. Ngoài ra, cần chú trọng đến việc chế biến thực phẩm sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn, nhất là khi hệ miễn dịch của trẻ đang bị suy yếu. Một lưu ý quan trọng nữa, là thay vì ép trẻ ăn đủ ba bữa lớn, cha mẹ nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần trong ngày. Việc này không chỉ giúp trẻ dễ ăn hơn mà còn giúp cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý tránh cho trẻ ăn các thực phẩm cay nóng như ớt, tiêu vì dễ làm tổn thương niêm mạc miệng. Những món chiên rán nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối, đường và chất béo không lành mạnh cũng không phù hợp trong giai đoạn này. Nước ngọt có gas có thể gây đầy hơi, khó tiêu và các loại thực phẩm dễ gây dị ứng tuyệt đối không nên dùng nếu trẻ có tiền sử dị ứng.

Theo Bác sĩ Loan: “Ðối với dinh dưỡng cho trẻ từ 6-24 tháng tuổi, trẻ trong độ tuổi này vẫn cần tiếp tục được bú mẹ thường xuyên hơn. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá, giúp cung cấp kháng thể và năng lượng cần thiết. Ðồng thời, chế độ dinh dưỡng của người mẹ cũng cần đảm bảo đầy đủ và cân bằng để sữa có chất lượng tốt nhất”.

Dinh dưỡng hợp lý là liều thuốc bổ quan trọng giúp trẻ vượt qua sởi một cách nhẹ nhàng và nhanh chóng hồi phục. Phụ huynh hãy chú trọng đến chế độ ăn uống hằng ngày, đồng thời kết hợp chăm sóc toàn diện để bảo vệ sức khoẻ con yêu.


Sau khi khỏi sởi, cơ thể trẻ rất cần được bù đắp dinh dưỡng đã mất. Vì vậy, hãy cho trẻ ăn thường xuyên hơn so với bình thường, khuyến khích trẻ ăn thêm một bữa mỗi ngày trong ít nhất một tháng hoặc cho đến khi trẻ tăng trưởng trở lại bình thường. Phụ huynh nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng chế độ ăn uống phù hợp với tình trạng sức khoẻ cụ thể của trẻ. Việc theo dõi phản ứng sau mỗi bữa ăn là cần thiết. Nếu trẻ xuất hiện các dấu hiệu bất thường, cần ngưng sử dụng thực phẩm nghi ngờ và đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời. Bên cạnh đó, việc giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường sống cũng đóng vai trò quan trọng. Trẻ cần được tắm rửa sạch sẽ, vệ sinh răng miệng hằng ngày và có không gian chơi riêng nhằm hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh cho người khác.


Yến Nhi - Hữu Nghĩa

 

Vì môi trường không khói thuốc

Trong khói thuốc có khoảng 7.000 chất hoá học, trong đó có 69 chất gây ung thư và là nguyên nhân gây ra 25 nhóm bệnh khác nhau, bao gồm 11 loại ung thư, các bệnh tim mạch, các bệnh về hô hấp và ảnh hưởng sức khoẻ sinh sản của cả nam và nữ giới. Ước tính cứ 2 người hút thuốc lá thì có 1 người sẽ chết sớm, trong đó 1/2 số ca tử vong xảy ra ở tuổi trung niên.

Nguyên nhân và tác hại của thừa cân béo phì ở trẻ em

Thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng nên có so với chiều cao. Còn béo phì là tình trạng tích luỹ mỡ thái quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ (Theo WHO).

Không chủ quan với ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp là một trong những căn bệnh ác tính, bệnh có thể tiến triển và di căn gây nguy hiểm dẫn đến khả năng tử vong cao, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, khoa học đã chứng minh cho thấy, tỷ lệ sống sau 5 năm của những bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm và được điều trị kịp thời sẽ lên tới 92%.

Kiểm soát tốt bệnh sốt xuất huyết

Thời gian qua, ngành chức năng huyện U Minh triển khai thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH), số ca mắc giảm đáng kể so với cùng kỳ năm trước.

Người tiêu dùng cần trang bị kiến thức phòng, tránh ngộ độc thực phẩm

Có thể nói, chưa bao giờ tình trạng an toàn vệ sinh thực phẩm lại được nhiều người quan tâm và lại được đề cập nhiều trên các phương tiện truyền thông như hiện nay.

Hỗ trợ 60 trẻ được phẫu thuật mắt sụp mi, lé

Chiều 12/6, Bệnh viện Mắt - Da liễu phối hợp với Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Cà Mau tổ chức buổi hội chẩn chuyên môn, chuẩn bị cho đợt phẫu thuật mắt miễn phí cho hơn 60 trẻ em dưới 15 tuổi mắc các bệnh lý về sụp mi và lé mắt.

Sàng lọc lao chủ động, ngăn chặn nguồn lây

Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, Việt Nam chỉ có khoảng 60% ca lao trong cộng đồng được phát hiện và điều trị, như vậy có rất nhiều ca bệnh lao trong cộng đồng mà chúng ta không thể phát hiện được. Vì vậy, việc sàng lọc lao chủ động trong cộng đồng, phát hiện sớm ca lao và điều trị kịp thời để ngăn chặn nguồn lây là rất quan trọng.

Cai nghiện thuốc lá - Khó nhưng không phải là không thể

Nghiện thuốc lá được hiểu đơn giản là việc mất hoàn toàn tự do nói "không" với thuốc lá. Người nghiện thuốc lá không thể quên hút thuốc lá, ngược lại, bị bắt buộc phải hút, nếu không sẽ bị cảm giác “đói” thuốc.

Bước tiến trong điều trị tai biến mạch máu não

Tai biến mạch máu não là biến chứng thường gặp và nguy hiểm, dễ dẫn đến nguy cơ tử vong nếu không có sự can thiệp y tế kịp thời. Trong đó, trường hợp phình động mạch não, một trong những nhánh của tai biến mạch máu não, được đánh giá là biến chứng khó can thiệp đối với các bệnh viện tuyến tỉnh. Bằng sự nỗ lực, cùng với sự phát triển kỹ thuật điều trị, vừa qua, Bệnh viện Ða khoa Cà Mau lần đầu tiên can thiệp thành công một trường hợp bị phình động mạch não, mở ra bước tiến mới trong việc điều trị đối với biến chứng có độ khó, cần phải ứng dụng kỹ thuật cao tại tỉnh.

Nữ điều dưỡng giỏi nghề, tận tâm

Trong sự nghiệp gìn giữ và phát huy giá trị của nền y học cổ truyền không thể không nhắc đến những người đã và đang thầm lặng góp phần quan trọng vào công tác chăm sóc, điều trị bệnh nhân - đó là đội ngũ điều dưỡng. Trong số ấy, cử nhân Nguyễn Cẩm Hường, Phòng Ðiều dưỡng và Công tác xã hội, Bệnh viện Y dược cổ truyền và Phục hồi chức năng tỉnh, là tấm gương sáng tiêu biểu.