ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 15-4-25 11:15:58
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hàng loạt án tù cho hành vi che giấu thiết bị giám sát hành trình tàu cá

Báo Cà Mau Sau gần 3 tháng tạm giam, ngày 19/2, vụ tháo gỡ, cất giấu 9 thiết bị giám sát hành trình tàu cá (gọi tắt VMS, hộp đen) trên tàu cá CM 08710-TS liên quan đến bị cáo chủ mưu Trương Văn Sang và các đồng phạm đã được đưa ra xét xử lưu động công khai trong phiên toà sơ thẩm tại thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển.

Quang cảnh tại phiên toà xét xử lưu động sơ thẩm hình sự vụ án gỡ, che giấu thiết bị giám sát hành trình tàu cá tại thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển.

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Cà Mau, bị cáo Trương Văn Sang, ngụ ấp Ô Rô, xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển cùng các đồng phạm gồm: Huỳnh Văn Sơn, (sinh năm 1991), ngụ thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển; Lương Văn Hùm (sinh năm 1998); Mai Văn Hải (sinh 1986); Trần Văn Khánh (sinh năm 1990); Lê Trường Giang (sinh năm 1990); Trần Minh Dương (sinh năm 1992); Mai Thành Tân (sinh năm 1997); Trần Văn Vị ( sinh năm 1979); Nguyễn Toàn Trung (sinh năm 1988); Lương Văn Cảnh (sinh năm 1991) và Võ Văn Tụ (sinh năm 1999), đều ngụ tỉnh Kiên Giang, đã bị khởi tố về tội cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông.

Các bị cáo tại phiên toà.

Theo cáo trạng, nhằm mục đích có thêm thu nhập, bị cáo Trương Văn Sang đã chuẩn bị sẵn công cụ, thuê phương tiện là tàu cá số hiệu CM 08710-TS cất giữ các thiết bị giám sát hành trình của các tàu cá để thu lợi bất chính. Sang đã cung cấp số điện thoại và toạ độ để 10 bị can (là thuyền trưởng các tàu cá khác) gồm: Lương Văn Hùm, Mai Văn Hải, Trần Văn Khánh, Lê Trường Giang, Trần Minh Dương gửi các thiết bị giám sát hành trình tàu cá để đi ra vùng biển nước ngoài khai thác thuỷ sản và mua nhiên liệu giá rẻ với thời gian trên 168 giờ; Mai Thành Tân, Trần Văn Vị, Nguyễn Toàn Trung, Lương Văn Cảnh và Võ Văn Tựu gửi các thiết bị giám sát hành trình tàu cá để đi ra vùng biển nước ngoài khai thác thuỷ sản và mua nhiên liệu giá rẻ với thời gian dưới 168 giờ. Từ tháng 9/2024 đến 4 giờ ngày 17/10/2024, bị can Sang và bị can Sơn đã tiếp nhận, cất giữ 9 thiết bị giám sát hành trình nhưng chưa thu được tiền công thì bị bắt quả tang cùng tang vật.

Mở đầu phiên xét xử, khi được chủ toạ phiên toà cho ý kiến về bản cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Cà Mau, bị cáo Trương Văn Sang trình bày: “Do thất học, gia đình khó khăn, thất nghiệp, được người khác mách bảo, mong muốn kiếm tiền, cũng chỉ vì thấy cái lợi trước mắt, quá tham lam nên mới phạm tội. Nhà còn mẹ già, con nhỏ và gia đình phải chăm lo, phụng dưỡng nên mong muốn giảm nhẹ tội để tiếp tục được đi biển, làm việc kiếm tiền trang trải cuộc sống cho gia đình”.

Cũng tại phiên xét xử này, hầu hết các bị cáo đều cho rằng chưa nhận thức rõ hành vi vi phạm của mình sẽ đến mức độ truy tố hình sự, sau khi bị tạm giam, xét hỏi và xét xử tại phiên toà thì mới nhận thức được hành vi phạm tội của mình, đồng thời cáo trạng truy tố tại phiên toà là đúng người đúng tội, các bị cáo cũng đã thừa nhận hành vi phạm tội của mình và trong phần vào chữa, tranh luận, các bị cáo cũng không có tranh luận, bào chữa với quan điểm của Viện Kiểm sát.

Các bị cáo bị áp giải đi chấp hành án sau phiên toà sơ thẩm.

Hành vi phạm tội nêu trên đã vi phạm quy định chống khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU), làm giảm uy tín của ngành thuỷ sản Việt Nam, ảnh hưởng nghiêm trọng đến xuất khẩu thuỷ sản, tiềm ẩn nguy cơ không thể gỡ được “thẻ vàng” châu Âu.

Kết thúc phiên xử, chủ toạ phiên toà sơ thẩm tuyên án: Toà án Nhân dân tỉnh Cà Mau tuyên phạt bị cáo Trương Văn Sang, 10 năm tù, phạt hình phạt bổ sung 40 triệu đồng; bị cáo Lương Văn Hùm 8 năm 6 tháng tù; bị cáo Mai Văn Hải 8 năm tù; bị cáo Trần Văn Khánh 7 năm 6 tháng tù; bị cáo Lê Trường Giang 7 năm tù; bị cáo Huỳnh Văn Sơn 6 năm tù và bị cáo Trần Minh Dương 5 năm tù về tội “Gây rối loạn hoạt động của phương tiện điện tử”, theo quy định tại Điểm đ, Khoản 3 Điều 287 Bộ luật Hình sự. Căn cứ vào quy định tại Điểm e, Khoản 2 Điều 287 của Bộ luật Hình sự, các bị cáo Mai Thành Tân bị phạt 4 năm 6 tháng, Nguyễn Toàn Trung 4 năm 3 tháng tù, Trần Văn Vị 4 năm tù, Lương Văn Cảnh 3 năm 6 tháng tù và Võ Văn Tựu 3 năm tù vì đã phạm vào tội “Gây rối loạn hoạt động của phương tiện điện tử”.

Vụ án lần này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo nghiêm trọng đối với ngư dân và toàn ngành thuỷ sản. Đây là hành vi không chỉ vi phạm pháp luật mà còn gây ra nhiều hậu quả lâu dài, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế của bộ phận ngư dân ven biển và hình ảnh chung của ngành thuỷ sản trên thị trường quốc tế./.

Lê Chí

Minh bạch trong giám sát thi cử, sát hạch lái xe

Mô hình trên nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý đào tạo và sát hạch cấp giấy phép lái xe, giúp các đơn vị kiểm soát, định danh chính xác người dự thi, tránh tình trạng gian lận khi sát hạch lái xe và rút ngắn thời gian cũng như tiết kiệm nguồn nhân lực trong các kỳ thi.

Những chính sách nhân văn hỗ trợ người dân sau dịch Covid-19

Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và mọi mặt đời sống của người dân trên cả nước nói chung và người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau nói riêng, kinh tế bị tác động, người lao động và người sử dụng lao động gặp nhiều khó khăn.

Bồi thường hơn 11 triệu đồng do phun xăm không đạt yêu cầu

Ngày 2/4/2025, Toà án Nhân dân tỉnh Cà Mau xét xử phúc thẩm vụ án dân sự tranh chấp hợp đồng dịch vụ và yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do việc phun, xăm môi, chân mày không đạt yêu cầu của khách hàng.

Thảo luận Chương trình truyền thông về an toàn giao thông tại Cà Mau

Sáng 1/4, Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh Cà Mau có buổi làm việc với đại diện Báo Pháp luật Việt Nam về việc phối hợp tổ chức Chương trình  truyền thông về ATGT tại tỉnh Cà Mau.

Tai nạn giao thông làm 2 người tử vong

Chiều nay (31/3), Trung tá Nguyễn Thanh Thủ, Trưởng công an xã Hoà Mỹ (huyện Cái Nước) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, làm 2 người chết tại chỗ (trong đó có người nghi đang mang thai).

Thay đổi tích cực trong văn hoá giao thông

Nghị định 168/2024/NÐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông (ATGT) trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe (gọi tắt là Nghị định 168) đi vào cuộc sống, đã tạo nhiều chuyển biến tích cực trong nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông.

Ðừng để từ chủ nợ thành bị cáo

Cho vay tiền là một giao dịch dân sự phổ biến, theo thoả thuận giữa bên cho vay và bên vay. Tuy nhiên, trong thực tế, không phải một giao dịch dân sự vay, mượn tiền nào cũng có kết quả tốt đẹp. Ðã có nhiều trường hợp bên cho vay (chủ nợ) vì không thu hồi được nợ nên có những hành động không được pháp luật bảo vệ, từ đó kết quả nhận được là phải vướng vào vòng lao lý.

Thiếu giáo dục từ gia đình, tội phạm ngày càng trẻ hoá

Theo đánh giá của ngành chức năng, thời gian qua, tình hình tội phạm, hành vi vi phạm pháp luật có xu hướng trẻ hoá. Nguyên nhân xuất phát từ nhiều yếu tố, trọng tâm là thiếu sự giáo dục, quản lý từ gia đình và sự tác động tiêu cực từ các nền tảng mạng xã hội.

Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân

Thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ, cùng sự chỉ đạo từ Bộ Tư pháp, tỉnh đã triển khai Ðề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 977/QÐ-TTg ngày 11/8/2022 (gọi tắt là Ðề án 977) với tinh thần trách nhiệm cao, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành và địa phương. Ðề án được triển khai thực hiện trong phạm vi cả nước, thời gian thực hiện từ năm 2023-2030.

Chết người chưa rõ nguyên nhân

Sáng nay (18/3), ông Dương Minh Sang - Phó chủ tịch UBND xã Khánh Bình (huyện Trần Văn Thời) cho biết trên địa bàn vừa xảy ra vụ chết người, chưa rõ nguyên nhân.