ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 14-7-25 11:57:47
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

HĐND tỉnh Cà Mau tiếp tục thẩm tra nhiều dự thảo nghị quyết

Báo Cà Mau (CMO) Tiếp tục chương trình thẩm tra các văn bản trình kỳ họp thứ Ba (bất thường), HĐND tỉnh khoá IX, ngày 12/4, Ban Pháp chế HĐND tỉnh chủ trì thẩm tra 6 dự thảo nghị quyết, gồm: Dự thảo Nghị quyết về Phí đăng ký giao dịch bảo đảm và cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; Dự thảo Nghị quyết về Phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết; thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường và phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung; Dự thảo Nghị quyết về Lệ phí đăng ký cư trú, cấp chứng minh Nhân dân; Dự thảo Nghị quyết về Lệ phí hộ tịch; Dự thảo Nghị quyết về Lệ phí cấp giấy phép xây dựng và Dự thảo Nghị quyết về tổng số người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập và biên chế các hội đặc thù.

Dự thảo Nghị quyết về tổng số người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập và biên chế các hội đặc thù tỉnh Cà Mau cấp tỉnh, huyện năm 2017 là 22.077 biên chế (giảm 405 biên chế so với 2015) và 181 biên chế cho các hội có tính chất đặc thù. Trong đó, biên chế cấp tỉnh là 7.876; huyện là 13.971; dự phòng là 230. Dự thảo tách 181 biên chế làm việc trong các hội đặc thù thành một cụm riêng. Số biên chế năm 2017 dự kiến cắt giảm là 224. Các đại biểu nhấn mạnh, chỉ tiêu biên chế của tỉnh do Bộ Nội vụ quy định, vì vậy, nghị quyết phải đúng với tinh thần chỉ đạo, số liệu phải chính xác theo văn bản của Bộ. Đồng thời, sắp xếp và sử dụng biên chế gắn liền với đề án vị trí việc làm và quá trình tinh giản biên chế. Sở Nội vụ phải rà soát, đánh giá thực trạng và có tham mưu kịp thời cho các cấp có thẩm quyền để sử dụng hiệu quả lực lượng viên chức Cà Mau.

Phiên hội nghị 12/4 do Ban Pháp chế HĐND tỉnh chủ trì đã thẩm tra 6 nội dung dự thảo nghị quyết có ảnh hưởng sâu rộng với đời sống xã hội.

Với Dự thảo Nghị quyết về Phí thẩm định liên quan với trách nhiệm bảo vệ môi trường được phân loại theo quy mô của dự án. Cụ thể, mức thu phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết lần đầu được áp dụng cho các dự án từ 50 triệu đồng trở lên dự kiến dao động từ mức 5-26 triệu đồng. Mức thu phí thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường và phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ dung dự kiến áp dụng từ 4-29,3 triệu đồng.

Về cấp giấy phép xây dựng, dự thảo nghị quyết chia làm 3 loại. Theo đó, mức phí áp cho giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ là 75.000 đồng/giấy phép; cấp giấy phép các loại công trình khác là 150.000 đồng/giấy phép. Trường hợp điều chỉnh, gia hạn, cấp lại giấy phép xây dựng thì phí là 15.000 đồng/lần.

Liên quan đến phí đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, dự thảo nghị quyết quy định cụ thể từng loại giao dịch. Cụ thể, phí đăng ký giao dịch bảo đảm là 80.000 đồng/hồ sơ; đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm là 70.000 đồng/hồ sơ; đăng ký thay đổi nội dung giao dịch bảo đảm đã đăng ký là 60.000 đồng/hồ sơ; huỷ đăng ký giao dịch bảm đảm là 20.000 đồng/hồ sơ. Phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm là 30.000 đồng/hồ sơ. Dự thảo cũng quy định rõ những trường hợp được miễn thu phí.

Hai dự thảo nghị quyết về Hộ tịch và chứng minh Nhân dân, cư trú cũng được thảo luận, trao đổi. Theo đó, các thủ tục hộ tịch đăng ký tại UBND cấp xã có mức phí từ 8.000-15.000 đồng/lần; cấp UBND huyện từ 28.000-1.500.000 đồng/lần (trong đó mức phí cao nhất liên quan đến yếu tố nước ngoài). Dự thảo cũng nêu rõ những trường hợp miễn thu phí. Các khoản phí liên quan đến cư trú và cấp chứng minh Nhân dân được Dự thảo quy định từ mức 5.000-20.000 đồng/lần (không bao gồm tiền chụp ảnh).

Phiên làm việc ngày 12/4 thẩm tra nhiều dự thảo nghị quyết có ảnh hưởng lớn tới đời sống xã hội, vì vậy các đại biểu tham gia đóng góp và thảo luận với tinh thần trách nhiệm rất cao. Đại biểu đều nhất trí, các khoản phí phải thể hiện tinh thần phục vụ Nhân dân, cải cách và đổi mới các thủ tục hành chính. Riêng lĩnh vực biên chế viên chức, các đại biểu góp nhiều ý kiến tâm huyết, mong muốn tháo gỡ và đánh giá đúng những thuận lợi cũng như vướng mắc trong việc sử dụng nguồn nhân lực tại tỉnh Cà Mau.

Quốc Rin

Phân công theo dõi, chỉ đạo toàn diện các đảng bộ trực thuộc Tỉnh uỷ

Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Cà Mau vừa ban hành Quyết định phân công theo dõi, chỉ đạo các đảng bộ trực thuộc Tỉnh uỷ, nhằm tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo trên địa bàn. Đồng chí Nguyễn Hồ Hải, Bí thư Tỉnh uỷ, đã thay mặt Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ký ban hành Quyết định số 02 quan trọng này.

Bí thư Tỉnh uỷ làm Trưởng Ban Chỉ đạo Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031

Để chuẩn bị cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2026-2031, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Cà Mau vừa quyết định thành lập Ban Chỉ đạo bầu cử.

Thành lập 12 Tổ công tác chỉ đạo Đại hội Đảng bộ trực thuộc Tỉnh uỷ

Nhằm đảm bảo công tác chuẩn bị và tổ chức Đại hội Đảng bộ trực thuộc Tỉnh uỷ nhiệm kỳ 2025-2030 diễn ra đúng nguyên tắc, chất lượng và hiệu quả, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Cà Mau vừa ban hành Quyết định số 03-QĐ/TU ngày 3/7/2025, thành lập 12 Tổ công tác đặc biệt.

Tiện ích của mô hình chính quyền mới

Tại tỉnh Cà Mau, ghi nhận trong ngày thứ hai vận hành chính quyền 2 cấp (ngày 2/7), dù khởi đầu bộn bề công việc nhưng tất cả cán bộ, công chức các đơn vị hành chính cấp cơ sở đều làm việc với tinh thần nỗ lực hết mình để đảm bảo không gián đoạn trong phục vụ Nhân dân.

Tin tưởng vào sự đột phá

Với người dân Cà Mau - Bạc Liêu, việc hợp nhất 2 tỉnh lần này chỉ như sự trở về, bởi sự gắn kết vốn có trong quá trình lịch sử thời chung tỉnh Minh Hải ngày trước. Vì vậy, các tầng lớp Nhân dân đồng thuận rất cao chủ trương và hân hoan mừng thời khắc tỉnh Cà Mau (mới) chính thức đi vào hoạt động.

Vững vàng tâm thế cho khởi đầu mới

Từ ngày 1 tháng 7 năm 2025, cả nước bắt đầu vận hành bộ máy mới của chính quyền sau sắp xếp, hợp nhất. Tỉnh Cà Mau (mới) được hợp nhất từ tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau, 64 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp đã sẵn sàng với mô hình chính quyền hai cấp.

Sẵn sàng cho bước chuyển lịch sử

Với quyết tâm chính trị, sự đoàn kết, thống nhất cao độ, tinh thần trách nhiệm và chủ động, cùng sự đồng thuận, ủng hộ của Nhân dân, tỉnh Cà Mau đã khẩn trương triển khai, thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đạt yêu cầu, đúng tiến độ, đảm bảo bộ máy mới hoạt động thông suốt, hiệu quả ngay khi đi vào vận hành chính thức từ hôm nay - 1/7/2025.

Niềm tin đổi mới kỳ vọng vươn xa

Ngày 1/7/2025 đánh dấu sự kiện lịch sử khi 34 tỉnh, thành phố trên cả nước chính thức vận hành và thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Hoà chung không khí hân hoan, phấn khởi, người dân 2 tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu bày tỏ niềm tin, kỳ vọng quyết sách quan trọng này sẽ mở ra không gian phát triển mới, bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả và mang lại cuộc sống hạnh phúc, ấm no cho Nhân dân.

Chính quyền cơ sở phải hoạt động hiệu quả

Hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu trong tâm thế sẵn sàng, hân hoan cùng cả nước thực hiện chủ trương lớn, mang ý nghĩa lịch sử của Ðảng ta: thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp (cấp tỉnh và cấp xã) và sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp tỉnh, để mở rộng không gian, tạo bước ngoặt phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Công tác chuẩn bị vận hành hệ thống chính trị các đơn vị hành chính mới đã hoàn tất. Tư tưởng cán bộ vững vàng, phấn khởi, sẵn sàng nhận và quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, với niềm tin tương lai quê hương Cà Mau (mới) giàu đẹp, thịnh vượng.

Dự kiến giảm 13 cơ quan chuyên môn cấp tỉnh sau hợp nhất

Sáng 28/6, Ban Pháp chế HĐND tỉnh Cà Mau thẩm tra Tờ trình số 134/TTr-UBND ngày 24/6/2025 của UBND tỉnh về việc thành lập các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh sau hợp nhất, để trình tại Kỳ họp thứ nhất, HĐND tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026.