ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 27-7-24 07:37:25
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hiệu quả từ việc bảo lãnh tín chấp

Báo Cà Mau (CMO) Những năm qua, việc phân bổ nguồn vốn vay của các cấp hội phụ nữ huyện Trần Văn Thời trở thành điểm tựa vững chắc, tạo điều kiện và tiếp thêm động lực cho nhiều chị em khó khăn được tiếp cận vốn vươn lên làm kinh tế, giảm nghèo bền vững.

Chủ tịch Hội LHPN huyện Trần Văn Thời Phan Thu Hương cho biết: “Công tác chăm lo cho hội viên khó khăn trong địa bàn huyện luôn được chúng tôi đặc biệt quan tâm, bên cạnh việc phối hợp nhắc nhở các mô hình làm ăn. Phụ nữ xã Trần Hợi là một trong những xã của huyện Trần Văn Thời sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay phát triển kinh tế, tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững”.

Được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, nhiều hội viên phụ nữ xã Trần Hợi đầu tư phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Chị Đoàn Ngọc Trân (ấp Kinh Cũ, xã Trần Hợi) năm 2019 được hỗ trợ vay vốn với số tiền 50 triệu đồng. Chị Trân cho biết, vì vợ chồng mới cưới ra ở riêng nên gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là thiếu nguồn vốn. Năm 2019, chị được vay 50 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách - Xã hội để sản xuất. Chị Trân cho hay: “Được hỗ trợ vay vốn, vợ chồng tôi dành một ít làm chuồng nuôi ếch, cá. Số còn lại mở cửa hàng tạp hoá, buôn bán hàng ngày kiếm thêm thu nhập”.

Chị Trân tận dụng ao bỏ không nuôi ếch và cá rô, cá lóc. Với đặc tính dễ nuôi, sinh trưởng tốt, sau 1 năm thả nuôi chị Trân đã thu hoạch. Chị Trân chia sẻ: “Tôi không biết nhiều về kỹ thuật nuôi nhưng vì cá và ếch khá dễ nuôi nên trong quá trình nuôi không gặp nhiều khó khăn. Chỉ cần cung cấp đủ thức ăn và xử lý nguồn nước sạch là cá sinh trưởng và phát triển rất nhanh”. Mỗi năm chị Trân thu hoạch 2 vụ cá và ếch được vài chục triệu đồng. Cộng với việc kết hợp buôn bán hàng ngày lấy ngắn nuôi dài, từ hộ khó khăn vươn lên có thu nhập ổn định.

Hộ chị Đinh Thị Hạnh (ấp Kinh Cũ, xã Trần Hợi) trước đây đời sống bấp bênh vì không có mô hình kinh tế cụ thể, ai thuê gì làm nấy nhưng vẫn không đủ trang trải cuộc sống hàng ngày. Năm 2015, chị được hỗ trợ vay 30 triệu đồng, chị dùng để chăn nuôi heo, gà, vịt và trồng cây ăn trái.

Chị Hạnh tâm sự: “Nguồn vốn được vay tôi dùng để đầu tư làm chuồng nuôi heo nái, vì trước đó đã có kinh nghiệm nuôi heo. Mỗi lứa từ 8-10 heo con, sau 1 năm nuôi tôi bắt đầu bán heo và có lời. Để tăng thêm thu nhập, tôi còn kết hợp nuôi gà, vịt và trồng rau màu, cây ăn trái”.

Sau 5 năm vay vốn chị Hạnh đã thoát nghèo, vươn lên ổn định kinh tế, thu nhập mỗi năm trên 100 triệu đồng. Sau 5 năm chị đã hoàn lại số tiền 30 triệu đồng. Chị Hạnh cho biết: “Mỗi tháng tôi đều dành vài trăm ngàn đồng tiết kiệm để cuối năm trả lại tiền vay, giúp chị em khó khăn có điều kiện tiếp cận làm ăn, vì bây giờ kinh tế tôi đã ổn định”.

Chủ tịch Hội LHPN xã Trần Hợi Trần Kim Đào cho biết: “Những năm qua, hội luôn tranh thủ các khoản vay để hội viên tiếp cận. Có thêm điều kiện để tăng gia lao động, sản xuất, nhiều chị em đã vươn lên thoát nghèo. Tuy nhiên, vốn vay từ Ngân hàng Chính sách - Xã hội chưa đảm bảo giải quyết hết cho hội viên nên tổ chức hội thành lập thêm các tổ hùn vốn, kết hợp nguồn vốn nội lực và ngoại lực để đảm bảo giúp đỡ được hết các hội viên khó khăn, giảm tình trạng chị em bỏ đi làm ăn xa”./.

Phương Thảo

Liên kết hữu ích

Cầu nối lan toả tín dụng chính sách

Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) là ngân hàng duy nhất thực hiện uỷ thác vốn tín dụng chính sách cho các tổ chức chính trị - xã hội. Nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa ngân hàng và các hội, đoàn thể, đặc biệt là thông qua các tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV), thời gian qua nguồn vốn tín dụng chính sách đến với người dân kịp thời, thuận lợi, hiệu quả.

Dòng tiền “không ngủ”

Những năm gần đây, thị trường tài chính toàn cầu đã chứng kiến sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ của tính năng “sinh lời tự động”. Ðây là một trong những sản phẩm tài chính nổi bật được các ngân hàng và tổ chức tài chính liên tục giới thiệu nhằm thu hút khách hàng. Tính năng này cho phép người dùng đầu tư tự động, giảm thiểu rủi ro và tối đa hoá lợi nhuận. Với sự hỗ trợ của công nghệ tiên tiến, “sinh lời tự động” nhanh chóng trở thành xu hướng mới trong quản lý tài chính cá nhân.

Xác thực sinh trắc học - Ðảm bảo an toàn giao dịch tài chính

Theo Quyết định 2345/QÐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), từ ngày 1/7/2024, tất cả giao dịch chuyển tiền Online có giá trị trên 10 triệu đồng bắt buộc phải bổ sung xác thực sinh trắc. Ðây là bước đi quan trọng nhằm tăng cường bảo mật cho các giao dịch tài chính trong bối cảnh tình hình gian lận và lừa đảo qua mạng ngày càng gia tăng.

Cục Thuế tỉnh đối thoại với doanh nghiệp kinh doanh vàng

Chiều ngày 6/6, Cục Thuế tỉnh tổ chức đối thoại doanh nghiệp kinh doanh vàng trên địa bàn tỉnh. Hội nghị thu hút gần 120 doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc đá quý trên địa bàn tỉnh tham dự.

Vốn chính sách đến với người dân lâm phần

Là đơn vị quản lý nguồn vốn uỷ thác của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) lớn nhất tại xã Khánh Thuận (trong 4 hội, đoàn thể), thời gian qua, Hội Nông dân xã Khánh Thuận tích cực triển khai nguồn vốn chính sách đến nhiều đối tượng khác nhau, từ đó giúp nhiều hộ có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất, mang lại hiệu quả cao, góp phần giảm nghèo tại địa phương.

Xây dựng nền tảng tài chính cho tương lai

Việc sở hữu kiến thức về tài chính là kỹ năng hữu ích, yếu tố quyết định đến sự thành công trong cuộc sống. Ðể thúc đẩy sự phát triển toàn diện cho cộng đồng, vai trò của ngân hàng trong việc thực hiện sứ mệnh giáo dục tài chính (GDTC) trở nên vô cùng quan trọng. Bằng cách cung cấp kiến thức, sản phẩm, dịch vụ phù hợp, ngân hàng không chỉ giúp cá nhân và doanh nghiệp quản lý tài chính hiệu quả, mà còn góp phần xây dựng nền tảng tài chính vững chắc cho tương lai.

Tín dụng chính sách - Ðồng hành phát triển kinh tế

Ông Trần Phương Nam, Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện Cái Nước, cho biết, nhằm triển khai hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội, NHCSXH huyện luôn phối hợp chặt chẽ với cấp uỷ, chính quyền địa phương; các phòng, ban, ngành và các tổ chức hội, đoàn thể nhận uỷ thác. Từ đó, đã tác động tích cực đến nhận thức của cấp uỷ, chính quyền. Cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở vào cuộc trách nhiệm hơn, nâng cao chất lượng tín dụng, phát huy hiệu quả nguồn vốn...

Tránh lịch sử tín dụng xấu trên CIC

Lịch sử tín dụng tích cực không chỉ là chìa khoá mở cửa cho các cơ hội tài chính, mà còn là nền tảng để xây dựng mối quan hệ tin cậy với các tổ chức tài chính. Tuy nhiên, một trong những rủi ro lớn nhất đối với lịch sử tín dụng là sự xuất hiện của nợ xấu.

Cảnh giác với thiết bị đọc trộm tại cây ATM

Phương thức đánh cắp dữ liệu thẻ ATM ngày càng phổ biến, gây thiệt hại lớn cho người sử dụng. Bài viết này sẽ cung cấp một số thông tin về phương thức cài đặt thiết bị đọc trộm dữ liệu (skimming) tại các cây ATM, cũng như khuyến cáo cách thức để người dùng tránh khỏi nguy cơ bị đánh cắp thông tin.

Giải pháp linh động giúp đẩy lùi tín dụng đen

Ðể có hướng mở, giúp người có hoàn cảnh khó khăn đột xuất, người có nhu cầu vay vốn làm ăn, kể cả người tuổi hưu có nhu cầu về tài chính được tiếp cận vốn vay mà không phải ràng buộc về tài sản thế chấp, ngành bưu điện đã phối hợp với một số ngân hàng và tổ chức, cho vay vốn với nhiều ưu đãi.