ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 8-5-25 10:34:57
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hội ngộ bà Diệp trong “Miền đất phúc”

Báo Cà Mau (CMO) Trong Hội diễn Hương sắc Cửu Long lần 1 năm 2019 vừa diễn ra tại Cà Mau, đông đảo khán giả mộ điệu và giới nghệ sĩ chợt xúc động khi bất ngờ hội ngộ Nghệ sĩ Hồng Hạnh - Bà Diệp của phim "Miền đất phúc", từng ghi đậm dấu ấn qua màn ảnh nhỏ một thời. Vẫn cách nói chuyện rặt chất miền Tây, cởi mở, gương mặt thanh tú, dung dị và rồi cái "tay bắt mặt mừng" của khán giả với bà cứ nối nhau ấm áp khi nhận ra người nghệ sĩ mình yêu mến năm nào.

Thoáng chốc, nhiều người bất ngờ khi thấy bà xuất hiện trên sân khấu với vai trò diễn viên, hoá thân vào vai bà mẹ nghèo bất hạnh bị con cái hắt hủi trong vở cải lương "Tình mẫu tử" (Soạn giả NSND Viễn Châu). Như được trở về vùng trời của riêng mình, bà thoả sức "cháy" trong từng câu ca, nét diễn và lấy đi nước mắt của khán giả một cách nhẹ nhàng.

Sau bao năm, vai diễn bà Diệp (NS Hồng Hạnh) và ông Diệp (NSƯT Minh Sang) trong phim “Miền đất phúc” đã trở thành kỷ niệm đẹp của nhiều thế hệ khán giả.

Lâu lắm rồi bước chân này mới quay lại với cái nôi cải lương, bởi vậy khi cầm trên tay kịch bản, nghiên cứu nhân vật với đúng sở trường đào bi của mình, bà thấy lòng hạnh phúc đến lạ. Trong quá trình tập luyện, có những buổi nhập tâm khóc đến khan tiếng, đến nỗi bạn diễn và ban nhạc phải khuyên nên dưỡng sức, nhưng biết sao được, quá yêu và nhớ nghề nên chỉ cần đờn rao lên là bà lại nghe xốn xang rồi phải hát, diễn bằng cả trái tim mới thoả lòng.

"Người ta nói cầm ca là cái nghiệp, đôi khi ngẫm lại đúng thật. Mình muốn chọn cũng không được đâu, nhưng khi cố tình không chọn nó cũng nghiễm nhiên ăn sâu vào trong huyết quản. Tôi vốn dĩ là con nhà nòi, cha mẹ là bầu gánh cải lương nên còn trong bụng mẹ đã lên sân khấu rồi. Từ hồi nhỏ xíu là mê cải lương, mê được ngồi trong cánh gà nhìn cô chú, anh chị ca hát, nhịp nhàng ăn sâu vô máu hồi nào cũng chẳng biết nữa...", Nghệ sĩ Hồng Hạnh thủ thỉ tâm tình về con đường nghệ thuật của mình.

Thủ những vai đào con khi mới lên 8 tuổi rồi 6 năm sau bà đã được sắm vai đào chánh tại đoàn Trâm Hoa Mai với vai Cát Mộng Thuỳ Dương để hợp diễn cùng nghệ sĩ tài danh Minh Cảnh. Tuy bước vào nghệ thuật từ rất sớm nhưng đa số chỉ hát ở các đoàn tỉnh nên may mắn trong nghề, con đường đi đến sự nổi tiếng ít có dịp đến với Hồng Hạnh, thanh xuân cứ thế mặc tình trải dài theo những vai diễn, những bến hát từ các đoàn Hương Dừa (Bến Tre), Hương Sen (Đồng Tháp), Bông Hồng (Kiên Giang) đến Chuông vàng (Sóc Trăng)... Mấy mươi năm gắn với sân khấu cải lương, trải qua biết bao thăng trầm nhưng đối với bà mọi thứ đều bình thường như quy luật tự nhiên của nó, đơn giản thôi vì khi đã trót mang kiếp tằm thì việc của mình là phải nhả đường tơ đẹp.

Rồi ngày đoàn Chuông Vàng giải thể, lúc này Hồng Hạnh đang là trụ cột chính của gia đình nên cuộc sống đối mặt với nhiều khó khăn. Đang là nghệ sĩ tỉnh lẻ, bà quyết định lên Sài Gòn, một thời gian dài cứ mỗi tối mải miết hát ở các quán nghệ sĩ; Ban ngày lại đi làm móng dạo cải thiện thu nhập, lúc đó có những khuya buông cô đào một thuở lén nuốt nước mắt khi nghĩ đến sự nghiệp ca hát rồi sẽ dần phôi pha. 

Năm ấy bà vừa tròn 40 tuổi, nét thanh xuân còn rất đậm đà. Thấy được tố chất điện ảnh mà Hồng Hạnh đang sở hữu, một người đồng nghiệp vốn rất trân quý lòng nhiệt thành và nghị lực của bà liền giới thiệu cho Đạo diễn Đinh Đức Liêm khi ông đang cần tìm một diễn viên nữ cho bộ phim sắp bấm máy.

- Nhưng mà đóng phim có khó không anh? - Bà đắn đo.

- Ôi trời dễ lắm, ca cổ bà ca ào ào thì đóng phim cũng vậy đó - Tiếng người bạn nửa trấn an nửa đùa làm cho Hồng Hạnh mừng thầm trong bụng với hy vọng sẽ tìm được cơ hội mới cho chính mình.

Không ngờ may mắn đã mỉm cười thật, khi Đạo diễn Đinh Đức Liêm tin tưởng giao cho bà vai chính bà Diệp trong phim "Miền đất phúc" chỉ sau một buổi gặp gỡ, vì hơn ai hết bằng con mắt nhà nghề, ông thấy được nét này mới đúng chất điện ảnh cho nhân vật mà mình tìm kiếm bấy lâu nay.

"Ngày đầu tiên quay phim vất vả lắm, là diễn viên cải lương mà, đâu biết điện ảnh là gì, nên hay bị ra khỏi khung hình, có khi một phân đoạn quay đi quay lại nhiều lần. Nếu lúc ấy cặp mắt của đạo diễn không nhìn sâu hơn là thể nào tôi cũng sẽ rớt vai, nhưng ngược lại ông rất nhẹ nhàng động viên, các anh chị em diễn viên cũng thông cảm rất nhiều khiến mình nhủ với lòng phải nỗ lực hết sức", Nghệ sĩ Hồng Hạnh bộc bạch.

Vốn là người khiêm cung, chị xin lỗi từng bạn diễn một. Đêm đó cứ mãi đắn đo không tày nào chợp mắt được. Nhớ lại ngày xưa cái thuở mới vào nghề, nhiều tuồng "hát cương" (hát không có nội dung trước, nghệ sĩ tự ứng biến khi biểu diễn) bị bạn diễn ác ý, biết mình ra sân khấu không ca được những bài bản lớn và khó là họ cố tình ca để hạ uy tín mình trước khán giả. Lúc đó, dĩ nhiên cũng bối rối, chới với ca không được, nhưng chắc rằng khi vãn tuồng là cô đào trẻ lại vô hậu trường hỏi nhạc sĩ cặn kẽ bài bản vừa rồi. Trong lúc bạn diễn khoái chí là bà đã tranh thủ đếm từng khuôn đờn, tự học nhịp nhàng, để ngày mai khi bước lên sân khấu nhất định phải ca cho được đúng bài bản đó trong sự ngỡ ngàng của đồng nghiệp. Ở bước ngoặt này cũng không khác mấy mươi năm trước, suy nghĩ rất nhiều và bà chợt nhận ra: "Muốn đóng phim đạt thì đòi hỏi đầu tiên là phải khắc phục nét diễn cường điệu của cải lương". 

Chỉ sau một đêm, người ta đã thấy một Hồng Hạnh hoàn toàn khác, tiến bộ dần qua các phân đoạn, không ngừng học hỏi từ các đồng nghiệp, sẵn sàng xả thân cho nhân vật của mình dù gặp bất cứ khó khăn nào, để rồi khi bộ phim "Miền đất phúc" được công chiếu, người ta thương ông Diệp của NSƯT Minh Sang, Phúc của Lương Thế Thành bao nhiêu thì vai diễn bà Diệp dung dị, đôn hậu rặt phong cách người phụ nữ chịu thương chịu khó của vùng đất Nam Bộ đã chiếm trọn trái tim của khán giả bấy nhiêu.

Suốt mấy mươi năm cần mẫn với cải lương, không ngờ chính lối rẽ điện ảnh với vai diễn này mới thực sự đưa tên tuổi của Hồng Hạnh đến gần với công chúng. Để rồi ngót gần 15 năm qua, phim "Miền đất phúc" với vai diễn ấn tượng đã trở thành vùng kỷ niệm thật đẹp. "Đi đến đâu gặp tôi người ta cũng nhắc về vai diễn này, thương nhất là về Cà Mau, có lần tôi cùng anh Minh Sang đi ra chợ mua hải sản, khán giả nhận ra cứ chào hỏi, chụp hình, quay phim. Vào quán ăn thấy mình, nhiều người đùa vui "Bà Diệp, bà Diệp về thăm chồng hả", đó là điều hạnh phúc nhất của đời nghệ sĩ không gì có thể đổi được", bà phấn khởi chia sẻ.

Rồi bà Út Tuyền (Thời gian không chờ đợi), bà Hội đồng (Bình Tây Đại Nguyên Soái), bà Bảy (Thế thái nhân tình), Vú nuôi (Con gái chị Hằng), mẹ chồng nghèo (Kén mẹ chồng)... và gần đây nhất là bà Hai (Trà táo đỏ), những vai diễn điện ảnh lần lượt nối nhau, không xuất hiện ồ ạt mà mỗi lần tái xuất của bà luôn có sự chọn lọc, chỉn chu và để lại nhiều tình cảm đẹp với khán giả qua màn ảnh nhỏ. Khi nhắc đến tên bà, đạo diễn các đoàn phim đều nhớ đến một nữ diễn viên có tâm với nghề, đúng đắn về giờ giấc, đầy trách nhiệm và luôn tỉ mỉ, sẵn sàng hy sinh trong từng chi tiết nhỏ nhất để đem đến thành công chung cho cả cả ê kíp.

Bên Huy chương Vàng cá nhân vừa đoạt được sau Hội diễn Hương sắc Cửu Long, Nghệ sĩ Hồng Hạnh nở nụ cười thật tươi trước những lời chúc mừng của bạn bè đồng nghiệp sau bức màn nhung. Nhiều năm liền vắng xa sân khấu, rồi ngày trở lại với cải lương, bà vẫn khiến khán giả và giới chuyên môn trầm trồ vì ngọn lửa nghề vẫn hừng hực cháy. Nhìn bà ai cũng mừng khi con thuyền lênh đênh năm nào đã cập được bến bờ nghệ thuật bình yên. Cuộc sống hiện tại của Nghệ sĩ Hồng Hạnh cứ nhẹ tênh, hết tất bật với phim trường lại tỉ mỉ với công việc lồng tiếng phim; Thời gian rảnh rỗi sẵn sàng phục vụ ca hát, MC cho đám tiệc... tại Cần Thơ quê hương bà. "Mảnh đất nghệ thuật" nào cũng khao khát được đặt chân với lòng nhiệt thành, bỏ qua vật chất, lợi danh, điều hơn hết mà người nghệ sĩ hướng đến là được cống hiến hết mình cho khán giả dù ở bất cứ nơi đâu./.

Minh Hoàng Phúc

Ðộng lực từ các nghị quyết chuyên đề

Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) ở huyện Phú Tân đã đi vào chiều sâu và đạt kết quả tích cực. Trong đó, các chỉ thị, nghị quyết chuyên đề của Huyện uỷ đã trở thành động lực mạnh mẽ cho các phong trào đạt hiệu quả thiết thực, từ đó nâng cao đời sống người dân và tạo chuyển biến bộ mặt nông thôn.

Lan toả yêu thương từ hoạt động “Hải quân nhận đỡ đầu con ngư dân”

Trên khắp các vùng biển của Tổ quốc, nơi ngư dân ngày đêm vươn khơi giữ nghề truyền thống giữa trùng khơi sóng dữ, bên cạnh họ luôn có những người lính biển âm thầm sát cánh, sẻ chia từng khó khăn, hoạn nạn. Một trong những hoạt động đầy tính nhân văn, lan toả yêu thương và trách nhiệm cộng đồng mà Quân chủng Hải quân đang thực hiện thời gian qua chính là hoạt động “Hải quân nhận đỡ đầu con ngư dân”. 

Hơn 50 triệu đồng hỗ trợ cho các gia đình bị hoả hoạn

Sáng 6/5, Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện Năm Căn phối hợp với UBND thị trấn năm Căn đến trao tiền hỗ trợ cho các hộ gia đình bị thiệt hại nặng trong vụ hoả hoạn xảy ra vào ngày 28/3 tại Khóm 1, thị trấn Năm Căn.

Nền tảng xây dựng nông thôn hiện đại

Nghị quyết số 07-NQ/TU, ngày 14/10/2022 của Ban Chấp hành Ðảng bộ tỉnh về xây dựng nông thôn mới (NTM) tỉnh Cà Mau, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025. Bởi, nghị quyết này không chỉ xác định mục tiêu rõ ràng mà còn đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao đời sống cho người dân nông thôn, phát triển kinh tế bền vững và xây dựng diện mạo nông thôn khang trang, hiện đại.

Giúp trẻ mắc sởi nhanh phục hồi

Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ với biểu hiện sốt cao, mệt mỏi, chán ăn. Trong quá trình điều trị và phục hồi sau sởi, dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Chế độ ăn uống đầy đủ và hợp lý không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, mà còn góp phần bù đắp lượng dinh dưỡng đã mất, hỗ trợ cơ thể nhanh chóng phục hồi và hạn chế các biến chứng nguy hiểm.

Ðiển hình cựu chiến binh học và làm theo lời Bác

“Trong những năm qua, phong trào học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã lan toả mạnh mẽ trong các cấp Hội Cựu chiến binh (CCB) TP Cà Mau nói chung, CCB xã Lý Văn Lâm nói riêng. Nhiều cán bộ, hội viên đã trở thành những tấm gương sáng, góp phần xây dựng tổ chức hội vững mạnh, giữ gìn an ninh trật tự ở địa phương. Một trong những điển hình tiêu biểu là ông Bùi Trung Thành, 72 tuổi, Chi hội trưởng Chi hội CCB ấp Xóm Lớn”, ông Nguyễn Quốc Việt, Phó chủ tịch Hội CCB xã Lý Văn Lâm, cho biết.

Lan toả tuyến đường cờ Tổ quốc

Về xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân, đi dọc theo các tuyến đường nông thôn, dễ dàng bắt gặp những lá cờ Tổ quốc tung bay theo gió. Treo cờ từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hoá, thể hiện tình yêu nước, lòng tự hào dân tộc trong mỗi người dân Việt Nam, góp phần tô điểm cho bức tranh nông thôn mới (NTM) thêm rực rỡ.

Cà Mau có thêm 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Ngày 5/5, Văn phòng UBND tỉnh có thông báo về ý kiến kết luận của Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử tại cuộc họp Hội đồng thẩm định xét, công nhận xã Phú Thuận (huyện Phú Tân); xã Trí Lực, Trí Phải (huyện Thới Bình) và xã Tân Ân Tây (huyện Ngọc Hiển) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024 vào ngày 29/4 vừa qua.

Thi đua vì sức khoẻ Nhân dân

Thực hiện Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025 và các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội do HÐND, UBND tỉnh, Bộ Y tế giao hằng năm, ngành y tế Cà Mau xác định công tác thi đua, khen thưởng là một trong những giải pháp quan trọng, nhằm khơi dậy tinh thần trách nhiệm, phát huy sức mạnh đoàn kết, khuyến khích đổi mới, sáng tạo, cống hiến của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Qua đó, từng bước nâng cao chất lượng chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ Nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới.

Nghĩa tình từ những căn nhà Ðồng đội

Thời gian qua, phong trào xây dựng nhà Ðồng đội cho hội viên cựu chiến binh (CCB) có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở luôn được Hội CCB các cấp TP Cà Mau triển khai và thực hiện rất hiệu quả. Mỗi năm, những căn nhà tạm bợ, xiêu vẹo trong hội viên dần được thay thế bằng những căn nhà Ðồng đội khang trang, ấm áp.