ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 22-9-24 06:05:39
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hợp tác trong việc khai báo, cách ly: Cách chủ động phòng, chống dịch

Báo Cà Mau (CMO) Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 ở ngoài Trung Quốc như Nhật Bản, đặc biệt là Hàn Quốc, tại cuộc họp vào chiều ngày 24/2/2020, Thủ tướng yêu cầu có biện pháp cụ thể hơn nữa, trách nhiệm hơn nữa để thực hiện tốt việc bảo vệ tính mạng, sức khoẻ của người dân. Không để tình trạng lây lan sang Việt Nam, tiếp tục bảo vệ sức khoẻ và tính mạng của người dân - Đó là yêu cầu trọng điểm của Chính phủ. Tuy nhiên, để việc phòng, chống dịch có hiệu quả, đòi hỏi sự tham gia quyết liệt, không trông chờ, ỷ lại hay quá hoang mang, lo lắng của mỗi người dân.

Chủ động khai báo và cách ly

Trong bối cảnh toàn cầu hoá, dịch Covid-19 có tốc độ lây lan ra rất nhiều nước ngoài Trung Quốc. Do đó, hành động quyết liệt của Chính phủ cũng chưa đủ sức để phòng, chống dịch hiệu quả. Nó cần có sự vào cuộc quyết liệt của mỗi người dân, trước tiên chính là sự tự bảo vệ sức khoẻ, tính mạng của bản thân và gia đình. Tuy nhiên, việc chủ động phòng dịch, hợp tác với chính quyền trong việc khai báo và cách ly cần được báo động đỏ.

Vệ sinh tay sạch sẽ là một trong những kỹ năng cơ bản đề phòng dịch bệnh. Ảnh: THANH CHI

Cách đây không lâu, báo chí đưa tin bà H.T.H đi từ vùng dịch Covid-19 ở tỉnh Vĩnh Phúc về Quảng Ngãi nhưng không hợp tác cách ly 14 ngày mà đòi hỗ trợ tiền mới chịu cách ly. Mỗi ngày bà kiếm được 250 ngàn đồng thì mỗi ngày cách ly cũng phải hỗ trợ tương ứng. Thực tế tại các cuộc “bàn tròn” ngoài đời, nhiều người lên tiếng “đòi” được hỗ trợ mới chịu cách ly hoặc trốn không khai báo với lý do: “Tôi là lao động chính, nếu tôi cách ly thì gia đình tôi sống như thế nào?” hoặc “Tôi chịu cách ly là để giúp đỡ cho chính quyền nên phải cho tiền cho tôi”, “Gia súc chết hoặc mất mùa còn được Nhà nước hỗ trợ thì chuyện cách ly phải hỗ trợ người dân là đương nhiên”; “Chính phủ phải có trách nhiệm cung cấp toàn bộ đồ dùng phòng bệnh, thuốc men chữa bệnh…”. Thậm chí có người còn thêu dệt nên những câu chuyện hết sức “thảm khốc” nếu vào khu vực các ly. Đó là: “Chưa bệnh cũng bị “mấy người nhốt chung” lây bệnh cho”; “Vào đó mà ra là bị kỳ thị” hoặc “Bị cách ly là án tử”… Đây là những lập luận hết sức nguy hiểm, nguy hiểm hơn cả dịch Covid-19.

Câu chuyện về “Bệnh nhân trốn khỏi khu cách ly ra tiệm bánh để livestream, bác sĩ phải đến tận nơi rước về mới chịu” hoặc một giáo phái phản đối không chịu thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch ở một nước đang có dịch Covid-19 bùng phát cho thấy rõ vai trò của người dân trong việc phối hợp để phòng, chống dịch thành công. Với mức độ lây lan nhanh và diễn biến phức tạp như hiện nay, mỗi người dân càng nên có hiểu biết đầy đủ để bảo vệ sức khoẻ của mình và người thân. Không nên hoảng sợ khi khai báo hoặc bị cưỡng chế cách ly.

Trong hướng dẫn cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú ban hành kèm theo Quyết định số 345/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 7/2/2020 cũng nêu rõ ràng, cụ thể các nội dung việc thực hiện cách ly với 4 nhóm đối tượng là: Cán bộ y tế; Người được cách ly; Các thành viên trong hộ gia đình; Người làm việc, quản lý nơi lưu trú người được cách ly và UBND xã, phường, thị trấn và cộng đồng nơi có người được cách ly. Hình thức cách ly tập trung được thực hiện theo Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007. Đối tượng cách ly là những người không có các triệu chứng nghi nhiễm Covid-19 (ho, sốt, khó thở) và có một trong số các yếu tố sau: Sống trong cùng nhà, nơi lưu trú với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong thời gian mắc bệnh; Cùng làm việc với trường hợp bệnh xác định hoặc nghi ngờ trong thời gian bị bệnh; Cùng với một nhóm khách du lịch, nhóm làm việc hoặc nhóm chơi với một trường hợp cụ thể hoặc một trường hợp nghi ngờ trong thời gian bị bệnh; Có một mối quan hệ chặt chẽ trong vòng 2 m của một trường hợp được xác nhận hoặc nghi ngờ trong khi bị nhiễm bệnh trong mọi tình huống; Ngồi trên cùng một hàng hoặc trước hai hàng ghế trên cùng một chuyến xe, toa xe, máy bay với trường hợp bệnh được xác nhận hoặc bệnh nghi ngờ... 

Theo hướng dẫn cách ly y tế tại nhà của Bộ Y tế, với đối tượng người được cách ly, cơ sở y tế có trách nhiệm hướng dẫn yêu cầu người được cách ly chấp hành việc tự cách ly tại nhà, nơi lưu trú đúng thời gian quy định, tốt nhất cách ly ở một phòng riêng. Trong trường hợp gia đình, nơi lưu trú không có phòng riêng thì giường ngủ của người được cách ly nên cách xa giường ngủ của các thành viên khác trong gia đình ít nhất 2 m.

Phòng cách ly nên đảm bảo thông thoáng khí, thường xuyên được vệ sinh, hạn chế các đồ đạc vật dụng trong phòng, nơi cách ly. Người được cách ly tự đo nhiệt độ cơ thể ít nhất 2 lần (sáng, chiều) một ngày, đồng thời ghi chép kết quả đo và tình trạng sức khoẻ chung vào phiếu theo dõi sức khoẻ hàng ngày. Người được cách ly hàng ngày hạn chế ra khỏi phòng riêng, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người trong gia. Thông báo ngay cho cán bộ y tế xã, phường, thị trấn được phân công phụ trách theo dõi ngay khi có một trong các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh: sốt, ho, khó thở. Người được cách ly không được tự động rời khỏi nhà, nơi lưu trú. Người được cách ly phải thu gom khẩu trang, khăn, giấy lau mũi, miệng đã qua sử dụng vào túi đựng rác thải riêng và để gọn vào góc phòng của người được cách ly và không ăn chung cùng với những người khác trong gia đình, nơi lưu trú.

Với những thành viên trong hộ gia đình, người làm việc, quản lý nơi lưu trú của người được cách ly thì hàng ngày hạn chế tiếp xúc với người được cách ly, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách tối thiếu 2 m khi cần tiếp xúc. Hàng ngày người trong nhà cần lau nền nhà, bề mặt dụng cụ, tay nắm cửa ở gia đình, nơi lưu trú bằng xà phòng hoặc các chất khử trùng hoặc chất tẩy rửa thông thường. Thường xuyên giúp đỡ, động viên, chia sẻ với người được cách ly trong suốt thời gian cách ly. Người trong nhà cần thông báo ngay cho cán bộ y tế xã, phường, thị trấn được phân công phụ trách theo dõi khi người được cách ly có một trong các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh: sốt, ho, khó thở.

Người được cách ly, nếu có yêu cầu sẽ được hỗ trợ phương tiện vệ sinh, xà phòng, dung dịch sát khuẩn, khẩu trang cho. Ngoài ra, không tổ chức hoạt động đông người tại gia đình, nơi lưu trú.

Mỗi người đều có thể tự phòng dịch tốt

Một số kỹ năng phòng dịch như đeo khẩu trang, rửa tay sạch, dọn vệ sinh nhà cửa đã được hướng dẫn. Bên cạnh đó, mỗi người đều có thể nâng cao hệ miễn dịch để đủ sức đề kháng trước dịch bệnh bằng sự tìm hiểu và thực hành của cá nhân. Với hệ sinh thái phong phú, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng lớn về việc nuôi dưỡng và phát triển các cây thuốc quý. Theo thống kê của Viện Dược liệu, đến nay, Việt Nam đã ghi nhận trên 5 ngàn loài thực vật và nấm, 408 loài động vật và 75 loại khoáng vật có công dụng làm thuốc. Trong số những loài đã công bố, có nhiều loài được xếp vào loại quý hiếm trên thế giới.

Cộng đồng dân tộc Việt Nam đã tích luỹ được những kinh nghiệm và truyền thống lâu đời trong sử dụng các loại cây, con làm thuốc góp phần hình thành nên một kho tàng tri thức khổng lồ mang bản sắc riêng theo từng dân tộc, từng vùng miền. Ngành y tế đã tổng hợp được danh mục các loài cây thuốc từ cộng đồng các dân tộc và thu thập, sưu tầm được gần 1.300 bài thuốc dân gian trên cả nước. Những tri thức bản địa này là cơ sở quan trọng nhằm hỗ trợ cho việc sàng lọc, nghiên cứu phát triển sản phẩm phục vụ công tác phòng và chữa bệnh của Nhân dân. 

Vì thế, trước tiên mỗi người cần loại bỏ tư tưởng “chờ” Nhà nước, cơ quan chức năng đến tận nơi để phục vụ cấp phát, chăm lo về sức khoẻ… Đồng thời, nên xem đây là cơ hội vô cùng quý giá để mỗi người cập nhật thêm kiến thức chăm sóc sức khoẻ. Trước đây khi chưa có dịch Covid-19, những chứng bệnh thông thường như: lạnh, cảm, sốt, tiêu chảy… cũng gây nguy hại đến sức khoẻ. Do đó, cần chủ động tìm hiểu, kịp thời chữa những căn bệnh thông thường… Tăng cường sức đề kháng cơ thể bằng việc ăn đúng, uống đúng và rèn luyện thể dục thể thao./.

Minh Anh

Cập nhật các vấn đề thiết yếu trong bệnh lý tim mạch và siêu âm

Chiều 14/9, Phòng khám Đa khoa Thành Lợi phối hợp với Viện Tim mạch TP Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo cập nhật các vấn đề thiết yếu trong bệnh lý tim mạch và siêu âm.

Dinh dưỡng hợp lý để phát triển bền vững

Dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển thể lực, tầm vóc, trí tuệ của mỗi con người, đặc biệt là trẻ em.

Ðiểm sáng công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình

Với sự quan tâm của các cấp uỷ, chính quyền, thời gian qua, Phòng khám Ða khoa khu vực xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình (DS-KHHGÐ), tạo chuyển biến tích cực, nâng cao chất lượng dân số ở địa phương.

Kiểm tra các cơ sở kinh doanh, sản xuất bánh trung thu tại TP Cà Mau

Sáng nay (5/9), theo kế hoạch đã đề ra, Đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2024 có buổi kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh trung thu trên toàn địa bàn TP Cà Mau.

Nhóm đối tượng dễ mắc bệnh tim mạch

Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, số người tử vong do tim mạch hơn cả tử vong do ung thư, COPD và đái tháo đường cộng lại. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người tử vong vì bệnh tim mạch, chiếm 33% ca tử vong và xu hướng ngày càng trẻ hoá.

Chọn lựa và bảo quản thực phẩm đúng cách

Thực phẩm luôn được xem là một trong những thứ thiết yếu đối với đời sống hằng ngày của mọi gia đình. Khi mức sống người dân ngày càng được nâng cao thì nhu cầu về thực phẩm sạch, nhất là đối với những loại thực phẩm tươi sống càng cấp thiết hơn. Tuy nhiên, cách chọn lựa và bảo quản thực phẩm như thế nào vừa để đảm bảo chất lượng dinh dưỡng, vừa an toàn vệ sinh trong quá trình chế biến và sử dụng, đòi hỏi người tiêu dùng cần có những kỹ năng cơ bản.   

Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm dịp Tết trung thu 2024

Để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bảo vệ sức khoẻ cho mọi người, Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Cà Mau đã xây dựng kế hoạch triển khai công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết trung thu 2024. Nội dung chính của kế hoạch gồm công tác tuyên truyền và công tác kiểm tra.

Bệnh ung thư và gánh nặng tài chính

Ung thư không những là nỗi ám ảnh từ sự đau đớn về thể xác, tinh thần, tuổi thọ của người bệnh mà còn là gánh nặng chi phí điều trị cho gia đình bệnh nhân. Bởi thực tế cho thấy, có rất nhiều loại thuốc đặc trị ung thư không nằm trong danh mục được thanh toán theo chế độ của bảo hiểm y tế hiện nay.

Không để lây lan dịch bệnh trong trường học

Hiện nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm đang diễn biến phức tạp, đặc biệt là các bệnh lây qua đường hô hấp, đường tiêu hoá và các bệnh dù có vắc xin phòng bệnh ở trẻ nhưng có thể quay trở lại. Ðể chủ động kiểm soát các loại dịch bệnh truyền nhiễm có thể lây lan trong trường học và bảo vệ sức khoẻ học sinh, trước khi bước vào năm học mới, Sở Y tế phối hợp với Sở Giáo dục và Ðào tạo tỉnh Cà Mau triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch.

Nơi ánh đèn không bao giờ tắt

Đó là Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Ða khoa tỉnh, nơi các y, bác sĩ, thiết bị y tế luôn trong trạng thái sẵn sàng, tất cả vì cuộc đua giành lấy sự sống cho bệnh nhân từ tay tử thần.