ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 21-2-25 17:00:00
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Khơi dậy ý thức thoát nghèo

Báo Cà Mau Ðể thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo, huyện Ðầm Dơi triển khai nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ và tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức để người dân phát huy tinh thần tự lực vươn lên.

Hộ ông Sơn Văn Liều, ấp Hiệp Hoà Tây, xã Ngọc Chánh, là hộ đồng bào dân tộc thuộc diện nghèo nhiều năm. Tháng 8/2023, gia đình được  hỗ trợ 20 triệu đồng mua khoảng 130 kg sò huyết giống thả nuôi. Với 12.000 m2 đất sản xuất, ông thả nuôi mật độ khoảng 100 con/m2. Ðến nay, sò phát triển tốt, kinh tế gia đình ổn định và đã xin thoát nghèo.

Ông Liều cho biết: “Ðược hỗ trợ sò giống thả nuôi, gia đình tích cực chăm sóc để phát triển kinh tế. Rất cảm ơn Nhà nước quan tâm tới người dân chúng tôi. Tôi sẽ cố gắng lao động, sản xuất để kinh tế gia đình ngày càng ổn định hơn”.

Trong 2 năm qua, xã Ngọc Chánh được phân khai kế hoạch vốn thực hiện dự án nuôi sò huyết với 970 triệu đồng. Ðến nay, đã giải ngân trên 961 triệu đồng, hỗ trợ 47 hộ tham gia dự án, trong đó có 18 hộ nghèo, 10 hộ cận nghèo, 11 hộ thoát nghèo, 7 hộ có kinh nghiệm trong sản xuất và 1 hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Ông Ðặng Văn Suôl, Phó chủ tịch UBND xã Ngọc Chánh, cho biết: “Năm 2024, qua rà soát các dự án, nguồn vốn hỗ trợ đã giúp 42 hộ nghèo và 18 hộ cận nghèo trong xã thoát nghèo. Kết quả này khẳng định các nguồn vốn đầu tư hết sức ý nghĩa hiện nay, giúp bà con thoát nghèo bền vững”.

Năm 2023 và 2024, huyện Ðầm Dơi được cấp thẩm quyền phê duyệt 25 dự án, gồm 15 dự án nuôi heo thương phẩm, 8 dự án nuôi sò huyết kết hợp tôm sú, 1 dự án nuôi sò huyết kết hợp tôm thẻ đuôi đỏ và 1 dự án nuôi vịt thương phẩm. Việc triển khai thực hiện các dự án góp phần đa dạng hoá sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo.

Lãnh đạo huyện tham quan mô hình trồng rau màu của hộ dân ở xã Trần Phán.

Lãnh đạo huyện tham quan mô hình trồng rau màu của hộ dân ở xã Trần Phán.

Cùng với hỗ trợ vốn từ các dự án, công tác thông tin tuyên truyền được huyện tăng cường, giúp người dân biết và hiểu được các chính sách hỗ trợ, quyền lợi và trách nhiệm trong việc thực hiện chương trình giảm nghèo; áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, thay đổi nhận thức, tư duy, tự lực vươn lên thoát nghèo.

Bà Châu Hồng Nhung, Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Ðầm Dơi, cho biết: “Phòng phối hợp với các ngành, các cấp và UBND các xã, thị trấn tuyên truyền rộng rãi đến tận ấp, khóm, đặc biệt là đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, về các phương thức sản xuất, nguồn vốn, để họ có ý thức trong quá trình sản xuất cũng như tận dụng thời gian nhàn rỗi, cùng thực hiện các chính sách giảm nghèo”.

Tại huyện Ðầm Dơi, thông qua việc triển khai nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ thiết thực, cùng với đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo đã góp phần nâng cao nhận thức, khơi dậy tinh thần tự lực tự cường, tự vươn lên thoát nghèo của người dân và cộng đồng, nắm bắt được cơ hội phát triển kinh tế, giảm nghèo.


Hiện toàn huyện Ðầm Dơi còn 685 hộ nghèo, chiếm 1,57%, giảm 276 hộ, giảm 0,63% so với đầu năm 2024; hộ cận nghèo còn 708 hộ, chiếm 1,62%, giảm 104 hộ, giảm 0,24% so với đầu năm 2024.


 

Thuỳ Mỵ

 

Nét mới trong xây dựng đời sống văn hoá

Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư" ngày càng lan toả rộng khắp, đóng góp quan trọng vào sự “thay da đổi thịt” ở các vùng quê. Sự tham gia tích cực, tự giác của đông đảo Nhân dân đã hình thành nếp sống mới, văn minh, hiện đại trong các gia đình, cộng đồng dân cư, góp phần xây dựng môi trường sống lành mạnh.

Tạo bứt phá trong năm cuối 2025

Theo đánh giá của UBND tỉnh, phong trào thi đua “Cà Mau chung sức xây dựng nông thôn mới (NTM)" và phát động phong trào thi đua thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) đã thu hút sự quan tâm, tạo không khí thi đua giữa các địa phương, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM (Chương trình). Bên cạnh những mặt tích cực, quá trình thực hiện còn những khó khăn nhất định, trong đó chỉ tiêu, mục tiêu về xã NTM nâng cao, xã NTM kiểu mẫu, huyện NTM chưa đạt theo kế hoạch, lộ trình đề ra.

Vì lợi ích thiết thực của người dân

Những hoạt động, việc làm thực tế, mang lại lợi ích thiết thực cho dân đã làm cho đời sống người dân ngày càng phát triển, Chi bộ ấp Mỹ Hoà, xã Trần Thới, huyện Cái Nước, đã tập trung thực hiện các giải pháp xây dựng chi bộ tốt, vững mạnh, gắn với nhiều công trình, phần việc vì dân.

Huyện cực Nam quyết tâm đạt chuẩn nông thôn mới

Ông Trần Hoàng Lạc, Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển, thông tin, hiện nay, huyện đang dốc toàn lực để kỳ quyết về đích huyện nông thôn mới (NTM) trong năm 2025. Ðây cũng là nghị quyết của Huyện uỷ đề ra. Nhiệm vụ này rất khó khăn, nhưng với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự đoàn kết nhất trí của người dân, sẽ là động lực quan trọng để địa phương đạt chuẩn huyện NTM theo kế hoạch đề ra.

Khơi dậy ý thức thoát nghèo

Ðể thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo, huyện Ðầm Dơi triển khai nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ và tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức để người dân phát huy tinh thần tự lực vươn lên.

Phân loại rác thải tại nguồn - Cần sự vào cuộc quyết liệt hơn

Bắt đầu từ ngày 1/1/2025, việc phân loại rác thải tại nguồn là yêu cầu bắt buộc, tuy nhiên, việc triển khai vấn đề này trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn. Trong đó, thực trạng người dân thiếu thông tin và hướng dẫn cụ thể trong việc phân loại rác là vấn đề cần được giải quyết ngay.

Hưng Mỹ về đích nông thôn mới nâng cao

Ðạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào năm 2015, xã Hưng Mỹ (huyện Cái Nước) tiếp tục duy trì, nâng cao các tiêu chí NTM và tập trung xây dựng NTM nâng cao. Sau những nỗ lực, đến nay, Ðảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã vui mừng khi xã nhà được Chủ tịch UBND tỉnh ký quyết định công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.

TP Cà Mau phát triển xứng tầm cùng khu vực và cả nước

“Là đô thị hạt nhân của vùng đô thị Tây Nam vùng đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL); là 1 trong 5 cực phát triển đô thị động lực của vùng kinh tế trọng điểm vùng ÐBSCL với vai trò là trung tâm tiểu vùng ven biển tại khu vực bán đảo Cà Mau (trung tâm tổng hợp, trung tâm chuyên ngành), TP Cà Mau là đô thị gắn với công nghiệp năng lượng dịch vụ dầu khí - thương mại - dịch vụ, là vùng có đô thị trung tâm của tỉnh; trung tâm hành chính, kinh tế, khoa học - công nghệ, giáo dục và đào tạo, y tế của tỉnh; đầu mối phân phối hàng hoá, cung cấp dịch vụ cho toàn tỉnh”, ông Tô Hoài Phương, Chủ tịch UBND TP Cà Mau, chia sẻ.

Khang trang đô thị văn minh

Qua 8 năm phấn đấu, đến nay, thị trấn Cái Ðôi Vàm, huyện Phú Tân đạt 9/9 tiêu chí, với 52 nội dung xây dựng đô thị văn minh. Hệ thống hạ tầng đô thị được quy hoạch, chỉnh trang, đổi mới; các mô hình sáng - xanh - sạch - đẹp phát triển rộng khắp. Toàn địa bàn có hơn 55 km lộ giao thông. Các tuyến chính đều có vỉa hè kết hợp trồng cây xanh; hơn 70% hộ gia đình trồng hoa, cây xanh trong khuôn viên nhà và chăm sóc, cắt tỉa thường xuyên, góp phần làm đẹp mỹ quan đô thị.

Gương sáng thương binh

Ngôi nhà mới khang trang trị giá hơn 1 tỷ đồng, 7 ha rừng tràm và keo lai đang phát triển xanh tốt, vườn cây ăn trái trĩu quả, ao cá quanh nhà cho thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi năm; 4 người con đều lập gia đình, có cuộc sống ổn định, đó là thành quả mà thương binh 4/4 Tôn Văn Hoà, sinh năm 1950, gầy dựng được sau hơn 35 năm về vùng đất khó Ấp 12, xã Khánh An, huyện U Minh lập nghiệp. Ông là điển hình thương binh thực hiện theo lời dạy của Bác Hồ: “Thương binh tàn nhưng không phế”.