ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 9-7-24 01:01:25
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Khơi dòng di sản

Báo Cà Mau (CMO) Cà Mau dù là vùng đất mới nhưng lưu dấu nhiều thăng trầm trong lịch sử khẩn hoang, mở cõi Nam Bộ của tiền nhân. Mảnh đất địa đầu cực Nam Tổ quốc cũng là địa chỉ đỏ trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Ðời sống tinh thần phong phú, cư dân Cà Mau cũng đã gìn giữ, bảo tồn, sáng tạo và phát huy được nhiều di sản văn hoá phi vật thể mang cốt cách, phong vị đặc trưng riêng. Ðầu tư cho văn hoá, trong đó có việc phát huy giá trị các di sản văn hoá vật thể được coi là quyết tâm, nỗ lực lớn của tỉnh Cà Mau, gắn với mục tiêu xây dựng địa phương vừa giàu mạnh về kinh tế - xã hội, vừa đậm đà bản sắc văn hoá truyền thống.

Ông Trần Hiếu Hùng, Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, cho biết: “Tỉnh Cà Mau hiện có 51 di tích lịch sử - văn hoá được xếp hạng quốc gia và cấp tỉnh. Các di tích đều được gìn giữ, phát huy ở chừng mực nhất định. Dù nguồn lực có hạn, nhưng công tác trùng tu, bảo vệ, phát huy giá trị các di tích luôn được quan tâm triển khai”. Bằng nỗ lực ấy, ông Hùng khẳng định: “Cà Mau không có di tích trở thành phế tích”.

Tuy nhiên, việc bảo tồn và phát huy giá trị hệ thống di tích lịch sử - văn hoá của Cà Mau vẫn gặp không ít khó khăn. Theo ông Hùng: “Các di tích do nhiều nguyên nhân vẫn chưa phát huy hết giá trị kỳ vọng trong việc giáo dục truyền thống, gắn với khai thác giá trị du lịch”. Lý do được chỉ ra là nguồn lực đầu tư cho các di tích của địa phương có giới hạn, trong khi đó, nhu cầu thực tế là rất lớn. Thêm nữa, tài nguyên tiềm năng về di tích lịch sử - văn hoá của địa phương vẫn còn chưa được khai thác hết. Nghĩa là có nhiều nơi nếu được quan tâm đầu tư, phục dựng, hoàn thiện về mặt hồ sơ sẽ đầy đủ điều kiện để trở thành di tích lịch sử - văn hoá được xếp hạng hoặc được thăng cấp xếp hạng.

Ðài tưởng niệm khu Di tích lịch sử - văn hoá quốc gia Biệt khu Hải Yến - Bình Hưng, xã Tân Hải, huyện Phú Tân đã được đầu tư xây dựng.

Trước dư luận cho rằng nhiều dự án trùng tu, tôn tạo có tiến độ đầu tư chậm. Việc phân cấp quản lý và giải pháp huy động nguồn lực để bảo tồn, phát huy giá trị di tích chưa bền vững; công tác phục dựng, trùng tu còn bất cập, ông Hùng lý giải: “Một số di tích gắn với danh lam thắng cảnh, tâm linh có khả năng phát triển du lịch thì khả năng huy động xã hội hoá rất tốt. Tuy nhiên, một số di tích khác thì rất khó thu hút nguồn lực này, đây là tình hình chung. Phát huy giá trị di tích không chỉ là trùng tu, tôn tạo, mà phải khai thác được các giá trị di tích gắn với đời sống thực tiễn của cộng đồng. Ðiều này, các địa phương có di tích chưa nhiều nơi làm được. Còn việc các dự án trùng tu, tôn tạo di tích tiến độ chậm, do khó khăn về nguồn vốn. Cà Mau còn vướng “nút thắt” lớn khi chưa có bảo tàng (để trưng bày, giới thiệu hiện vật... - NV), chưa có nhà hát cấp tỉnh. Do đó, điều kiện phát huy các giá trị di sản văn hoá vật thể và phi vật thể còn nhiều hạn chế”.

Bàn về giải pháp khắc phục, ông Hùng nhấn mạnh: “Phải nhân rộng cách làm hay, sáng tạo, chủ động; tiếp tục tham quan, học tập những địa phương khác để tìm ra giải pháp khả thi, phù hợp. Phải nêu cao vai trò của cấp uỷ, chính quyền địa phương và Nhân dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hoá”. Ông Nguyễn Ðức Tiến, Phó trưởng ban Văn hoá - Xã hội, HÐND tỉnh, nhận định: “Ðể có giải pháp lâu dài, ngành văn hoá cần đề xuất phương án phân bổ nguồn lực trùng tu, bảo tồn theo cấp độ ưu tiên, trong đó có việc huy động các nguồn lực xã hội thay vì chỉ trông chờ vào ngân sách”.

Khó khăn về nguồn lực đầu tư là một trong những rào cản lớn cho việc phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hoá. Trong đó có nhiều tài nguyên tiềm năng có thể trở thành di tích lịch sử - văn hoá chưa được quan tâm đầu tư trùng tu, phục dựng, xây dựng hồ sơ. (Trong ảnh: Miếu thờ Vua Gia Long Nguyễn Ánh tại ấp Cái Rắn B, xã Phú Hưng, huyện Cái Nước gắn với giai thoại về thời kỳ “Gia Long bôn tẩu” và quá trình lập đất, lập làng vùng đất Cái Nước xưa).

Ông Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên BCH Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh, cho rằng: “Vấn đề phát huy giá trị các di tích đã hình thành cũng cần rất nhiều yếu tố, sự nỗ lực. Thẳng thắn mà nói, dù cố gắng nhưng vẫn còn hạn chế, thiếu sót, thiếu năng động, thiếu quyết liệt. Không chỉ với những di tích đã hình thành, những tài nguyên tiềm năng về di tích lịch sử - văn hoá của địa phương không thể lãng phí, bỏ quên, mà cần phải có quyết tâm đủ lớn, giải pháp hiệu quả để khai thác, vực dậy, góp thêm nguồn lực quan trọng cho sự phát triển của địa phương”.

 Ao Ngự, gắn với các giai thoại về vua Gia Long ở địa danh Cái Rắn (nay là xã Phú Hưng, huyện Cái Nước) được gìn giữ gần như nguyên vẹn sau bao thăng trầm lịch sử. Đây là một trong những tài nguyên tiềm năng trở thành di tích lịch sử - văn hoá của vùng đất Cà Mau.

Ông Huỳnh Quốc Việt, Uỷ viên dự khuyết BCH Trung ương Ðảng, Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, cho biết: “Dù còn nhiều khó khăn, song tỉnh Cà Mau đã chú trọng việc đầu tư, phát huy giá trị hệ thống di tích lịch sử - văn hoá trên địa bàn tỉnh nhà. Trong đó, có những di tích đã phát huy tốt giá trị, đóng góp không chỉ về mặt kinh tế - xã hội, mà còn trở thành tài sản tinh thần, văn hoá to lớn của địa phương, giúp người dân Cà Mau thêm gắn bó, tự hào về quê hương, quảng bá hình ảnh đất và người Cà Mau đến với bạn bè khắp nơi. Ðây là công việc quan trọng, sẽ được tính toán để thực hiện kiên trì, trọng tâm, trọng điểm, trong đó có các giải pháp khả thi, hiệu quả về huy động nguồn lực đầu tư”.

Một định hướng lớn của ngành văn hoá là gắn việc phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hoá với chủ trương phát triển du lịch của tỉnh Cà Mau. Bởi di tích lịch sử - văn hoá là tài nguyên du lịch quý giá gắn với các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tâm linh, du lịch trải nghiệm văn hoá... Ðây là các xu thế được du khách ưa thích hiện nay. Vấn đề không chỉ là đầu tư, xây dựng từng di tích riêng lẻ, mà theo ông Trần Hiếu Hùng là phải có sự kết nối cả về không gian văn hoá, về mạng lưới giao thông, về sản phẩm du lịch của toàn bộ hệ thống di tích lịch sử - văn hoá. Phải làm sao để du khách đến Cà Mau có được một tour - tuyến thuận lợi, hấp dẫn, thú vị để trải nghiệm, khám phá về lịch sử, văn hoá, thiên nhiên Cà Mau./.

 

Hải Nguyên

 

Ý nghĩa từ lớp dạy bơi miễn phí

Lớp dạy bơi miễn phí đã giúp học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện có thêm điều kiện rèn luyện sức khoẻ, cũng như kỹ năng bơi lội để tự bảo vệ mình trước tai nạn đuối nước.

Người dân đồng thuận hiến đất, sửa lộ

Mùa mưa đến, những tuyến lộ nông thôn sụt lún, sạt lở trong đợt nắng hạn kéo dài vừa qua, càng khiến cho giao thông trên địa bàn các xã vùng ngọt hoá của huyện Trần Văn Thời khó khăn hơn, trong đó có xã Khánh Hải. Chung sức cùng chính quyền địa phương, nhiều hộ dân đã tự nguyện hỗ trợ đất phục vụ việc sửa chữa, nhằm sớm khắc phục những đoạn lộ hư hỏng, giúp bà con lưu thông thuận lợi.

Lan toả giá trị gia đình

Ngày Gia đình Việt Nam năm nay, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch tổ chức biểu dương, khen thưởng 9 tập thể, 27 hộ gia đình tiêu biểu trong tỉnh có thành tích xuất sắc trong công tác gia đình và phòng chống bạo lực gia đình. Ðây là những nhân tố tích cực, góp phần lan toả những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam ở Cà Mau nói riêng, trong xã hội hiện nay nói chung.

Trên tuyến dân cư kiểu mẫu

Sau khi đạt chuẩn NTM, xã Ðông Thới (huyện Cái Nước) tiếp tục nâng cao các tiêu chí, đặc biệt là tập trung xây dựng nhiều tuyến dân cư kiểu mẫu, từ đó bộ mặt nông thôn càng thêm khởi sắc; nổi bật là tuyến dân cư kiểu mẫu ấp Kinh Lớn.

Từ 1/7: Tiến hành điều tra kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số

Cuộc điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội (KT-XH) 53 dân tộc thiểu số (DTTS) năm 2024 được bắt đầu từ ngày 1/7-15/8 trên phạm vi cả nước, nhằm xây dựng và hoạch định chính sách phát triển KT-XH cho các vùng DTTS giai đoạn 2026-2030. Tại tỉnh Cà Mau, công tác chuẩn bị đã hoàn tất, sẵn sàng ra quân thực hiện tốt nhất nhiệm vụ này.

1.000 phần quà trao tặng hộ khó khăn, học sinh hiếu học

Từ ngày 28-30/6, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Cà Mau phối hợp với nhà tài trợ trao tặng 1.000 phần quà cho hộ khó khăn, học sinh nghèo hiếu học trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Những công trình vì dân

Do địa hình tỉnh Cà Mau có nhiều sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, lại thêm chịu ảnh hưởng của thiên tai, biến đổi khí hậu nên số lượng cầu nông thôn xuống cấp và số cầu cần xây dựng mới còn rất lớn. Mặc dù các địa phương rất cố gắng, nhưng do là vùng có địa chất yếu, không có vật liệu xây dựng tại chỗ và đời sống người dân còn khó khăn nên việc xây dựng cầu chưa được nhiều.

Nhiều hoạt động vui tươi, bổ ích

Sáng nay (29/6), tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau long trọng tổ chức Ngày hội Gia đình lần thứ VII-2024, với chủ đề “Gia đình hạnh phúc - Quốc gia thịnh vượng”. Có hơn 200 thành viên đến từ các huyện, TP Cà Mau và các ban, ngành tham gia ngày hội.

Hai lần mồ côi

Mẹ bị sét đánh chết. Đúng một tháng sau cha bị té vuông chết. Đứa con trai Lý Chí Ngoan vừa mới 11 tuổi trong lúc quẩn trí khi chứng kiến cảnh đau lòng đã cầm kéo định tự tử theo cha mẹ, may được mọi người can ngăn kịp thời, nó đành để nước mắt tuôn như mưa rồi chồng tiếp khăn tang lên đầu... Đứa bé ấy là đứa nhỏ từng bị bỏ rơi từ thuở lọt lòng, nay lại tiếp tục mồ côi.

Phụ nữ tự tin vươn lên

Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Biển Bạch, huyện Thới Bình, luôn nỗ lực thực hiện công tác Hội và phong trào phụ nữ, góp phần xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững.